Lời nói đầu

20 Tháng Năm 201411:07 CH(Xem: 10928)
Chúng tôi đã may mắn mượn được quyển CHU DỊCH của cụ Phan Bội Châu tự Sào Nam, và quyển I CHING của Alfred Douglas. Cụ Phan thì chuyên về giảng triết lý kinh Dịch, không cho biết cách bói Dịch, vấn đề mà Douglas đã bổ khuyết rất đầy đủ. Về ý nghĩa của mỗi quẻ và mỗi hào, cuốn của cụ Phan rất chi tiết, giải thích từng chữ từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, và tuy đôi khi cụ cũng mở rộng sự giải thích của cổ thánh hiền bằng cái sở học của một nhà nho tân tiến (như đem các biến cố cận đại của Đông, Tây làm ví dụ), nhưng vẫn câu nệ vào văn tự của các lời đoán, truyện và hào từ, mà không tự giải thích theo những nguyên lý của Dịch mà chính cụ đã nói qua, như thuộc chất của âm dương, vị trí của mỗi hào, sự tương quan giữa các hào, v . v . Đến cuốn của A. Douglas lại còn kém xa, chỉ tóm tắt nguyên văn của kinh Dịch trong vài câu quá ngắn ngủi thành ra thiếu mạch lạc, nên càng thêm bí hiểm.

Rồi chúng tôi tham khảo thêm những cuốn viết về kinh Dịch của các học giả Âu-Mỹ (Iulian K.Shcutkii, John Blofeld, Sam Reifler, James Legge) hy vọng tìm thấy ở đó một tia sáng của lý luận khoa học, nhưng vô ích, vì họ đều là những học giả chuyên nghiên cứu Hán tự và văn hóa Hán, chỉ có mục đích diễn tả thật trung thành nguyên ý của cổ thánh hiền Trung Hoa. Riêng chỉ có cuốn Méthode Pratique de Divination chinoise par le Yi King của Charle Canone đã viết theo lời giảng của đạo sĩ Nguyên Quang (Yuan Kuang) là bớt nô lệ vào các lời bàn của cổ thánh hiền, và giải thích mỗi quẻ và mỗi hào một cách giản dị hơn, nhưng vẫn chưa biết dùng lý luận chắc chắn để dẫn dắt lời giảng.

Đó là một trong những điều thắc mắc đã vấn vương trí óc của chúng tôi sau khi đọc đi đọc lại các tài liệu tham khảo nói trên. Rồi chúng tôi nghiền ngẫm cố gắng tự mình giải quyết những thắc mắc của chính mình.

Tập biên khảo này là công phu suy nghĩ trong gần ba năm. Nó không giải quyết được mọi thắc mắc, và ngay cả khi tưởng rằng đã giải quyết được cái nào, thì cũng chưa chắc là đúng. Biết vậy, nhưng chúng tôi cứ làm vì biển học mênh mông, tiến được bước nào (hoặc tưởng thế) thì cứ tiến, chứ làm sao dám có ảo vọng đạt tới chân lý tối hậu?

Cuối cùng chúng tôi lại tò mò đọc thêm quyển I Ching numerology của Da Liu, nói về phép bói của Thiệu Khang Tiết. Thấy cũng hay hay, nên chúng tôi cũng thử tóm tắt và trình bầy ở đây. Bởi vậy tập biên khảo này chia ra làm ba phần:

I - Đại cương về kinh Dịch : gồm có mấy đoạn sau đây:
  1. Nguồn gốc kinh Dịch 
  2. Tượng trưng những yếu tố vô hình chi phối sự vận chuyển thiên nhiên và nhân sự bằng dấu hiệu hữu hình; 
  3. Cách xếp đặt thứ tự các quẻ trong kinh Dịch;
  4. Cách bói dịch;
  5. Cách giải quẻ bói;
  6. Triết lý kinh Dịch.
II - Sáu mươi tư quẻ : Trước hết trình bầy lời giải thích của cổ thánh hiền về toàn quẻ và từng hào, tóm tắt theo cuốn của cụ Phan; tuy nhiên, để làm sáng tỏ thêm hào từ, chúng tôi cũng thỉnh thoảng tự ý ghi thêm, giữa hai dấu ngoặc, một nhân vật hoặc biến cố lịch sử phù hợp với hào đó. Sau lời giải thích cổ điển, đến phần nhận xét bổ túc của chúng tôi về ý nghĩa quẻ và bài học của nó.

III - Phụ lục : Phép bói của Thiệu Khang Tiết.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2024(Xem: 155)
Sự đóng góp của giới nho sĩ trải qua các biến cố lịch sử.
15 Tháng Bảy 2024(Xem: 461)
Những định luật lịch sử
15 Tháng Hai 2024(Xem: 1476)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2575)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2573)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000