II. Tượng trưng những yếu tố vô hình bằng những dấu hiệu hữu hình

22 Tháng Năm 201410:27 CH(Xem: 9614)

A - Dịch lý là cái vô hình, nên phải dùng những cái hữu hình để diễn tả nó. Theo Dịch học trong vũ trụ (thiên nhiên cũng như nhân sự), có hai nguyên tố đối nghịch nhau, gọi là Dương và Âm.

1. Trước tiên, Dịch kinh dùng hai vạch ngang để hình dung chúng. Vạch liền là dương __ , vạch đứt là âm _ _ . Dương tượng trưng cho nam, cương, thiện, đại, chính, thành, thực, quân tử, phú, quý. Âm tượng trưng cho nữ, nhu, ác, tiểu, tà, ngụy, hư, tiểu nhân, bần tiện. Đại khái là thế, nhưng không phải Dương bao giờ cũng tốt, Âm bao giờ cũng xấu đâu. Còn tùy ở thời đại, hoàn cảnh, Dương có thể vì cương mà trở nên xấu, Âm có thể nhờ nhu mà trở nên tốt.

2. Dịch kinh cũng còn dùng chữ số để mệnh danh âm dương:

Dương, vạch liền, được gọi trong các hào là Cửu, vì cửu là số thành của Dương (gồm các số lẻ 5, 7, 9 đi lên). Ví dụ Sơ Cửu là hào dương ở dưới cùng, Cửu Nhị là hào dương thứ hai kể từ dưới, Thượng Cửu là hào dương ở trên cùng.

Âm, vạch đứt, được gọi trong các hào là Lục, vì lục là số thành của âm (gồm các số chẵn 8, 6 đi xuống). Ví dụ Sơ Lục là hào âm ở dưới cùng, Lục Tam là hào âm thứ ba kể từ dưới, Thượng lục là hào âm ở trên cùng.

Còn số 1 tượng trưng cho Trời, số 2 tượng trưng cho Đất, số 3 tượng trưng cho nguyên lý động của trời, số 4 tượng trưng cho nguyên lý động của đất.

B - Nhưng chỉ dùng có hai vạch âm dương thì làm sao diễn tả nổi vạn sự vạn lý? Thánh Phục Hy bèn chế ra 8 quẻ, mỗi quẻ gồm có ba vạch (để tóm thâu tam tài: thiên, nhân, địa). Mỗi trong 8 quẻ đó có thể có ba vạch hoặc toàn dương, hoặc toàn âm, hoặc vừa âm vừa dương thay đổi vị trí. Và đây là 8 quẻ ba hào (trigrams) căn bản đó: (xin xem bản vẽ ở trang sau)

Xin giải thích qua về tính âm dương của các quẻ ba hào:

- Nếu cả ba hào giống nhau, thì là âm (Khôn) hoặc dương (Càn)

- Nếu 1 âm 2 dương, thì quẻ đó là âm (Đoài, Li, Tốn)

- Nếu 1 dương 2 âm, thì quẻ đó là dương (Chấn, Khảm, Cấn)

C - 1) Nhưng số 8 quẻ vẫn còn quá ít để diễn tả mọi sự vật, và nhất là chúng mới chỉ diễn tả cái tính chất bất dịch hoặc đồng nhất (identity), chưa diễn tả được tính chất giao dịch và biến dịch khi cái nọ đụng chạm với cái kia. Do đó mà thánh Phục Hy mới biến 8 quẻ ba hào (trigrams) thành 64 quẻ sáu hào (hexagrams) bằng cách lần lượt đặt mỗi quẻ ba hào lên trên nó và trên 7 quẻ kia, 8 lần 8 thành 64 quẻ, tượng trưng được hết những hiện tượng thiên nhiên và nhân sự quan trọng nhất.

Tên

Càn

Đoài

Li

Chấn

Tốn

Khảm

Cấn

Khôn

Hình quẻ

____ ____

____

__ __

_____

_____

_____

__ __

_____

__ __

__ __

_____

_____

_____

__ __

__ __

_____

__ __

________

__ __

__ __

__ __

__ __

Âm

hoặc

Dương

tính

+

_

_

+

_

+

+

_

Hiện

tượng

tiêu

biểu

Thiên

(trời)

Trạch

(nước

im

lìm)

Hoả

(lửa)

Lôi

(sấm)

Phong

(gió)

Thuỷ

(nước

chảy)

Sơn

(núi)

Địa

(đất)

Đức

tính

Nghị

lực

cương

quyết

Hoà

duyệt

Đẹp,

văn

minh

Chấn

động,

thúc

đẩy

Uyển

chuyển,

khiêm

tốn

Mạo

hiểm,

khó

khăn

Dừng

lại,

kìm

hãm

Nhu

thuận,

nhẫn

nại



Như vậy, mỗi quẻ gồm có 6 vạch, gọi là hào. Quẻ gồm 3 vạch trên gọi là thượng quái hoặc ngoại quái, quẻ dưới gọi là hạ quái hoặc nội quái.

2) Thêm nữa, ta sẽ thấy rằng mỗi quẻ 6 hào được đặt tên theo hình dáng của nó giống đồ vật gì, hoặc theo đức tính chính yếu của nó. Vì dụ :quẻ gồm 6 vạch đều dương gọi là Bát Thuần Càn; quẻ có thượng quái là Cấn và hạ quái là Khảm thì gọi là Sơn Thủy Mông; quẻ có thượng quái là Càn, hạ quái là Khảm thì gọi là Thiên Thủy Tụng.

3) Với sự xoay vần của 8 quẻ ba hào biến thành 64 quẻ sáu hào, chúng tôi liên tưởng đến bảng chu kỳ (periodic table) của Mendelieev, trong đó tất cả các nguyên tử có trong vũ trụ (gồm có 92 và isotropes của chúng) được xếp thành 10 cột dọc, những nguyên tử cùng một cột có tính chất tương tự như sodium và potassium, và số protons cùng là số lẻ hoặc số chẵn, cứ sau một cột có số protons lẻ lại có một cột có số protons chẵn, và ngược lại cũng vậy.

Nói tóm lại, các quẻ trong kinh Dịch và bảng chu kỳ của Mendelieev đều căn cứ trên nguyên lý sau đây: Mọi sự mọi vật dù biến chuyển thiên hình vạn trạng hình như vô trật tự, nhưng vẫn theo những qui củ hẳn hoi, và biến cho hết một chu kỳ, rồi lại quay về một chu kỳ sau. Trong bảng của Mendelieev, các nguyên tử có số protons thêm dần từ cột 1 đến cột 10 trên một dòng ngang. Rồi lại sang dòng ngang tiếp sau, lại đi từ cột 1 đến cột 10. Như vậy bảng Mendelieev gồm có 10 dòng ngang và 10 cột dọc để ghi số protons, định vị trí và cắt nghĩa hoặc tiên đoán tính chất của tất cả các nguyên tử có trong vũ trụ. Còn các quẻ của kinh Dịch thì tám tám biến thành 64, để diễn tả tất cả các trạng thái thiên nhiên và nhân sự. Số các quẻ theo thứ tự 1, 2, 3, 4 . . . mà vạch ra các hào, sẽ nói rõ ở đoạn sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2024(Xem: 292)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 994)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1607)
08 Tháng Năm 2020(Xem: 5289)
13 Tháng Sáu 2019(Xem: 6689)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000