Phục lục

20 Tháng Năm 201411:09 CH(Xem: 13018)
PHÉP BÓI CỦA THIỆU ƯNG
tức Thiệu Khang Tiết

I - Giới Thiệu Tác Giả và Phép Bói của Tiên Sinh.

Ngoài phép bói đã trình bầy ở trên (bằng cỏ thi, bằng 3 đồng tiền hay bằng 6 que) và được giải thích bằng các lời Soán, hào từ và truyện trong Chu Dịch, còn có nhiều phép bói khác, nổi tiếng nhất là phép bói bằng con số của Thiệu ưng tức Thiệu Khang Tiết.

Tiên sinh sống dưới thời Bắc Tống, quê ở Phạm Dương, nhưng sau cư ngụ ở Lạc Dương 40 năm.

Hai lần bị tiến cử làm quan, đều từ chối, tự cầy cấy mà sinh sống. Tiên sinh đặt tên cho chỗ ở là An Lạc Oa, và lấy hiệu là An Lạc.

Tiên sinh tinh thông Dịch lý, cho rằng Chu Dịch (của Văn Vương, Chu công Đán và Khổng Tử) là Hậu Thiên Dịch, căn cứ vào những nét vẽ trên mai con Rùa nổi lên trên sông Lạc, gọi là Lạc Thư và theo một phần lời giải thích của Chu Dịch. Nhưng tiên sinh lại còn sáng tác ra phép bói Tiên Thiên Dịch, căn cứ vào những nét vẽ trên lưng con Long Mã nổi lên trên sông Hoàng Hà của Phục Hi, gọi là Hà Đồ. Do đó tiên sinh làm ra sách bói Mai Hoa Bốc Dịch, gồm cả phép bói Tiên Thiên và phép bói Hậu Thiên.

Những phép bói này được ông Da Liu, một học giả Trung Hoa sống ở Hoa Kỳ, trình bầy trong cuốn I Ching Numerology, mà dưới đây chúng tôi sẽ tóm tắt những điểm cốt yếu.

II – Phép Bói Tiên Thiên

A - Cách Bói.

1) Tiên Thiên I

a) Thượng quái :

1 - Tìm một con số có liên quan đến biến cố hỏi, người hỏi,vấn đề hỏi,v.v. ví dụ:

- Số nét của tên người, địa danh, hoặc bằng chữ nho, hoặc bằng quốc ngữ, Anh ngữ cũng được. Ví dụ: Dương Đình Khuê (13 nét), Việt Nam (7 nét), Mỹ quốc (United States of America 21 nét).

- Số chữ trong câu hỏi. Ví dụ: Đảng Cộng Hòa có thắng trong cuộc tuyển cử trong năm nay không? (12 chữ).

- Số của một cái gì đó có liên quan đến vấn đề đang hỏi. Ví dụ số nhà, hoặc số Zip code nơi mình muốn tới cư ngụ có được bình an không?

2 - Nếu số đó là 8 hoặc ít hơn 8, thì số thượng quái được ấn định theo bảng sau đây: Càn I, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.

3 - Nếu số đó cao hơn 8 thì trừ đi 8, hoặc 16, 24, v.v. để được một số bằng hoặc dưới 8.

b) Hạ quái :

1 - Tìm tổng số giờ, ngày, tháng ,năm lúc bói, theo bảng số sau đây (còn ngày thì phải xem âm lịch)

1 : giờ Tý (11 p.m. - 1 a.m.), tháng giêng (February), năm Tý (1972,84)

2 : giờ Sửu (1 a.m. - 3 a.m.), tháng hai (March), năm Sửu (1973, 1985)

3 : giờ Dần (3 a.m. - 5 a.m.), tháng ba (April), năm Dần (1974, 86)

4 : giờ Mão (5 a.m. - 7 a.m.), tháng tư (May), năm Mão (1975, 87)

5 : giờ Thìn (7 a.m. - 9 a.m.), tháng năm (June), năm Thìn (1976,88)

6 : giờ Tị (9 a.m. - 11 a.m.), tháng sáu (July), năm Tị (1977, 89)

7 : giờ Ngọ (11 a.m. - 1 p.m.), tháng bẩy (August), năm Ngọ (1978, 1990)

8 : giờ Mùi (1 p.m.- 3 p.m.), tháng tám (Sept.), năm Mùi (1979, 1991)

9 : giờ Thân (3 p.m. - 5 p.m.), tháng chín (Oct.), năm Thân (1980, 1992)

10 : giờ Dậu (5 p.m. - 7 p.m.), tháng muời (Nov.), năm Dậu (1981, 1993)

11 : giờ Tuất (7 p.m. - 9 p.m.), tháng 11 (Dec.), năm Tuất (1982, 1994)

12 : giờ Hợi (9 p.m. - 11 p.m.), tháng chạp (Jan.), năm Hợi (1983, 1995)

2 - Cũng theo cách tính trên (Càn 1, Đoài 2, v.v.), lấy số cộng được hoặc trừ đi 8, 16, 24, v.v. để ấn định hạ quái.

