Tự Quy Y Với Phật

21 Tháng Năm 20145:27 SA(Xem: 8585)
Từ nhỏ tôi được mẹ dẫn đi làm Phật tử và quy y. Được một thời gian thì ngưng vì sự thay đổi của đất nước. Sau khi định cư qua Mỹ tôi luôn luôn mong mỏi tìm được thầy để thọ giới quy y lại. Tuy tôi đã được quy y từ nhỏ nhưng lúc đó tôi còn quá nhỏ, nên lo rằng là mình chưa có đủ thành ý. Vì vậy nhiều năm qua ai hỏi tôi pháp danh là gì thì tôi đều trả lời rằng là không có, vì cảm thấy mình chưa xứng đáng. Mãi đến khi tôi nghe được Ngài pháp sư Tịnh Không dạy về ý nghĩa quy y thì tôi mới lãnh ngộ.
Ngài nói: “Chúng ta không cần đi đâu xa để tìm thầy quy y hay là thọ ký (thọ ký là làm chứng cho chúng ta) vì tất cả chỉ là hình thức. Tại sao? Cho dù ta có tìm được một vị thầy mà ta tôn kính để quy y. Sau khi quy y xong chúng ta không giữ năm giới, không tu thập thiện thì chỉ làm mất thời gian mong mỏi của Chư Phật và quý thầy. Ý nghĩa quy y chân thật đúng cách nhất đó là dùng cái tâm chân thật của mình để quy y với Phật, quy y với Pháp, quy y với Tăng. Khi chúng ta khởi cái tâm cung kính quyết tâm tu sửa, quyết tâm noi gương theo Đấng Từ Phụ; quyết tâm tìm hiểu và học hỏi kinh sách của Phật; quyết tâm làm những hạnh nguyện như Ngài Quán Thế Âm và Ngài Thế Chí Bồ Tát. Ngay giây phút chúng ta quyết tâm đó thì chư Phật đã chứng cho chúng ta rồi. Tuy Chư Phật ở xa nhưng không xa, chỉ cần chúng ta khởi niệm thì Chư Phật sẽ cảm ứng được ngay. Còn về pháp danh thì trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà đã thọ ký cho chúng ta rồi. Đức Phật nói: ‘Phật tử nào làm đúng theo những lời Phật dạy là: từ bi, tự độ và độ tha, thì đều là Phật tử Diệu Âm của Ngài.’ Pháp danh Diệu Âm, là do chính Phật thọ ký cho chúng ta.” Ngài pháp sư Tịnh Không nói: “Thời nay lẫn lộn chánh tà khiến cho chúng ta hoang mang không biết nên quy y thầy nào cho đúng, không biết nên nghe thầy nào cho phải. Nên cách duy nhất có thể giúp cho ta đi đúng đường thì chỉ có bái Phật Thích Ca làm thầy và học hỏi kinh sách của Ngài, làm theo hạnh nguyện của Chư Bồ Tát thì sẽ không sai, không còn hoang mang.”
Kính thưa quý bạn! Chúng ta tu là tu hành với Phật, với Chư Bồ Tát và tu cho bản thân của ta, không phải tu cho quý thầy. Ai tu nấy chứng, ai tội nấy mang. Chúng ta cứ một lòng niệm Phật và hướng về Phật. Khi niệm Phật thì ta phải một lòng quyết tâm kiên cố. Dù cho ai có nói ra nói vào thì chúng ta cũng giữ một lòng kiên định. Chúng ta chỉ tu hành theo kinh sách của Phật là đúng không sai.
Nếu chúng ta không có phước vào chùa để tu thì có thể tu tại gia. Tu tại gia hay tu ở chùa đều là tu xuất gia không khác. Chỉ có khác ở chỗ là môi trường sinh hoạt mà thôi.

Xuất gia ở đây không phải là bỏ hết tình cảm, gia đình, thân nhân hay bỏ nhà vào chùa thì mới gọi là xuất gia. Đó là hiểu sai ý Phật. Ý nghĩa của hai chữ xuất gia ở đây là xuất ra khỏi sáu ngã luân hồi. Chúng ta phải quyết tâm tu và dẫn dắt chúng sanh cùng nhau về cõi cực lạc để gặp Phật A Di Đà. Đây mới là xuất gia chơn chính.
Ba bộ kinh lớn của Phật có thể giúp cho ta tu tập trong thời mạt pháp là: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà. Nếu quý bạn không muốn mất nhiều thời gian để tìm hiểu thì kiếm bộ Kinh Vô Lượng Thọ 29 cuốn do Ngài pháp sư Tịnh Không giảng thì sẽ nắm hết tinh hoa cốt tủy kinh giáo của Phật. Đây mới là báu vật vô giá của thế gian.

Tâm Là Tất Cả

Nhà là chùa Tâm là Phật Kinh là thầy
Tìm chi cho nhọc, thời gian không còn! A Di Đà
Chuyên trì niệm
Không thối chuyển
Đường về Cõi Phật không còn bao xa! Phút lâm chung
Tưởng nhớ Phật
Phật tiếp dẫn
Hoa sen nở rộ, thân kim vẹn toàn!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Bài mới nhất
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000