XXVI. Sơn thiên đại súc

20 Tháng Năm 201411:27 CH(Xem: 12868)
XXVI. SƠN THIÊN ĐẠI SÚC
Sơn thiên đại súc

A- Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Tình thể đã ổn định, sau nên tiếp tục súc tụ. Vậy sau quẻ Vô Vọng tiếp đến quẻ Đại Súc. Tượng hình bằng trên Cấn dưới Càn, thế là súc tụ trời vào trong núi, thật là lớn, nên gọi là Đại Súc. Càn có đức cương kiện, Cấn có đức đốc thực, nghĩa là hay chỉ ở nơi kiện, không quá cứng rắn, đó là đại chính vậy: tốt.

- Người có uẩn súc đạo đức, học thức, tài trí, thì làm việc gì cũng tốt. Nhưng lại cần phải chính. Vì sao ? Lục Ngũ ở ngôi tôn, hạ ứng với Cửu ở dưới, tượng là ứng với trời. Vì Nhị có tài đức thuận ứng với trời, thiên hạ dù có nham hiểm đến đâu, cững cứu tế được cả.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : trùng dương, nên không rõ nghĩa trên, cứ tiến liều, không chịu để cho Tứ súc, sẽ nguy. (Ví dụ các đảng cách mạng phát triển bừa bãi, thu nạp đảng viên không kiểm soát chặt chẽ).

Cửu Nhị : dương hào cư âm vị, đắc trung, hiểu rõ nghĩa trên, nên tuy có tài mà không tiến vội, vì còn bị ngũ súc, được vô cựu. (Ví dụ Câu Tiễn chịu nhục, nuôi chí phục thù trong 10 năm).

Cửu Tam : đã uẩn Súc được đầy đủ, trên lại được Thượng Cửu đồng chí hướng nên miễn là phòng bị cẩn thận, có kế hoạch chu đáo, thì hành động sẽ thắng lợi. (Ví dụ Câu Tiễn chờ đợi mãi, khi thấy thời cơ đã đến, bèn tấn công Ngô).

Lục Tứ : ở thời Đại Súc, Tứ có thể kìm hãm được Sơ Cửu, vì Sơ ở đầu quẻ còn yếu. Nghĩa là phòng bị ngay từ buổi đầu thì dễ. (Ví dụ Hán Cao Tổ chế ngự được Anh Bố, Bành Việt khi họ mới manh động).

Lục Ngũ : muốn kìm hãm Cửu Nhị, không nên dùng sức mà phải dùng trí, công phu ít mà hiệu quả lớn. (Ví dụ Hán Cao Tổ giả du Vân Mộng, bắt Hàn Tín).

Thượng Cửu : thời Súc đã hết, không cần kìm hãm nữa, đạo trời lưu thông tự do. (ví dụ nhà Trần, sau khi dẹp yên các cuộc khởi nghĩa của di thần triều Lý, theo chính sách khoan hồng để nhân dân được an cư lạc nghiệp).

B- Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Đại Súc :

a) Tượng quẻ là sức bành trướng của Càn bị sức đốc thực của Cấn kiểm soát, điều khiển. Tượng trưng cho người uẩn súc được tài trí rộng lớn bằng tính điềm tĩnh, tất sẽ lập được sự nghiệp hiển hách.

b) Ta có thể so sánh quẻ Sơn Thiên Đại Súc này với quẻ Phong Thiên Tiểu Súc số 9. Cả hai đều có hạ quái là Càn, nhưng thượng quái ở tiểu Súc là Tốn âm, khiêm nhường, còn thượng quái ở Đại Súc là Cấn dương, mạnh mẽ hơn. Trái với quẻ Tiểu Súc là tiểu nhân kìm hãm được quân tử, ở quẻ Đại Súc là quân tử tự kìm hãm mình.

2) Bài học :

-Súc là chỉ, là kìm hãm, làm sao giữ được thế quân bình giữa những đối thủ có quyền lợi khác nhau (như các cường quốc đối chọi nhau, hoặc người trong gia đình: cha với con, vợ với chồng).

- Quẻ này gồm ngoại quái là Cấn vốn có đức chỉ đã đành, và nội quái là Càn vốn dương cương, cũng phải tự súc mới tốt.

- Ba hào dưới là đối thủ cần phải Súc. Sơ không chịu, nên nguy. Nhị biết tự súc, nên giữ được tính mệnh. Tam lại đồng chí hướng với thượng, nên cả hai cùng tiến, thắng lợi.

- Ba hào trên là kẻ có nhiệm vụ kìm hãm đối thủ. Tứ có may mắn là Sơ còn yếu, dễ súc. Ngũ dùng trí và súc được Nhị. Đến Thượng thì thời Súc đã hết, không cần phải súc nữa, có thể cho đối thủ Tam tự do sinh sống trong thế quân bình đã thành lập.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2024(Xem: 292)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 994)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1607)
08 Tháng Năm 2020(Xem: 5289)
13 Tháng Sáu 2019(Xem: 6689)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000