Chương III

21 Tháng Năm 201410:36 CH(Xem: 8863)
Bảo Hy về phòng vui vẻ. Sau khi rửa tay, chân và niệm một mình. Những ông tăng trú ở tu viện Am Bá Vân sẽ phải tụ họp ở niệm Phật đường và tụng giới luật trong những ngày lễ Phật giáo.
Pháp Bổn đã trao cho ông một đồng hồ báo thức và bảo :
-Hãy giữ lấy để đánh thức ông. Nó chỉ cần thiết lúc đầu. Sau này khi ông tập khá Thiền Minh Sát rồi thì ông tự biết thời gian và không cần nó nữa.
Thật là lạ, khi mới nghe Bảo Hy không tin, nhưng dần dần ông tự thấy đúng như vậy.
Rồi Pháp Bổn chỉ cho ông tăng mới cách dùng đồng hồ báo thức và rồi ông nằm nghiêng mà ngủ.
Bảo Hy để đồng hồ một giờ để thực hành thiền hành. Ông đi tới và đi lui trong phòng dài chừng 3 thước. Tiếng đồng hồ báo thức vang lên làm ông ngưng sự thiền hành lại. Ông lại để báo thức lúc 4 giờ sáng và đi ngủ. Đồ ngủ của ông gồm một cái gối, một manh chiếu, một cái mền. Ông trải chiếu cạnh Pháp Bổn và tắt đèn. Ông nằm dưới mền và đặt tay phải lên bụng. Ông cảm nhận sự phồng, xẹp của nó và niệm thầm phồng-xẹp và trong giây lát ông rơi vào giấc ngủ, không biết rơi vào phồng hay xẹp.
Chuông đồng hồ reo vang, tiếp theo là tiếng chuông của tu viện. Tiếp theo đó là tiếng chó sủa. Bảo Hy giật mình nhưng vẫn buồn ngủ. Buổi sáng sớm trời rất lạnh, nằm nướng dưới mền vẫn thích hơn. Ông tăng mới giơ tay tắt đồng hồ báo thức, định ngủ nữa, nhưng như có một tiếng nói cảnh báo ông :
-Bảo Hy, nếu ông lười biếng như thế thì không thể nào thanh lọc tâm ông được. Ông phải đi con đường đúng đắn. Hãy thức dậy và thực hành thiền hành.
Bảo Hy nhận thấy tiếng nói bí mật này y hệt tiếng nói ông đã nghe năm ngoái. Ông vội vàng trở dậy, đánh răng, niệm kinh và thực hành thiền hành.
Pháp Bổn đã đi đến niệm Phật đường, ông muốn ông tăng Việt tự mình một cõi tu tập. Tiếng cú kêu trong rừng không làm trở ngại ông vì ông niệm tiếng cú kêu trong rừng. Và khi nghe tiếng chó sủa, ông niệm tiếng chó sủa và hú. Đang khi ông tập thiền hành, thì ông thấy bụng sôi lên. Ông không quen nhịn đói. Ông đã ăn từ trưa hôm qua. Ông đi trung tiện nhưng không biết phải niệm làm sao vì thầy không dạy ông. Pháp Hư chỉ dạy ông niệm đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, đi tiêu, đi tiểu chứ không dạy đi trung tiện. Ông làm vài lần. Ông không hiểu đó là công việc của thân thể, việc này xẩy ra cho mọi người tập Thiền Minh Sát. Vào 6 giờ, Bảo Hy và 4 ông tăng đi khất thực cùng Pháp Bổn. Trụ trì giới hạn các nhóm từng 5 người, khuyến khích họ truyền pháp trong vùng. Khi khất thực trở về, họ đến thiền đường và dùng bữa với các vị tăng khác. Trụ trì đi khất thực với một thị giả. Ông chỉ ăn một bữa, trừ những ngày lễ ông ăn thêm bữa trưa khi các Phật tử đến cúng dường chư tăng.
Khi chư tăng ăn xong, thực phẩm dư thừa được chia làm 2 phần : một phần cho những người dọn dẹp, một phần cho chư tăng. Nếu không đủ ăn thì đầu bếp của tu viện sẽ cung cấp thêm. Việc bếp nước là một vấn đề trọng đại của thiền viện, vì hàng ngày có nhiều người thường đến tu viện học thiền. Họ đến tu viện từ nhóm từng nhóm từ 1 trăm người hay hơn. Họ được cung cấp ăn ở. Họ rất biết ơn sự từ bi này và không ai không muốn trở lại.

Bảo Hy thực hành thiền hành sau đó đi tắm và đến học pháp ngồi Thiền.
-Ông sao rồi ? Tối qua có ngủ ngon không ?
-Dạ ! Tốt.
-Ông có biết mình ngủ lúc Phồng hay Xệp không ?
-Dạ không !
-Không sao ! Ông hãy cố gắng đêm nay.
-Một ông tăng tốt không nói chơi với thầy mình.
-Sao thầy biết ?
-Sao tôi lại biết ?
Pháp Hư mỉa mai, Bảo Hy không ngăn được nghĩ ngợi thầm : Có lẽ ông là La Hán chăng ?
-Tôi không phải là thánh cũng không phải là La Hán. Đừng ngạc nhiên tại sao tôi biết. Nếu ông tập Thiền Minh Sát tốt, ông cũng sẽ làm được như vậy, không khó khăn gì. Bây giờ ông có cảm giác phồng-xẹp khi thở không ?
-Chỉ thấy phồng thôi, còn xẹp thì không rõ rệt, thưa thầy.