2) Tiên Thiên II.

Tìm hai con số liên quan đến vấn đề đang hỏi, như ở phép Tiên thiên I. Ví dụ: ta muốn bói coi xem Cộng sản Việt hậu vận như thế nào. Ta lấy Cộng sản Việt (11 nét - 8 : 3 nét) và Hậu vận (6 nét).

Con số nhỏ (3 nét) sẽ là thượng quái, theo bảng trên là Li. Con số lớn (6 nét) sẽ là hạ quái, theo bảng trên là Khảm. Vậy ta được quẻ Hỏa Thủy Vị-Tế số 64.

3) Tiên thiên III.

Chỉ dùng thì giờ lúc bói quẻ:

a) Cộng số ngày, tháng năm như ở phép Tiên Thiên I, để được thượng quái.

b) Tổng số đó cộng thêm số giờ lúc bói, để được hạ quái.

4) Tính hào chuyển động để được quẻ biến:

a) Cả ba phép bói tiên thiên đều xử dụng hào chuyển động, được tính như sau: Tính tổng số giờ, ngày tháng, năm, lúc bói. Nếu bằng hay dưới số 6, thì trừ đi 6, 12, 18, v.v. để được một số bằng hoặc dưới 6.

b) Biến hào chuyển động từ âm thành dương, hoặc từ dương thành âm, để được một quẻ mới gọi là quẻ biến.

B - Khi Nào Xử Dụng Phép Bói Tiên Thiên I, II, Hoặc III ?

- Phép I áp dụng cho mọi vấn đề.

- Phép II áp dụng riêng cho những vật hoặc biến cố không biết, ví dụ tìm một vật đã mất, hoặc tương lai của một gia đình, một quốc gia.

- Phép II ngẫu nhiên, ví dụ khi hành quân thấy gió đánh ngã cờ, hoặc sáng sớm xuất hành gặp một cái gì bất ngờ (chim hót, bắt được của rơi).

C - Cách Giải Thích Quẻ Bói Tiên Thiên

Lời dặn quan trọng:

Trong khi lập quẻ tùy theo phép I,II hay III, ta được thượng quái (gồm các hào 6,5,4) và hạ quái (gồm các hào 3,2, 1).

Nhưng đến khi giải thích quẻ bói, ta phải để ý đến quái nào trong đó có hào biến chuyển thì gọi là quái định mệnh (faté trigram) cho biết giải đáp của quẻ bói, còn quái kia không có hào biến thể thì gọi là quái chủ thể (subject trigram) chỉ người hoặc vấn đề đang muốn bói. Rồi ta còn phải để ý đến hai quái hoặc hạch tâm (nuclear trigrams), quái thượng gồm các hào 5, 4, 3 và hạ quái gồm các hào 4, 3,2. Hai quái hạch tâm này khác hai quái thượng hạ thông thường.

Cách giải thích quẻ bói sẽ không căn cứ vào Soán từ, hào từ, truyện của Chu dịch, mà căn cứ vào sự tương quan ngũ hành, tương quan âm dương, và các thuộc tính của các quái trong quẻ bói được, trong quẻ biến, và của các quái hạch tâm.

1) Tương quan ngũ hành .

Trước hết đây là bảng mỗi quái ba hào thuộc hành nào trong phép bói: Càn thuộc Kim, Khôn thuộc Thổ, Chấn thuộc Mộc, Khảm thuộc Thủy, Cấn thuộc Thổ, Tốn thuộc Mộc, Li thuộc Hỏa, Đoài thuộc Kim hoặc Thủy.

a) Cái này sinh ra cái kia (tương sinh):

- Kim sinh Thủy: sắt chẩy thành ra chất lỏng

- Thủy sinh Mộc: tưới nước thì cây tốt tươi

- Mộc sinh Hỏa: gỗ đốt thành lửa

- Hỏa sinh Thổ: đốt rừng để thành tro

- Thổ sinh Kim: dưới đất có kim loại.

b) Cái này hủy diệt cái kia (tương khắc):

