VIII. Kỳ Ngộ Của Trương Lương

21 Tháng Năm 201411:10 CH(Xem: 13697)
Một buổi chiều, Trương Lương không có việc gì làm, một mình đi tản bộ, dọc theo sông Câu Thủy, bất tri bất giác tới một cây cầu. Trương Lương mải nghĩ cách kháng bạo Tần nên không chú ý gì đến cảnh vật chung quanh. Có một ông già tóc râu đều bạc, mặc quần áo vải thô, ngồi ở đầu cầu chăm chú nhìn Trương Lương đang đi tới. Lúc Trương Lương đi tới trước mặt ông lão cố ý đánh rơi chiếc dép xuống dưới chân cầu, trợn mắt nhìn Trương Lương và nói :
kỳ  ngộ  của  trương  lương-Thằng nhỏ này mau đi lượm dép cho ta.
Trương Lương bụng đầy tâm sự, bỗng nghe nói thế không biết làm sao cho phải, kinh ngạc lắm. Nếu như thường ngày ông đã nổi giận, xáng cho gã vô lễ một bạt tai, nhưng nhìn lại thì là một ông lão khoảng 70 tuổi, làm sao hạ thủ được ? Chỉ đành nuốt giận xuống cầu nhặt dép cho ông, không ngờ ông lão không giơ tay nhận dép mà giơ chân lên nói :
-Mang dép vào cho ta.
Trương Lương nghĩ mình đã nhặt dép rồi, là người tốt đã làm thì phải làm cho tới cùng. Do đó quỳ xuống xỏ dép cho ông lão. Mang dép xong, ông lão không cám ơn, đắc ý, cười mà bỏ đi. Trương Lương nhìn theo lưng ông, bụng rầu rầu. Ông lão đi không xa, quay lại nhìn Trương Lương cười nói :
-Ngươi kể là kẻ có tài, có thể dạy được, 5 ngày sau buổi sáng sớm tới cầu gặp ta.
Trương Lương thấy kỳ quái chỉ đành cung kính vâng lời. năm ngày sau, trời vừa sáng, Trương Lương vội đến cầu nào ngờ ông lão đã ở đó rồi. Thấy Trương Lương tới, ông lão mắng :
-Hẹn với tiền bối sao đến chậm thế ? Về đi, năm ngày sau lại tới đây !
Đến ngày hẹn, gà trống vừa báo sáng Trương Lương vội chạy đến cầu, nhưng ông lão đã ở đó rồi. Ông lão tức giận nói :
-Sao lại đến chậm thế ? Về đi, năm ngày sau đến.
Trương Lương đầy bụng nghi hoặc, đành trở về. Lần này Trương Lương không chịu thua, khoảng nửa đêm đã đến cầu. Quả nhiên, không lâu ông lão đi đến. Trương Lương vội hành lễ. ông lão lộ vẻ vui mừng :
-Tốt, thế mới phải chứ !
Ông lấy ra một cuốn sách giao cho Trương Lương :
-Hãy đọc cho kỹ cuốn sách này, người sẽ thành thầy của vua. Mười năm sau sẽ được toại nguyện.
Nói xong đi mất.
Trương Lương giở xem thì sách đó là Thái Công Binh Pháp. Ông không ngừng nghiêm đọc. Mười năm sau, ông giúp Lưu Bang đoạt thiên hạ, lập cơ sở cho nhà Hán.

