Hiểu Lầm Cúng Dường Và Lễ Bái

21 Tháng Năm 20145:25 SA(Xem: 7936)
Trước kia chưa hiểu Phật pháp tôi thường hay thắc mắc là: tại sao Phật tử chúng ta phải cúng đèn, hương, hoa, quả nước cho Chư Phật? Tôi nghĩ: Ngài là Phật thì Ngài đâu cần mấy thứ này để làm gì? Nếu Ngài cần mấy thứ này thì Ngài đâu phải là Phật từ bi như người đời ca tụng. Vì thấy không đúng nên tôi đi tìm hiểu. Tôi hỏi nhiều bác lớn tuổi và luôn cả ba mẹ tôi. Nhưng có một số người thì nói rằng: cúng là để cho Chư Phật dùng, còn có một số người thì nói rằng cúng là để tỏ lòng thành kính. Tôi thấy hai lý do trên không hợp lý nên tôi hỏi họ vậy luật lệ này do Phật đề ra hay do người đời đặt ra?” Họ đều nói rằng là do Phật đề ra.
Thậm chí, tôi nghe nhiều người nói rằng: “Ồ! Tôi bây giờ bị khổ là vì bị Phật và mẹ Quán Âm trừng phạt, bởi vì năm trước tôi có đến xin Phật và mẹ Quán Âm phù hộ cho con tôi khỏi bệnh thì tôi sẽ cúng một mâm trái cây để trả lễ. Rồi sau đó con tôi được khỏe lại thì tôi lại không đi tạ lễ nên bây giờ bị tai nạn này là do trời Phật trừng phạt tôi.”
Tôi nghe riết rồi cũng hiểu lầm về Chư Phật. Tuy là tôi tin Phật nhưng trong tận đáy lòng tôi vẫn còn một chút hoài nghi: là tại sao Phật lại dạy chúng sanh phải mua hương, đèn, hoa, quả và nước để lên bàn thờ trước rồi mới lễ lạy sau? Dù tôi là người phàm phu mỗi khi giúp đỡ người tôi còn ẩn danh, tại sao Ngài là Phật lại dạy chúng sanh cúng dường, lỡ chúng sanh nghèo không tiền thì không được phù hộ hay sao? Như vậy hai chữ “Từ Bi” là giả không thật?
Lúc đó, tôi thật muốn đến chùa tìm Tăng, Ni để giúp giải tỏa nghi vấn trong lòng tôi. Nhưng vì cuộc sống trôi nổi bôn ba nên không có dịp gặp được Tăng, Ni.
Sau này cuộc sống của tôi được ổn định một chút, tôi tìm hiểu về kinh sách của Phật. Sau khi học hiểu tôi thật là xấu hổ và hối hận thấy tôi quá ngu si. Chỗ cần tìm hiểu thì không tìm hiểu; cứ đi hỏi bá tánh ở ngoài mà đa số họ là đạo ông bà và ngoại đạo mê tín dị đoan, chính bản thân của họ còn tưởng họ là đạo Phật và bản thân tôi trước đó cũng như vậy, thật là đáng thương. Tội cho tôi bao nhiêu năm mỗi đêm cắm nhang lạy Phật nhưng lại không tin Phật thật lòng, cứ hoài nghi Chư Phật. Khi hiểu được mới thấy hổ thẹn và hối hận. Vậy mà bao nhiêu năm ai hỏi tôi đạo gì thì tôi đều trả lời rằng là tôi đạo Phật, thật đúng là ngu si đến đáng hận.
Tôi nói tôi là đạo Phật, mà bản thân của tôi không hiểu gì về đạo Phật cả, không chịu tìm hiểu học hỏi kinh sách của Phật mà chỉ biết nghe lời cha mẹ và những người mê tín ngoại đạo, rồi đi phỉ báng nghi ngờ, khiến cho các tôn giáo khác hiểu lầm về đạo Phật. Thử hỏi tội lỗi của tôi có nhảy xuống mấy sông Hồng Hà rửa cũng không sạch. Sau khi hối hận, tôi tự sám hối và quyết tâm học hỏi Kinh Phật tìm ra lẽ thật để tuyên dương Phật pháp ra ngoài hầu đánh tan sự hiểu lầm về Chư Phật.