- Kim khắc Mộc: sắt chẻ gỗ

- Mộc khắc Thổ: cây hút chất bổ của đất

- Thổ khắc Thủy: đê chặn nước lụt Thủy khắc Hỏa: nước làm tắt lửa

- Hỏa khắc Kim: lửa làm chẩy sắt.

c) Cái này làm hao mòn cái kia:

- Kim hao mòn Thồ: kim lấy ở dưới đất lên

-Thổ hao mòn Hỏa: tường đất ngăn chặn sức nóng

-Hỏa hao mòn Mộc: nóng quá làm tàn lụi cây cối

-Mộc hao mòn Thủy: rừng cây làm nhụt sức của nước lụt

-Thủy hao mòn Kim: nước làm han rỉ sắt.

Cái này khi quá lấn át cái kia:

- Kim lấn át Hỏa: cầm gậy sắt đập lửa

- Hỏa lấn áp Thủy: lửa làm nước bốc hơi, cạn dần

- Thủy lấn áp Thổ: nước tràn ngập đất

- Thổ lấn áp Mộc: đất rắn quá, cây không mọc được

- Mộc lấn áp Kim: cái mộc ngăn chặn mũi nhọn của đao.

Dưới đây là bẳng tóm tắt tương quan ngũ hành:

sinh khắc hao mòn lấn áp
Kim Thủy Mộc Thổ Hỏa
Mộc Hỏa Thổ Thủy Kim
Thủy Mộc Hỏa Kim Thổ
Hỏa Thổ Kim Mộc Thủy
Thổ Kim Thủy Hỏa Mộc

và việc đoán quẻ sẽ dựa vào những nguyên lý sau đây:

1 - Nếu quái định mệnh sinh quái chủ thể thì tốt. Trái lại, nếu quái định mệnh khác quái chủ thể thì xấu.

2 - Nếu quái chủ thể sinh quái định mệnh thì sẽ gặp khó khăn. Nếu quái chủ thể khắc, hao mòn hay lấn áp quái định mệnh, thì có khi xấu nhưng cũng có khi tốt (vì nhân định có thể thắng thiên mệnh).

2) Tương quan âm dương :

Ta đã biết rằng mỗi quái có âm tính hoặc dương tính, và sẽ chỉ địa vị trong gia đình:

Các quái dương Các quái âm

Càn là cha Khôn là mẹ

Cấn là con trai út Đoài là con gái út

Khảm là con trai giữa Li là con gái giữa

Chấn là con trai cả Tốn là con gái cả

Căn cứ vào sự tương hợp giữa:

(1) con trai cả và con gái cả

(2) con trai giữa và con gái giữa

(3) con trai út và con gái út

(4) cha và con gái út

(5) mẹ và con trai út nên những quẻ có Chấn và Tốn (1), Li và Khảm (2), Cấn và Đoài (3), Đoài và Càn (4), Cấn và Khôn (5), thì hai quái thượng hạ tương trợ nhau, giúp đỡ nhau: tốt.

3) Thuộc tính của các quái :

Trong bảng ở trang 7, chúng tôi đã ghi vài thuộc tính của các quái, được dùng trong phép bói Chu Dịch. Nhưng trong phép bói Tiên Thiên và Hậu Thiên của Thiệu Khang Tiết, còn có nhiều thuộc tính khác cũng được xử dụng.

Vậy chúng tôi gồm lại cả thành một bảng chung, chia làm 7 phần:

A- Thuộc tính đại cương : các đoạn 1 – 5

B- Người chủ thể của quẻ bói : 6 – 8

C- Đồ vật : 9 – 12

D- Súc vật và thảo mộc : 13 – 14

E- Địa điểm và dinh cơ : 15 – 16

F- Thời gian : 17 – 19

G- Thời tiết : 20

1 - Hiện tượng tiêu biểu:

Càn : trời Khôn : đất

Chấn : sấm

Khảm : nước chẩy, mây, mưa

Cấn : núi

Tốn : gió

Li : lửa mặt trời

Đoài : hồ ao, mây

2 - Ngũ hành:

Càn : kim Khôn : thổ

Chấn : mộc

Khảm : thủy

Cấn : thổ

Tốn : mộc

Li : hỏa

Đoài : kim hoặc thủy

3 - Khái niệm:

Càn : sáng tạo, chủ động

Khôn : thụ động

Chấn : chấn động

Khảm : nguy hiểm

Cấn : ngăn lại

Tốn : xuyên qua

Li : bám lấy

Đoài : hòa duyệt

4 - Phương hướng :

