XII. Tư Mã Thiên Và Bộ Sử Ký

21 Tháng Năm 201411:12 CH(Xem: 11534)
tư  mã  thiên  và  bộ  sử  kýBộ sách sử ký là một bộ sách quan trọng trong điển tịch Trung Hoa. Tác giả Tư Mã Thiên trong quá trình ghi chép đã đem văn học trộn lẫn triết học làm một. Từ 2.000 năm trở lại đây bộ sách này đã được các nhà trí thức coi trọng. Bộ sách này có nhiều kịch tính. Tư Mã Thiên sống dưới triều đại Hán Võ Đế, cha ông là Tư Mã Đàm, là sử quan của triều đình. Để tả lịch sử rõ ràng và chân thật ông thường sai Tư Mã Thiên đi khắp nơi sưu tầm sử liệu. Việc sưu khảo này khiến cho Tư Mã Thiên được thêm nhiều kiến thức. Khi Tư Mã Thiên được 36 tuổi thì cha ông mắc bệnh nặng mà qua đời. Trước khi nhắm mắt Tư Mã Đàm nuốt lệ nhắn con phải làm một sử quan tốt, ghi chép xuống những sự tích trọng đại chưa được chép, hoàn thành tâm nguyện của mình. Từ đó, Tư Mã Thiên quyết chí thành một vị quan sử vĩ đại. về sau, Tư Mã Thiên quả nhiên thành một vị thái sử, có cơ hội tiếp xúc với các quan phủ có các sách sử quý, hiếm. Ông ngày đêm sửa chữa các tài liệu này. Hán Võ Đế rất thưởng thức tài học của ông, thường đem quốc sự ra hỏi ý kiến ông. Có một lần đại tướng của triều hán là Lý Lăng chỉ dẫn 5.000 bộ binh xâm nhập Hung Nô, kết quả bị thua trận, bị bắt đầu hàng. Tin tức này làm chấn động triều đình. Văn quan, võ tướng đua nhau chỉ trích Lý Lăng, mắng ông là bất trung, bất nghĩa. Hán Võ Đế hỏi ý Tư Mã Thiên, chẳng ngờ Tư Mã Thiên đồng tình với Lý Lăng. Ông cho rằng Lý Lăng dốc toàn lực mà chiến đấu, không ai sánh bằng. Còn chuyện đầu hàng thì đó là chuyện bất đắc dĩ. Hán Võ Đế nghe rồi nổi giận, sai người bắt Tư Mã Thiên bỏ ngục, lại sai hoạn ông. Đó là tội còn nhục hơn tử tội. Tư Mã Thiên định tự sát, nhưng nghĩ mình chưa hoàn thành di chí của bố, bèn nhịn nhục mà sống. Ông phát phẫn viết quyển sử ký. Bộ sách này có hơn 52 vạn chữ. 13 năm mới hoàn thành. Ông đã dịnh viết xong là tự sát, nhưng vì có một người con gái chưa gả chồng nên còn sống thêm vài năm nữa. Sau khi gả con gái, ông tự sát. Ông sợ triều đình đương thời, hủy tác phẩm tâm huyết của ông, ông bèn dấu đi. Về sau do cháu ngoại của ông là Dương Huy đem bản thảo dâng lên triều đình, mọi người tranh nhau sao chép, Sử ký nhanh chóng được lưu truyền.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000