Phật dạy: “Chúng ta lập bàn thờ, khắc tượng và dùng năm thứ lễ vật để lên bàn thờ là không phải để cúng dường cho Chư Phật. Vì cho tất cả chúng sanh mà Ngài đặt ra năm thứ lễ vật này, trong đó bao hàm năm pháp của Phật có ngụ ý rất sâu.” Ý Ngài là muốn chúng ta mỗi khi lễ lạy, nhìn thấy năm pháp này thì phải nhắc Phật dạy: “Chúng ta lập bàn thờ, khắc tượng và dùng năm thứ lễ vật để lên bàn thờ là không phải để cúng dường cho Chư Phật. Vì cho tất cả chúng sanh mà Ngài đặt ra năm thứ lễ vật này, trong đó bao hàm năm pháp của Phật có ngụ ý rất sâu.” Ý Ngài là muốn chúng ta mỗi khi lễ lạy, nhìn thấy năm pháp này thì phải nhắc nhở mình hằng ngày siêng năng tu hành để mau thành chánh quả như Ngài. Mỗi một pháp có một ý nghĩa cao thâm của nó.
Hoa: là tượng trưng cho Hoa Sen ngàn cánh và cũng là tượng trưng cho tâm bồ đề của chúng ta (tâm bồ đề nghĩa là tâm Phật của ta.) Vì mỗi một người tu hành niệm Phật thì đều có một hoa sen ngàn cánh mọc trong ao báu ở trên Cõi Phật. Ai tu niệm càng nhiều thì Hoa Sen càng lớn, phẩm Phật càng cao. Một câu niệm Phật là một phép thần lực chuyển hóa tâm bồ đề và nuôi dưỡng hoa sen ngàn cánh của chúng ta. Khi chúng ta chết sẽ không mang theo được bất cứ vật gì ở trên thế gian, luôn cả thân giả tạm này. Chúng ta chỉ mang theo được tâm bồ đề và hoa sen ngàn cánh này thôi. Phút lâm chung, Chư Phật sẽ đem hoa sen ngàn cánh của ta đến nơi tiếp dẫn. Lúc đó, chúng ta sẽ ngồi trên hoa sen này mà sanh về Cõi Phật.
Quả: là tượng trưng cho quả vị Phật. Sự tu hành của chúng ta phải đạt đến thánh quả viên mãn.
Hương: là tượng trưng cho mùi hương thơm thanh khiết của hoa sen ngàn cánh và cũng là hương thơm tu hành giữ năm giới, tu thập thiện của chúng ta. Khi Chư Phật đến tiếp dẫn, mùi hương thơm của hoa sen ngàn cánh vẫn còn để lại trong nhà đến mấy ngày sau (không phải người nào vãng sanh cũng có mùi hương thơm để lại mà còn tùy phẩm vãng sanh cao , thấp và mỗi người đều thấy được những điềm lành khác nhau).
Đèn: là tượng trưng cho trí tuệ bát nhã của chúng ta.
Trí tuệ là phá ngu si, như mặt trời phá tan màn đêm tăm tối. Chúng ta phải biết dùng trí tuệ để phân biệt đâu là chánh tà, hư thật. Bát nhã là thấy hiểu biết thế gian chỉ là giả tạm.
Nước: là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, tinh khiết không bị ô nhiễm. Nước còn tượng trưng cho một tấm lòng từ bi lai láng vô cùng tận, thấm nhuần tình thương đi khắp mọi nơi.
Hình tượng của Chư Phật: là để chúng ta nhìn tưởng và noi gương các Ngài để mà tu tập. Khi thành chánh quả chúng ta sẽ có kim thân vẹn toàn giống như quý Ngài.