Càn : Tây bắc

Khôn : Tây Nam

Chấn : Đông

Khảm : Bắc

Cấn : Đông Bắc

Tốn : Đông Nam

Li : Nam

Đoài :Tây

5 - Số :

Càn : 6

Khôn : 8 hoặc 2

Chấn : 4 hoăc 3

Khảm : 6

Cấn : 7 hoặc 8

Tốn : 4 hoặc 5

Li : 3 hoặc 9

Đoài : 2 hoặc 7

6 - Địa vị trong gia đình:

Càn : cha

Khôn : mẹ

Chấn : con trai cả

Khảm : con trai giữa

Cấn : con trai út

Tốn : con gái cả

Li : con gái giữa

Đoài : con gái út

7 - Địa vị trong xã hội:

Càn : lãnh tụ

Khôn : dân chúng

Chấn : lão ông

Khảm : thanh niên, du đãng

Cấn : thanh niên ,thất nghiệp

Tốn : quả phụ, ẩn tu

Li : trí thức, học giả, sĩ quan

Đoài : vợ lẽ, nàng hầu

8 - Đức tính:

Càn : tài trí, chủ động

Khôn : nhẫn nại, thụ động

Chấn : bồn chồn

Khảm : nguy hiểm, dối trá

Cẩn : bất định

Tốn : nhường nhịn, chằn chọc

Li : nhiệt tâm

Đoài : vui cười, hỏng việc

9 - Chất loại:

Càn : vàng, đồng, ngọc, nước, đá, gương

Khôn : lụa, vải, thóc, đất, sét

Chấn : gỗ, lau sậy, nhặc khí bằng gỗ, hoa cỏ

Khảm : gỗ cứng, được, cung, xe, thuyền

Cấn : đất đá

Tốn : gỗ, dây thừng, kim chỉ, họa phẩm

Li :sách, khí giới, điện, bếp

Đoài : đồ trang sức bằng kim khí, khí cụ âm nhạc

10 - Hình dáng:

Càn : tròn, ngắn

Khôn : vuông, dầy

Chấn : tròn hay vuông, rỗng ruột

Khảm : tròn

Cấn : tròn hay vuông, rỗng ruột

Tốn : dài, thẳng

Li : tròn rỗng

Đoài : bầu dục

11 - Màu sắc :

Càn :trắng, đỏ sẫm

Khôn : vàng, đen

Chấn : xanh, vàng

Khảm : đen, đỏ

Cấn : vàng thẫm

Tốn : xanh, trắng

Li : đỏ tươi

Đoài : trắng, tím

12- Vị nếm :

Càn : cay, đắng

Khôn : ngọt

Chấn : mặn

Khảm : mặn chát

Cấn : ngọt

Tốn : mặn

Li : đắng

Đoài : cay, nóng

13 - Súc vật:

Càn : rồng, ngựa, ngỗng, sư tử, voi

Khôn : bò, ngựa cái

Chấn : rắn, cá, ngựa non

Khảm : lợn, thủy tộc

Cấn : chó, hổ, chuột

Tốn : gà, chim, ruồi, muỗi

Li : chim trĩ, rùa, cua

Đoài : cừu, vật có sừng, ở hồ

14 - Thảo mộc:

Càn : cây có quả

Khôn : thân cây

Chấn : đậu tre

Khảm : cây có thân khô

Cấn : quả, hạt giống, rễ

Tốn : cây có hoa quả

Li : sen, xuơng rồng

Đoài : cỏ, cỏ xấu

15 - Địa điểm:

Càn : thủ đô, đất rộng

Càn : nhà quê, khoáng dã

Chấn : rừng chợ

Khảm : sông, hồ, đầm

Cấn : đường nhỏ, cao nguyên

Tốn : vườn hoa, nơi nghỉ mát

Li : cao nguyên khô ráo, bếp

Đoài : đầm ao, giếng, thung lũng

16 -Dinh cơ:

Càn : công sở, khách sạn

Khôn : nhà nhỏ, trại

Chấn : toà nhà cao

Khảm : quán ăn

Cấn : đình miếu

Tốn : đình miếu

Li : nhà trống

Đoài : nhà đổ nát

17 - Giờ

Càn : 7 p.m. - 11 p.m.

Khôn : 1 p.m. - 4 p.m.

Chấn : 5 a.m. - 9 a.m.

Khảm : 11 p.m. - 1 a.m.

Cấn : 1 a.m. - 5 a.m.

Tốn : 9 a.m. - 11 a.m.

Li : 11 a.m. - 1 p.m.

Đoài : 4 p.m. 7 p. m.

