XXXVI. Địa hỏa minh di

20 Tháng Năm 201411:32 CH(Xem: 12316)
XXXVI - ĐỊA HỎA MINH DI.
Địa hỏa minh di

A - Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Tiến lên mãi tất có lúc bị đau thương. Nên tiếp theo quẻ Tấn là quẻ Minh Di (Di là đau).

- Tượng hình bằng trên Khôn dưới Li, tức là quẻ Tấn lộn ngược. ý nghĩa: mặt trời lặn xuống dưới đất, anh sáng bị che lấp, người hiền có khi phải dấu tài mình để thoát nạn.

- Cũng có nghĩa là ở thời Minh Di, quân tử biết dùng tài của kẻ tiểu nhân làm lơ tội lỗi của chúng, hình như mù mờ mà thật ra rất sáng suốt, chỗ nào cũng soi sét tới.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : có chất minh, ở thời Minh Di phải trốn chạy ngay mới thoát nạn, mặc dù bị nghèo hèn. (Ví dụ Trang Tử từ chối không ra làm quan).

Lục Nhị : đắc trung đắc chính, nên ở thời Di cũng chạy trốn được và giữ vững trinh chính. (Ví dụ Từ Thứ ở với Tào Tháo mà vẫn giữ được lòng trung với chủ cũ là Lưu Bị).

Cửu Tam : trùng cương, có đủ tài để thoát nạn ở thời Di. Nhưng lại bất trung, e rằng quá nóng, nên có lời răn: không được quá gấp. (Ví dụ Tôn Kiên bất hòa với Viên Thiệu, sợ Thiệu bắt, vội trốn về Giang Đông, không dè bị Lưu Biểu mai phục đằng trước).

Lục Tứ : âm nhu đắc chính, vốn là người hiền ở vào cảnh nguy. Nhưng vì chính tâm nên có thể thoát ra được. (Ví dụ Tô Vũ bị Hung Nô cầm tù hơn 10 năm, rồi lại được về Hán).

Lục Ngũ : ở địa vị cao, bỏ đi làm kẻ nghèo hèn để tránh vạ. (Ví dụ Cơ Tử hoàng thân nhà Thương, trốn đi ẩn náu giả làm kẻ tôi tớ).

Thượng Lục : ở vị tột cao, nhưng lại quá hôn ám, nên bị xụp xuống đất. (Ví dụ: thượng hoàng Trần Nghệ Tông).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Di :

Cũng như ở quẻ Tấn, lời giải thích cổ điển về quẻ Minh Di đã rất rõ ràng, chúng tôi chỉ xin góp thêm ý kiến sau đây : Quẻ Minh Di này là biến thể của quẻ Thiên Thủy Tụng số 6, biểu tượng cho sự kiện tụng giữa cấp trên có quyền thế và cấp dưới nguy hiểm. Tới quẻ Minh di, giai đoạn kiện tụng đó đã qua rồi, bây giờ chỉ còn sự vùi lấp tài trí (Li) dưới một chính sách ngu dân, mê muội (khôn).

2) Bài học :

Đã được trình bầy trong hào từ, giải thích rõ ràng tài năng và địa vị của mỗi hào, và chỉ dẫn phải xử sự như thế nào để tránh khỏi bị Di.

Và tóm lại, muốn tránh Di, có thể dùng ngay đức tính của quẻ này là sáng suốt ở trong (nội li) và nhu thuận ở ngoài (ngoại khôn). Nghĩa là tuy hiểu tình thế bất lợi, nhưng làm như không biết gì, ngu si, không đương đầu chống kẻ ác.

Nhưng cách hay nhất để tránh Di, là trốn chạy khỏi nơi ô uế, nếu có thể được. Nghĩa là hoặc trốn ngay như Sơ Cửu, hoặc phải giữ trinh chính như Lục Nhị và Lục Tứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2024(Xem: 223)
Sự đóng góp của giới nho sĩ trải qua các biến cố lịch sử.
15 Tháng Bảy 2024(Xem: 517)
Những định luật lịch sử
15 Tháng Hai 2024(Xem: 1521)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2622)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2616)