Ý nghĩa cúng dường Chư Phật: Quý Ngài là Phật không phải là ma nên không cần dùng trái cây hoa quả của chúng ta cúng dường (nói như vậy không có nghĩa là chúng ta dẹp bỏ bàn thờ hay không còn dâng hương, hoa, quả, đèn, nước mà chỉ dẹp bỏ sự hiểu lầm của chúng ta về Chư Phật.) Ý nghĩa cúng dường ở đây là nếu chúng ta là đệ tử của Phật thì phải nghe lời Phật dạy, học hỏi Kinh sách của Phật, tu hành tự độ và độ tha. Có như vậy là chúng ta đã cúng dường mười phương Chư Phật rồi. Quý Ngài hy sinh cho chúng ta đã nhiều kiếp mục đích là vì cái gì? Là vì mong chúng ta thoát khỏi luân hồi vãng sanh thành Phật.
Nay thấy chúng ta siêng năng tu tập, dĩ nhiên là quý Ngài vô cùng hoan hỷ. Cũng như người làm cha mẹ nào có ham con cái làm nhiều tiền để nuôi chúng ta mà chỉ mong con cái được thành tài, nghe lời và làm người tốt thì bậc làm cha mẹ đã vô cùng mãn nguyện rồi. Khi chúng ta tu hành và dẫn dắt cứu độ chúng sanh là đã gánh bớt một phần cực nhọc cho Đấng Từ Phụ, Chư Phật và Chư Bồ Tát. Đây mới là ý nghĩa cúng dường chư Phật.
Lễ bái: Phật là thầy, là cha đến đây để cứu độ chúng sanh. Ngài không phải là giáo chủ môn phái hay là Đại Vương. Nên Ngài cũng không cần chúng ta quỳ gối bái lạy hay để vinh danh Ngài. Ngài chỉ muốn chúng ta cung kính Ngài như cung kính chính bản thân của chúng ta. Chúng ta cung kính Ngài nên mới tôn thờ bái lạy, điều này đúng không sai. Nhưng chúng ta không nên chỉ dùng hình thức ở bên ngoài, rồi hiểu lầm cho rằng là mình quỳ bái lạy càng nhiều càng tốt, chư Phật sẽ gia hộ cho chúng ta. Điều này hoàn toàn sai lầm không hiểu được ý của Phật.
Khi chúng ta bái lạy, trong tâm không nhất tâm thành kính, không một lòng noi gương Ngài dạy bảo, không quyết tâm tu sửa. Dù bạn có quỳ đến lủng sàn bể gối cũng chỉ vô dụng thôi, vì Phật có muốn cứu bạn Ngài cứu cũng không nổi. Tại sao? Vì Ngài là Phật, là đấng có trí tuệ toàn năng viên mãn. Ngài thấy tất cả pháp là không, đã là không thì Ngài đâu còn chấp cái hình thức ở bên ngoài. Cái mà Ngài muốn thấy đó là tâm Phật của chúng ta. Ngài chỉ chấp nhận sự bái lạy từ tâm Phật của chúng ta, một lòng thành kính sám hối, noi gương của Ngài để mà tự độ và độ tha. Có được cái tâm chân thật lễ bái như vậy thì chúng ta chắc chắn cảm ứng được với Chư Phật và được thần lực của Chư Phật gia trì. Điều này là vạn lần chân thật.
Sám hối: trước kia tôi cũng hiểu lầm về sám hối. Sau này tôi mới hiểu, không phải chúng ta ngày đêm đọc tụng kinh sám hối hay sám hối với Phật là tội lỗi của chúng ta được vơi hay là hết. Vì Phật không có thể giúp chúng ta hết nghiệp mà bớt nghiệp hay không là do chúng ta tự biết sám hối. Nghĩa là: chúng ta tự sám hối với lương tâm của mình. Quyết tâm không tái phạm, quyết tâm niệm Phật để được tiêu trừ nghiệp tội của chúng ta. Phật nói: “Chỉ có câu Phật hiệu A Di Đà là giúp chúng ta sám hối hữu hiệu nhất”.
Trước kia tôi có nhiều tật xấu tưởng rằng tới chết sẽ mang theo không bao giờ sửa đổi được. Tôi đã dùng đủ cách nhưng không có hiệu quả. Sau này nhờ niệm Phật mà tật xấu của tôi đều bỏ được hết. Thật là thần diệu không thể nghĩ bàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000