18 - Tháng

Càn : hạ tuần Sept. đến October

Khôn : Nov. đến hạ tuần Jan, và thượng tuần July

Chấn : March đến thượng tuần April

Khảm : Nov. Dec. đến January

Cấn : cuối Jan. đến February

Tốn : cuối April và May

Li : cuối May và đầu June

Đoài : August đến thượng tuần September

19 - Mùa:

Càn : cuối thu sang đông

Khôn : cuối hè, đầu thu

Chấn : xuân

Khảm : đông

Cấn : giữa đông-xuân

Tốn : cuối xuân đầu hạ

Li : hạ

Đoài : thu

20 - Thời tiết:

Càn : trời trong, lạnh

Khơn : đầy mây, tối, mưa phùn

Chấn : sấm chớp, mưa to

Khảm : mây, mưa to, mưa đá

Cấn : mây, sương mù

Tốán : giĩ to

Li : cầu vồng, nắng to

Đồi : mây, mưa

III - PHÉP BÓI HẬU THIÊN

A - Cách Bói.

Phép bói Hậu Thiên dùng những con số của Lạc Thư. Nó khó xử dụng hơn phép bói Tiên Thiên, vì người bói phải nhận xét cho tinh vi vấn đề đang bói và những thuộc tính của các quái. Phép bói như sau:

1) Lập quẻ :

a) Quan sát và chọn lấy hai khía cạnh chính, nổi bật nhất, của vấn đề đang muốn bói. Ví dụ:

- Nếu muốn bói về hậu vận của một người, thì phải nhận xét xem hắn già hay trẻ, nam hay nữ, ở địa vị cao hay thấp, tài trí hay ngu tối, v.v.

- Nếu muốn bói về thời tiết sắp tới , thì phải để ý đến giờ bói, tháng hoặc mùa lúc bói, và gió và mây ở phương hướng nào,v . v .

- Nếu muốn bói để tìm một đồ vật đã mất, thì phải để ý xem nó làm bằng chất gì, kim ngọc, gỗ, v . v . và hình dáng nó tròn hay vuông, dài hay ngắn.

b) Chọn hai quái ba hào phù hợp với những đặc tính đó.

c) Thượng quái bao giờ cũng là quái chủ thể (subject trigram), còn hạ quái là quái định mệnh (fate trigram). Như vậy khác với phép bói Tiên Thiên trong đó bất cứ vị trí thượng hạ, quái nào có hào chuyển động là quái định mệnh, và quái kia là quái chủ thể. Ví dụ:

- Trông thấy một người già đi từ phương Đông Nam tới. Thượng quái là Càn (người già), và hạ quái là Tốn (Đông Nam).

- Trông thấy một thiếu niên mặt mũi vui vẻ đi từ phương Nam tới. Thượng quái là Cấn (thiếu niên), và hạ quái là Li (Nam).

- Nghe thấy một con bò kêu. Thượng quái là Khôn (con bò), hạ quái là Khảm (tiếng kêu rên).

Một ông già Trung Hoa ở Mỹ, muốn bói xem có nên trở về Tầu sống với con trai út không. Thượng quái là Càn (ông già), hạ quái là Cấn (con trai út ở Trung Hoa) .

2) Định hào chuyển động :

a) Cho số hai quái theo bảng sau đây (khác với bảng số Tiên Thiên): Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Li 9

b) Cộng hai số đó lại với nhau

c) Nếu tổng số là 6 hoặc dưới, thì đó là số của hào chuyển động. Nếu tổng số trên 6, thì trừ đi 6, 12, v.v. để được một số bằng hoặc dưới 6.

B - CÁCH GIẢI QUẺ

1) Tìm hiểu về hào chuyển động

a) Đọc lời giải trong Chu Dịch về hào chuyển động của quẻ bói được.

b) Liên hệ lời giải đó vớichủ thể vấn đề đang bói.

2) Tìm hiểu về toàn quẻ

a) Xem hai quái của quẻ bói được và của quẻ biến thuộc hành nào (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ).

b) Xem chúng tương sinh, tương khắc, tương trợ hoặc tương tốn.

c) Suy diễn sau đó kết quả tốt hay xấu.

d) So sánh kết quả đó với lời giải thích trong Chu Dịch, xem có phù hợp không.

IV - THỰC HÀNH PHÉP BÓI TRONG VÀI TRƯỜNG HỢP

Trong tất cả các trường hợp dưới đây, trừ sự tiên đoán các biến cố lịch sử giài hạn, đều có thể dùng phép bói Tiên Thiên hoặc Hậu Thiên để được quẻ và hào chuyển động.