-Hãy cố gắng lên ! Khi tâm ông tỉnh giác hơn bây giờ thì ông sẽ thấy. Đi, đứng, nằm, ngồi, hít, vào, thở ra . . . là những tác động của thân. Thân đây là chỉ thân ông. Cách ông thực hành về niệm sáng nay không đúng, vì nó không phải là sự tỉnh thức trong thân mà là ngoài thân. Do đó không thể gọi là sự tỉnh thức thân trong thân. Ông còn nhớ sáng nay ông niệm gì không ?
-Dạ ! Có. Con niệm gà gáy, chó sủa.
Bảo Hy nghĩ thầm mình còn niệm “tôi đi trung tiện” không biết thầy có biết không ?
-Sao tôi lại không biết chứ ! Nhưng đó đều không đúng.
-Con niệm một mình sao thầy biết, hơn nữa con niệm ở trong phòng con mà ?
-Tôi biết vì tôi niệm thọ. Chữ thọ này đáng giá cả triệu đồng. Đừng nghĩ là việc này vô lý. Nếu ông tập Thiền Minh Sát đến trình độ cao nhất và ông có thể dùng thọ này trong nhiều lợi ích.
-Có thể dùng thọ này để đọc số trúng xổ số không ?
-Chắc chắn rồi ! Nhưng không ai dùng cách này cả. Tập Thiền Minh Sát để trừ tham, sân, si. Nếu ông đọc được số trúng của xổ số thì đó là tham trái với mục đích của pháp Thiền Minh Sát.
-Vâng, thưa thầy ! Con đã hiểu rồi, xin thầy giảng thêm về sự tỉnh thức trong thân.
-Bây giờ trước khi ông hiểu chuyện này, ông phải hiểu 12 xứ đã. 12 xứ gồm sáu căn và sáu trần. 6 căn là : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. 6 trần là : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mắt nhìn sắc, tai nghe thanh, mũi ngửi hương, . . . Ông thấy lưỡi làm gì ?
-Thưởng thức bữa cơm.
-Không đúng, nói lại.
-Răng.
-Không đúng, tiếp tục.
-Con không biết.
-Khi ông ăn, ông thấy bữa cơm nhạt hay mặn thì ông nói sao ?
-Ngon, thưa thầy.
Không chịu được nữa Pháp Hư cho câu trả lời :
-Đó là vị, còn thân biết gọi là xúc, còn ý biết gọi là pháp.
-Cảm ơn thầy, bây giờ con hiểu rồi.
-Bây giờ hãy chỉ cho tôi 6 trần ?
-Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
-Vậy 6 căn ở ngoài cơ thể sao ?
-Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
-Khi căn và trần gặp nhau, ông biết chúng phản ứng như thế nào và ông niệm thế ấy.
-Vậy có thể hiểu niệm là ghi nhận không ?
-Phải đó, khi ông nghe gà gáy, chó xủa . . . ông chỉ ghi nhận “nghe”, không khám phá cái gì, hay của ai. Những gì mắt thấy, ông chỉ “nhìn” không thôi. Khi ông muốn đánh “rắm”, ông chỉ niệm “nghe” . . . Nếu khi ông ngửi, ông niệm thế nào ?
-Nếu là của con, con niệm “thơm”, nếu là của người khác, con niệm “thối”.
Pháp Hư cười :
-Tốt lắm, câu trả lời rất hay.
Sau khi cười đã rồi, Pháp Hư nói :
-Tôi không biết là ông ngoan ngoãn hay cứng đầu nữa, là khéo léo hay ngu đần.
-Con không khéo cũng không ngu.
-Phải, tôi nghĩ rằng ông khéo léo và hy vọng ông khéo mãi.
-Cảm ơn thầy.
-Bây giờ ông đã hiểu rõ 12 xứ trong và ngoài. Khi thực hành ông có thể niệm. Nhớ kỹ ông không khám xét mà chỉ biết thôi.
-Tại sao chúng ta không thể khám xét, thưa thầy ?
-Vì khi ông niệm “thơm” là ông tham và khi ông niệm “thối” là ông si. Do đó ông chỉ niệm “ngửi”. Ông có hiểu không ?
-Vâng, con hiểu.
-Bây giờ nghe một con chim hót, ông niệm sao ?
-Nghe.
-Sao ông không niệm nghe chim hót?
-Vì không phải là sự tỉnh thức trong thân.
-Tốt lắm. Bây giờ chúng ta sẽ học ngồi thiền. Ông phải thực hành liên tục để tỉnh thức trong mọi hoạt động khi căn tiếp xúc với trần. Sau khi thiền hành, ông niệm 5 lần “đứng” rồi niệm “ngồi” và ông từ từ ngồi xuống theo thế liên hoa. Để tay phải trên tay trái trong lòng. Thân thẳng, lưng thẳng, từ từ nhắm mắt lại, thở sâu, tâm đặt ở rốn vào khoảng chu vi 2 tấc quanh rốn. Niệm phồng, xẹp khi bụng lên xuống. Ông không để cho tâm đi lang thang : chú ý trên sự lên xuống của bụng. Vì tâm khó trị nên Đức Phật đã ví nó như con khỉ. Con khỉ không ở yên một lúc nào, trừ phi nó ngủ, nhưng nó ngủ cũng ít.
-Thầy giảng nhiều quá sợ con không hiểu hết.
-Không sao, sau này ông sẽ hiểu, bây giờ ông có thấy phồng, xẹp không ?
-Có.
-Cái nào thấy trước ?
-Phồng.
-Đúng rồi, ai nói xẹp thấy trước là sai. Phải có phồng lên rồi mới có xẹp xuống chứ ? Những gì ông nghe hay ngửi hãy niệm như tôi đã dạy. Nhớ kỹ đừng kiểm soát. Ông sẽ ngồi 40 phút, lúc nào xong tôi sẽ bảo.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn