XLIV. Thiên phong cấu

20 Tháng Năm 201411:42 CH(Xem: 12154)
XLIV - THIÊN PHONG CẤU.
Thiên phong cấu

A - Giải Thích Cổ Điển.

 

1) Toàn quẻ :

 

- Trong quẻ Quải, ngũ dương thịnh khu trục nhất âm suy. Nhưng thế cờ có thể trở ngược: sau khi bị diệt, âm lại xuất hiện bất ngờ để phá dương. Nên tiếp sau quẻ Quải là quẻ Cấu (đụng gặp). 

 

- Tượng hình bằng trên Càn dưới Tốn, gió dưới bầu trời đi tới đâu đụng chạm nấy, hoặc 1 gái mà đỡ 5 trai. Đó là hình ảnh tên tiểu nhân cường tráng, cần phải đề phòng. 

 

- Còn có nghĩa là nhất âm sinh trong quẻ Bát Thuần Càn, mầm loạn sinh ở thời trị (trái với quẻ Phục tiếp theo quẻ Bác, là mầm trị sinh ở thời loạn).

 

2) Từng hào :

 

Sơ Lục : là đứa tiểu nhân mới sinh, phải trừ nó ngay đi thì đạo quân tử mới được vững bền. (Ví dụ hoạn quan Hoàng Hạo, Hậu Chủ không đuổi nó ngay nên sau đó dèm pha làm mất nước Thục).

 

Cửu Nhị : là bậc quân tử dương cương, tuy đụng gặp Sơ nhưng đủ tài đức để chế ngự nó. (Ví dụ Quản Trọng chế ngự được bọn Thụ Điêu, Dịch Nha).

 

Cửu Tam : quá cương bất trung, trên dưới không ứng với ai. (ví dụ Quản Trọng không làm đẹp lòng Tề Hoàn Công, nên trị nước không được. Nhưng vẫn là người đắc chính, cứ đi đường thẳng cũng không mắc lỗi).

 

Cửu Tứ : bất chính bất trung, để cho Sơ Lục sổng mất, khiến cho mầm loạn tung hoành. (ví dụ dưới thời Hán Linh Đế, quốc cữu Hà Tiến muốn dẹp loạn Thường Thị, triệu Đổng Trác về triều, gây loạn Tam Quốc).

 

Cửu Ngũ : trung chính, nên cơ hội may sẽ đến tự nhiên, để trừ gian (Ví dụ Trịnh Doanh nhân ái, thay anh là Trịnh Giang tàn bạo, nên giẹp được hết giặc giã trong nước).

 

Thượng Cửu : chí cương mà ở trên quẻ, như muốn lấy sừng húc càn, sẽ lẫn. (Ví dụ Kinh Kha liều vào Tần).

 

B - Nhận Xét Bổ Túc.

 

1) Ý nghĩa quẻ Cấu :

 

Tượng quẻ là gió thổi dưới trời, gặp đâu đụng nấy, nên đặt tên quẻ là Cấu (gặp bất thình lình). Tại sao lại bất thình lình? vì khi quẻ Quải kết liễu, tưởng là âm khí đã tiêu tan, nhưng lại thấy một hào âm xuất hiện ở dưới, đội 5 hào dương ở trên. Gợi ý thời kỳ đạo quân tử đang thịnh hành nhưng đạo tiểu nhân đã bắt đầu xuất hiện để cám dỗ. Phải cẩn thận coi chừng. Ví dụ:

- Vũ Tắc Thiên chỉ là một cung nữ của Thái tôn. Cao Tôn bị nó mê hoặc, khiến cho cơ nghiệp nhà Đường bị mất một thời gian khá lâu. 

 

- Dịch Nha, Thụ Điêu là những đứa tiểu nhân hầu cận Tề Hoàn Công. Bị Quản Trọng đuổi đi, rồi sau khi Quản mất, Hoàn Công lại gọi chúng về, gây loạn cho nước Tề. 

 

2) Bài học :

 

Bài học của Cấu là dùng sức cương cường của Càn mà đối phó với sức xâm nhập tế nhị của Tốn, kẻ tiểu nhân được tượng hình bằng hào Sơ Lục. Ta phải đối phó với nó như thế nào?

 

- Phải diệt trừ nó hoặc thắt chặt nó ngay khi nó mới chớm nở.

- Cương quyết và trung chính trừ nó khi nó đương phát triển (như Nhị và Ngũ làm).

- Không nên quá hẹp hòi đối với nó (như Tam).

- Cũng không nên thả lỏng nó (như Tứ).

- Và chớ có húc càn, thiếu suy xét (như Thượng).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2024(Xem: 294)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1000)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1609)
08 Tháng Năm 2020(Xem: 5290)
13 Tháng Sáu 2019(Xem: 6690)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000