HÔN NHÂN :

1 - Quái chủ thể chỉ người xem bói; quái định mệnh chỉ người con trai hoặc con gái mình muốn kết hôn.

2 - Nếu quái định mệnh sinh hoặc trợ quái chủ thể, thì việc hôn nhân dự định sẽ có hảo kết quả.

3 - Nếu quái định mệnh khắc, làm hao mòn hay tổn thương quái chủ thể, thì báo hiệu việc hôn nhân sẽ không thành, hoặc nếu thành sẽ không tốt.

4 - Nếu quái chủ thể sinh hoặc trợ quái định mệnh, thì việc hôn nhân sẽ gặp trở ngại.

5 - Nếu quái chủ thể hợp với mùa lúc bói, thì cuộc hôn nhân sẽ thịnh vượng.

6 - Nếu quái định mệnh mà mạnh, thì tức là gia đình bên hôn phối sẽ thịnh vượng. Thế nào là mạnh ?

Chấn và Tốn mạnh ở mùa xuân

Li mạnh ở mùa hạ

Càn và Đoài mạnh ở mùa thu

Khảm mạnh ở mùa Đông

Khôn và Cấn mạnh ở 18 ngày cuối mỗi mùa.

7 - Quái định mệnh cho ta biết về nhan sắc và tính nết của người mình muốn kết hôn:

Nếu là :

Càn : cao lớn, tốt nết

Khảm : hay ghen, xấu nết

Cấn : khéo léo Chấn ; đẹp nhưng kiêu ngạo

Li : khó tính

Khôn : dễ tính

Đoài : vui tính hay nói

Tốn : cao gầy, duyên dáng.

MONG TIN MỘT NGƯỜI HOẶC VẬT SẼ TỚI :

1 - Quái chủ thể là người bói quẻ, và quái định mệnh là người hoặc vật đang mong đợi.

2 - Nếu quái định mệnh sinh quái chủ thể, sẽ đền mau chóng.

3 - Nếu quái định mệnh khắc, hao mòn hoặc tổn thương quái chủ thể, sẽ không đến.

4 - Nếu quái chủ thể sinh quái định mệnh, sẽ có khó khăn.

5 - Nếu quái chủ thể khắc, hao mòn hoặc tổn thương quái định mệnh, sự đến sẽ chậm trễ.

6 - Nếu hai quái tương trợ, sẽ tới như mong đợi, với tin lành.

7 - Nếu quái định mệnh trùng với quái của mùa lúc bói, thì việc tới sẽ không có, hoặc khó khăn.

Một thí dụ cụ thể: Một người con gái nhận được điện tín của anh ở Nhật, báo tin sẽ đến vào thứ năm, nhưng khi ra phi trường đón thì không thấy anh. Bèn nhờ ông Da Liu bói xem cát hung ra sao. Ông Da Liu dùng phép bói Tiên thiên I, lấy tên gnười anh là Ralph, có 5 chữ, làm số của thượng quái (Tốn). Để được hạ quái, tính thì giờ lúc bói, được số 2 (Đoài), Như vậy được quẻ bói là quẻ Trung-Phu số 61, với hào 3 làm hào chuyển động, và quẻ biến là quẻ Tiểu Súc Số 9.

Quái chủ thể của quẻ Trung-Phu là Tốn, thuộc Mộc, và quái định mệnh là Đoài, thuộc Kim: Kim khắc Mộc. Hai quái của quẻ biến cũng là Tốn (Mộc) và Càn (Kim) đều tương khắc. Hình dáng của quẻ Trung-Phu là hai cái mồm hôn nhau. Tuy nhiên, vì anh không gặp em ở phi trường, nên tiên sinh suy luận hai cái mồm đó sẽ nói chuyện với nhau bằng điện thoại. Và hào từ về hào Tam chuyển động rằng: ỏ Đắc địch, hoặc cổ, hoặc bãi, hoặc khấp, hoặc caõ. nghĩa là: hoặc đánh trống, hoặc rụng rời, hoặc khóc, hoặc ca hát. Và tiên sinh suy diễn: người anh đã không đến như hẹn, vì mắc bệnh thần kinh. Và cô gái sẽ nhận được điện thoại trong 6 ngày (6 là con số của quẻ Càn, hạ quái của quẻ biến). Quả nhiên, đến thứ tư sau ( đúng 6 ngày sau), cô gái nhận được điện thoại của người anh nói là bị bệnh, và không muốn về nhà. Gia đình cho người sang đón chàng và đưa vào một nhà thương ở New York.

