- I. Quản Trọng Và Bão Thúc Nha
- II. Tây Môn Báo Trừ Bỏ Mê Tín
- III. Ngũ Viên Báo Thù
- IV. Phùng Huyên Mua Nhân Nghĩa
- V. Biển Thước Coi Bệnh
- VI. Mạnh Mẫu Ba Lần Dọn Nhà
- VII. Lạn Tương Như Và Liêm Pha
- VIII. Kỳ Ngộ Của Trương Lương
- IX. Hàn Tín
- X. Tô Vũ Chăn Dê
- XI. Đề Doanh Cứu Cha
- XII. Tư Mã Thiên Và Bộ Sử Ký
- XIII. Khổng Dung Và Lý Nguyên Lễ
- XIV. Vương Hi Chi Yêu Ngỗng
- XV. Trình Di
- XVI. Lòng Khoan Hồng Đại Lượng Của Trầm Chu
- XVII. Mưu Giỏi Của Thích Kế Quang Làm Lui Giặc Nhật
- XVIII. Nữ Hiệp Cách Mạng Thu Cận
- XIX. Khôi Hài Của Kỷ Hiểu Phong
- XX. Những Ngày Thơ Ấu Của Tôn Trung Sơn
Không ngờ Tần Vương không có thành ý, dùng mọi cách trước mặt mọi người để làm nhục Triệu Vương. Tuy Triệu Vương không thiếu tùy tùng nhưng không có ai dám lên tiếng giúp Triệu Vương. Chỉ có một quan văn là Lạn Tương Như bỏ sự nguy hiểm sinh mạng cùng Tần Vương tranh biện, không những bảo tồn tôn nghiêm của Triệu Vương mà còn củng cố địa vị của Triệu quốc. Khi về nước Triệu Vương nhận thấy Lạn Tương Như trí tuệ và dũng khí hơn người đã vì quốc gia lập đại công; phong ông làm Thượng khanh là chức vị cao nhất của triều đình lúc đó. Mọi người đều công nhận trừ danh tướng Liêm Pha.
Liêm Pha là một vị danh tướng của Triệu quốc, đã từng lập nhiều công lao; là một người được toàn quốc tôn kính. Ông thấy địa vị của Lạn Tương Như còn cao hơn ông. Ông thấy không phục, công khai nói :
-Tôi là vị đại tướng không thiếu lần ra sống vào chết, đổ biết bao nhiêu mồ hôi và máu mới có được, nay Lạn Tương Như chỉ dùng cái miệng mà trèo lên đầu tôi, làm sao tôi bảo người ?
Ông còn nói :
-Nếu tôi gập Lạn Tương Như, tôi sẽ làm cho ông ấy mất mặt.
Lạn Tương Như nghe được chuyện này, bèn cố ý tránh Liêm Pha. Ngay cả lên triều, ông cũng thường vắng mặt. Có lần Lạn Tương Như đi xe, xa trông thấy Liêm Pha ở phía trước, bèn ra lệnh cho người đánh xe rẽ vào một con ngõ để tránh. Tùy tùng Lạn Tương Như thấy ông sợ Liêm Pha như thế, nổi giận không chịu được đến trước mặt ông hỏi :
-Chúng tôi bỏ quê hương theo ông vì ngưỡng mộ tài đức của ông, hiện tại địa vị của ông cũng không dưới Liêm Pha. Thấy ông nhu nhược như thế người thường cũng không chịu được, huống hồ là người có địa vị. Được rồi, ông hãy để chúng tôi từ chức về nhà.
Lạn Tương Như nghe họ nói thế không trực tiếp trả lời, chỉ hỏi lại :
-Các ông thấy Liêm Pha tướng quân so với Tần Vương thế nào ?
-Uy nghiêm của Liêm Pha tướng quân không bằng Tần Vương.
-Uy phong như Tần Vương tôi còn không sợ, trước mặt công chúng còn dám mắng ông thì há sợ gì Liêm tướng ? Các ông phải biết rằng Tần quốc không dám đánh Triệu quốc vì văn thần thì có tôi, võ tướng thì có Liêm Pha. Nếu như hai hổ tranh đấu tất sẽ có một bị thương; nước Tần sẽ có cơ hội. Quốc gia mất, nếu so với đắc thất của cá nhân còn quan trọng hơn nhiều, do đó tôi không nhịn không được.
Liêm Pha nghe được câu chuyện này xấu hổ vô cùng, cởi trần, do bạn bè dẫn tới phủ Lạn Tương Như tạ tội, xin Lạn Tương Như đánh ông. Lạn Tương Như thấy thế mời ông vào nhà. Hai người nói chuyện rất hợp. Từ đó trở thành đôi bạn tri kỷ.
Chú thích của dịch giả :
Cuộc đụng đầu của Lạn Tương Như với vua Tần Chiêu Vương kể nơi đây là lần thứ hai. Hai năm trước vua Tần đã ép vua Triệu phải dâng viên ngọc họ Hòa để đổi lấy 15 thành của nước Tần. Triều đình nước Triệu biết đây là giả trá, ý đồ của Tần là muốn chiếm đoạt viên ngọc. Nhưng xét về mặt quân sự thì Tần mạnh hơn nhiều, nếu không chịu cống viên ngọc thì Tần sẽ xua quân sang đánh. Do đó, triều đình cần có người giám nhận lãnh trách nhiệm đi sứ. Các quan trong triều ai cũng đều lẩn tránh, lúc đó có người tiến cử Lạn Tương Như. Ông khẳng khái nhận lãnh sứ mạng. Đúng như dự kiến, vua Tần chỉ muốn chiếm viên ngọc mà thôi, nhưng Lạn Tương Như đã có kế để thoát hiểm đem được ngọc về nước hoàn thành nhiệm vụ mà vua Tần không làm gì được ông.
Gửi ý kiến của bạn