- Lời Mở Đầu
- Nguyên Do Nào Khiến Tôi Niệm Phật
- Ý Nghĩa Tu Hành
- Ý Nghĩa Bí Mật Của Câu A Di Đà
- Muốn Được Nhất Tâm Không Tu Xen Tạp
- Niệm Phật Cách Nào Để Được Nhất Tâm
- Phát Tâm Bồ Đề
- Những Dấu Hiệu Trước Khi Được Nhất Tâm
- Những Dấu Hiệu Khi Được Nhất Tâm
- Biến Chuyển Sau Khi Được Nhất Tâm
- Giải Tỏa Ba Nghi Vấn
- Cảnh Giới Nội Tâm
- Đánh Đuổi Tâm Ma
- Không Niệm
- Ý Nghĩa Diệu Âm
- Ý Nghĩa Câu “Nhất Tâm Bất Loạn”
- Tại Sao Người Tu Lưu Lại Xá Lợi
- Niệm Phật Đại Thừa
- Đại Nguyện Thứ Mười Tám
- Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo
- Hiểu Lầm Cúng Dường Và Lễ Bái
- Hiểu Lầm Hai Chữ Buông Xả
- Hiểu Lầm Hai Chữ Thanh Tịnh
- Ý Nghĩa Thời Gian
- Niệm Phật Không Làm Mất Thời Gian Sinh Hoạt
- Nuối Tiếc
- Cách Niệm Phật Chung Với Con
- Niệm Phật thế
- Tự Quy Y Với Phật
- Bố Thí Là Niềm Hạnh Phúc Vô Biên
- Hiểu Lầm Trí Tuệ Của Phật
- Hiểu Lầm Lòng Từ Bi Của Phật
- An Phận Là Tự Tại
- Cứu Thần Thức
- Cảnh Giác
- Tại Sao Niệm Phật Mà Vẫn Còn Khổ?
- Tại Sao Không Di Cư Về Cõi Phật?
- Hãnh Diện Cho Phụ Nữ, Thương Cho Nam Giới
- Buồn Cho Những Chuyện Bất Công
- Ý Nghĩa Ngày Giỗ
- Thương Cho Người Đời Mâu Thuẫn
- Muốn Cứu Con Phải Dùng Tình Thương Cứng Rắn
- Xóa Tan Mặc Cảm
- Hy Sinh Không Đúng Chỗ
- Chuyển Đau Khổ Thành Bình An
- Chuyển Tuyệt Vọng Thành Hy Vọng
- Giấc Mơ Như Thật
- Chuột Biết Trả Thù
- Ba Kiếp Trong Một Đời
- Người Bị Chết
- Người Chết Thành Rắn
- Rắn Thành Người
- Tiên Bị Đọa
- Phần Kết Luận
- Chư Phật Gia Hộ
- Lá Thư Tâm Sự
- Lời Thỉnh Cầu
- Phần Nhắc Nhở Tổng Kết
- Tin Giờ Chót
- Đúng Hay Sai ?
- Nam Mô A Mi Đà Phật
- Lời chân thật
Kính thưa quý bạn! Nếu tâm chúng ta được thanh tịnh thì chư Phật đâu cần đến đây dạy dỗ chúng ta làm sao tu hành để giải thoát? Chúng ta đã hiểu lầm hai chữ thanh tịnh của Phật dạy trong kinh rồi. Phật dạy: “Chúng ta phải dùng cái tâm thanh tịnh để niệm Phật”. Ý Ngài là nói trên cái chơn tâm Phật tánh của chúng ta, không phải nói trên cái tâm vọng tưởng, chấp trước của chúng ta. Trong mỗi chúng ta đều có nhiều tâm khác nhau. Chúng ta không cần đi tìm hiểu nhiều tâm khác làm gì cho nhọc. Vì càng tìm hiểu chỉ càng làm ta thêm lộn xộn phân tâm rồi sinh ra phân biệt chấp trước.
Ở đây, tôi xin tóm lại còn hai tâm:
- Chơn tâm Phật tánh (tâm thật của ta)
- Tâm vọng tưởng chấp trước (tâm giả từ thân ta mà có)
Khi chúng ta niệm Phật, vọng tưởng kéo đến, chúng ta lại tưởng là vì mình niệm Phật nên có nhiều vọng tưởng. Thật ra không phải vậy, vọng tưởng của chúng ta lúc nào cũng nhiều vô cùng tận. Chẳng qua trước kia chúng ta dùng tâm giả nên không thấy chúng. Giờ chúng ta niệm Phật, tâm Phật của chúng ta được thức tỉnh. Tâm Phật là ánh sáng trí tuệ soi đường cho chúng ta thấy được vọng tưởng để mà tiêu diệt chúng, để chúng không làm cho chúng ta bị đau khổ luân hồi sanh tử nữa.
Cũng như một viên ngọc bị đóng sình đất lâu năm thì ta phải cần đem đi rửa. Lúc bắt đầu rửa thì tay của ta sẽ bị dơ bẩn và thau nước cũng sẽ bị đen hôi. Nhưng chúng ta cứ tiếp tục thay nước và chấp nhận tay bị dơ bẩn thì sau khi rửa nhiều lần, tay của ta, nước và viên ngọc cũng sẽ được sạch sẽ thơm tho, chiếu sáng. Niệm Phật cũng vậy, vọng tưởng là dơ, câu Phật hiệu là nước thần rửa sạch tâm dơ bẩn của ta, để viên ngọc chơn tâm được hiển hiện. Khi ông Phật trong tâm được hiển hiện thì trí tuệ của ta theo đó mà cũng được thông, đây gọi là thần thông. Thần là thần lực ánh sáng từ tâm Phật của ta phát ra làm tiêu tan tâm ma. Thông là trí tuệ bát nhã, nhờ có thần lực ánh sáng của tâm Phật mà trí tuệ của ta được thông, hiểu biết tất cả vạn pháp từ giả tới chơn.
Tâm Niệm
Tâm ta niệm nào ngoại cảnh niệmChợ đông người mặc kệ chợ đông.
Khen, chê, chửi, trách chuyện của người
Mưa, nắng, đêm, ngày chuyện thiên nhiên.
Tâm ta niệm nào thân ta niệm
Bận rộn đêm, ngày chuyện của thân
Đi, đứng, nằm, ngồi không chướng ngại
Thân mất, cảnh tàn vốn tự nhiên.
Tâm đã định ngại chi ngoại động
Niệm niệm Di Đà, niệm tự tâm
Trí tuệ, chơn tâm, thần thông đủ
Cực lạc danh đề Phật vị lai! (Ta là Phật sẽ thành)
Gửi ý kiến của bạn