TÌM CÔNG VIỆC LÀM HOẶC DỰ ĐỊNH KHÁC :

1- Quái chủ thể là người bói, còn quái định mệnh là công việc làm hoặc dự định khắc.

2- Nếu quái định mệnh sinh quái chủ thể, thì sẽ dễ dàng thành công.

3- Nếu quái định mệnh khắc quái chủ thể, thì việc làm hoặc dự định mới sẽ thất bại.

4- Nếu quái chủ thể sinh quái định mệnh, thì sẽ khó thành công trong việc mới.

5- Nếu quái chủ thể khắc quái định mệnh, thì cũng khó thành công.

6- Nếu hai quái tương trợ, sẽ dễ dàng thành công trong công việc hoặc dự định mới.

DU LỊCH :

1 - Quái chủ thể chỉ khách du lịch, và quái định mệnh chỉ kết quả của việc du lịch.

2 - Nếu quái định mệnh sinh quái chủ thể, thì tốt.

3 - Nếu quái định mệnh khắc, hao mòn hòa tổn thương quái chủ thể, thì đó là dấu hiệu xấu.

4 - Nếu quái chủ thể sinh quái định mệnh, thì xấu.

5 - Nếu quái chủ thể khắc, hao mòn hoặc tổn thương quái định mệnh, thì đó là dấu hiệu tốt.

6 - Nếu hai quái tương trợ, thì cuộc du lịch được tiến hành dễ dàng.

7 - Quái chủ thể cũng có thể dùng để tiên đoán về cuộc du lịch như sau:

Nếu nó là :

Càn hoặc Li: sẽ sớm được đi

Khôn hoặc Cấn: sẽ bị hoãn lại

Li: sẽ mất mát một cái gì trong khi du lịch

Đoài : sẽ gây một cuộc tranh chấp

Tốn hoặc Chấn: sẽ đi bằng tầu thuyền.

TÌM VẬT THẤT LẠC:

1 - Quái chủ thể chỉ người bói, và quái định mệnh chỉ đồ vật muốn tìm.

2 - Nếu quái định mệnh sinh quái chủ thể, thì sẽ dễ dàng tìm thấy.

3 - Nếu quái định mệnh khắc, tổn thương hoặc hao mòn chủ thể, thì sẽ rất khó tìm thấy vật đã mất, nhưng cuối cùng sẽ thấy.

4 - Nếu quái chủ thể sinh quái định mệnh, thì sẽ không bao giờ tìm thấy.

5 - Nếu quái chủ thể khắc, tổn thương hoặc hao mòn quái định mệnh, thì đồ vật mất sẽ tìm thấy sau một thời gian.

6- Nếu hai quái tương trợ, thì chắc chắn sẽ tìm thấy.

7- Quái định mệnh cũng cho biết có thể tìm thấy vật mất ở nơi nào theo bảng sau đây:

Nếu nó là :

Càn: ở hướng Tây-Bắc, trong một công sở gần hòn đá, trên cao.

Khôn: Tây-nam, cánh đồng, trong thùng sứ, tầng hầm.

Chấn: Đông, rừng, xa lộ, ngoài đường.

Tốn : Đông-Nam, rừng, đền chùa, thùng gỗ.

Khảm : Bắc, sông, nước.

Li : Nam, bếp, phòng trống, thùng rỗng.

Cấn : Đông Bắc, núi rừng, đường hẹp, đá.

Đoài : Tây, bờ sông, tường, thùng sắt.

Một thí dụ cụ thể: Một đôi vợ chồng bạn với ông Da Liu nhờ bói xem con mèo của họ đã thất lạc vào nơi đâu. Tiên sinh dùng chữ cat (con mèo) được số 3 để tính thượng quái là Li. Ngày bói là February I, 1973, tính ra hạ quái là Chấn số 4. Cộng thêm giờ lúc bói, được hào chuyển động là số I (lúc bói là 4.30) p.m. 9+4 : 13 - 12 : 1 . Như vậy tiên sinh được quẻ Phệ-Hạp số 21, và quẻ biến Tấn số 35.

Hai quái của Phệ-Hạp là Chấn thuộc Mộc và Li thuộc Hỏa. Mộc sinh Hỏa, tốt, con mèo sẽ tìm thấy. Chấn chỉ thì giờ từ 5 a.m. tới 7 a.m. Li chỉ một thùng vuông và Chấn thuộc Mộc. Vậy tiên sinh đoán rằng con mèo sẽ tìm thấy trong một thùng gỗ vuông. Sáng hôm sau, tìm thấy con mèo trong một thùng làm bằng giấy bồi (gỗ làm thành giấy bồi), vào lúc 6 a.m.

TIÊN ĐOÁN VỀ NHỮNG BIẾN CỐ TRONG LỊCH SỬ DÀI HẠN

A - Lập quẻ và cách giải :

1- Khác với các phương pháp lập quẻ và giải thích đã trình bầy ở trên, ở trường hợp này dùng phép Tiên Thiên để lập quẻ nhưng không tính hào chuyển động.

2- Rồi từ hào Sơ trở lên, lần lượt biến ba hào 1,2,3 từ âm sang dương hoặc từ dương sang âm.

3- Và như vậy sẽ được 3 quẻ biến. Đọc và áp dụng vào vấn đề bói lời giải trong Chu Dịch cho cả quẻ bói được và 3 quẻ biến.

4- Sau khi đã biến chuyển hào 3, đổi hạ quái thành một quái biến thứ tư. Đọc và áp dụng vào vấn đề bói lời giải của Chu Dịch cho quẻ mới này.

5- Suy diễn để tiên đoán những biến cố xuất hiện từ quẻ mẹ, khi từng hào 1, 2, 3, chuyển động, và khi cả 3 hào đồng thời chuyển động.

B - Một tỷ dụ điển hình : Khi Nhật mới khởi hấn năm 1936, ông Da Liu tiên đoán về số phận Quốc Dân Đảng :

Thượng quái: Quốc có 11 nét (theo Hán văn) , Dân có 5 nét Cộng là 16 nét trừ đi 8, còn lại là 8 là quẻ khôn

Hạ quái là Đảng, có 19 nét, trừ đi 16, còn 3 là quẻ Li .

Vậy quẻ mẹ là quẻ Minh-Di số 36

Đoán truyện rằng: “Nội văn minh, nhi ngoại nhu thuận. Dĩ mông đại nạn, Văn Vương dĩ nhi”.

Nghĩa là: nội Li có tượng văn minh, Khôn ngoại có đức nhu thuận. Dùng đạo ấy mà chống chỏi mông) hoạn nạn lớn, ngày xưa Văn Vương đã từng làm như thế.

Bây giờ xét đến từng hào: Sơ Cửu: Minh Di, vu phi thùy kỳ địa. Nghĩa là ở thời Minh Di, tất nhiên bị thương, tượng như con chim toan bay mà cánh bị đau phải sa xuống. Suy diễn: Quốc Dân Đảng phải điều đình với quân Nhật (hạ cánh) . Khi nào có chuyển động, ta được quẻ Khiêm số 15.

Về hào Sơ Lục của quẻ khiêm, hào từ rằng: Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát. Nghĩa là: Người quân tử sẵn khiêm lại thêm khiêm. Dù gặp cảnh nguy hiểm đến thế nào, cũng không pha được qua.

Suy diễn: Trung Hoa vẫn giữ thế thủ, cuối cùng sẽ qua được nạn. Khi hào đó chuyển động, sẽ được quẻ Thái số 11 Soán truyện rằng: Thiên địa giao Thái, hậu dĩ tài thiên địa chi đạo. Nghĩa là: trời đất giao mà âm dương hòa, vạn vật thái. Suy diễn : cuộc ngoại xâm sẽ thống nhất ý chí của toàn dân.

Cửu Tam: Minh Di , vu nam thú, đác kỳ đại thủ. Nghĩa là: Tam ráng sức tiến lên, sẽ bắt được kẻ tội khôi.

Suy diễn: quân đội xuống Nam, sẽ thắng kẻ địch lớn.

Khi hào đó được chuyển động, sẽ được quẻ Phục số 24 .Soán truyện rằng: Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục, thiên hành dã. Nghĩa là; có đi có lại, trải qua bẩy ngày một dương lại sinh, đó là vận trời lưu hành vậy. Suy diễn: sau bẩy năm thua mãi, Trung Hoa lại thắng thế. Và khi toàn hạ quái Li biến thành Khảm, ta được quẻ mới là quẻ sư số 7. Soán truyện rằng: Dĩ thử độc thiên hạ, nhi dân tòng chi, Cát. Nghĩa là: đánh giặc tất nhiên độc hại thiên hạ, nhưng mà được dân cứ vui theo, tất nhiên được Cát./.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2024(Xem: 140)
Sự đóng góp của giới nho sĩ trải qua các biến cố lịch sử.
15 Tháng Bảy 2024(Xem: 446)
Những định luật lịch sử
15 Tháng Hai 2024(Xem: 1414)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2562)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2571)
Bài mới nhất
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000