Chú thích của dịch giả :
Khi Hạng Võ bị quân của Hàn Tín bao vây tứ bề thì tình thế đã rơi vào cảnh tuyệt vọng. Binh sĩ của Hạng Võ đã theo chủ soái đi chinh chiến xa gia đình và quê quán cũng đã lâu, nay lại rơi vào tình cảnh này thật là thê thảm. Trương Lương là tham mưu của Lưu Bang rất hiểu rõ tình trạng, nên trong đêm trước ngày sẽ xẩy ra cuộc tấn công cuối cùng đã cho một số binh sĩ có tài thổi sáo và tiêu lên những nơi cao quanh vùng bao vây thổi những khúc điệu buồn thảm như tiếng than van của cha mẹ già mong con, người vợ trẻ âu lo chờ tin chồng hay đám trẻ thơ muốn được thấy bóng cha đã làm cho binh sĩ của Hạng Võ càng thêm ngã lòng không muốn chiến đấu nữa. Do đó, trong đêm đã có một số khá đông tìm cách trốn đi. Kết quả là Hạng Võ hoàn toàn bị thua trong trận này và phải tự vận. Như vậy, Trương Lương phải kể là người đầu tiên trong lịch sử loài người đã biết dùng tâm lý chiến để lũng đoạn hàng ngũ địch.
Trong thời kỳ nhạc còn trong vòng sơ khai của thời tiền chiến, có một bài hát nói về tiếng tiêu chiêu hàng của Trương Lương mà chúng tôi nói ở trên, nhưng có một điểm sai lầm về lịch sử, khi nhạc sĩ viết “Tám nghìn con em đất Bái nay còn đâu” có ý nói về đám binh sĩ thân cận của Hạng Võ. Nhưng sự thực thì đất Bái là quê hương của Lưu Bang chứ không phải của Hạng Võ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10534)
Những chuyện nhân quả đã xảy ra trước đây.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11118)
Khi Suchitra lần thứ nhất cho tôi coi bản thảo của bà dựa trên những biến cố trong một tu việc Phật giáo. Tôi thấy đó là chuyện lôi cuốn, diễn tả một đám người đàn ông và đàn bà của Thái Lan mới tới tu viện rối ren với sự chiến đấu và hy vọng với cuộc đời, nhờ sự giải quyết sáng suốt của vị trụ trì. Cuốn tiểu thuyết chỉ rõ dù nhịp sống nhanh vội của Thái Lan . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12656)
Quản Trọng là một vị chính trị gia lớn thời Xuân Thu, tư tưởng chính trị của ông đối với nước Tầu rất lớn. Nói tới ông, ngày nay không ai là không biết; nhưng nếu ban đầu không có Bão Thúc Nha là bạn tri tâm thì trong lịch sử không có tên ông. Quản Trọng và Bão Thúc Nha lúc nhỏ là bạn tốt, cùng chơi chung. Gia cảnh Bão Thúc Nha so với Quản Trọng thì khá hơn nhiều.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11739)
《楞嚴經》裡有提到,不能自稱自己是【菩薩、活佛】,若自稱自己是【菩薩、活佛】,那他就是【魔】。宣化上人也說過:盧勝彥是魔仔。 ☆要熟讀《楞嚴經》,你才有辨別正邪的能力,至少可以保護自己,不跟邪師學法去了。 有次我打開電視,看淨空法師佛學講座,淨空法師也提到~不能自稱我是【佛、菩薩】,若自稱我是【佛、菩薩】,他就要馬上離開人間,若他沒馬上離開人間,那他就是【魔】。 若真的是佛菩薩轉世為人,是不能說出口的,一旦說出口,. . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11545)
Kính bạch: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Con pháp danh là Diệu Âm Diệu Ngộ. Nhờ Phật pháp cao siêu nhiệm màu, nhờ Chư Phật gia hộ, nên con đã niệm Phật được nhất tâm tam muội. Nhờ ơn trên đặt để cho con chứng kiến được những chuyện luân hồi. Nhờ trải qua nhiều sóng gió thăng trầm đau khổ của thế gian nên con đã hiểu thấu đời là vô thường, . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 8884)
Tiểu sử : Chúng ta chỉ biết tiểu sử của họ qua tiểu sử của Bàng Uẩn. Bàng phu nhân tên họ là gì, quê quán ở đâu cũng không ai biết. Gia đình họ có bốn người : hai vợ chồng, một con gái là Linh Chiếu, một con trai, tên là gì cũng không ai hay. Bàng cư sĩ sau khi tham Thạch Đầu và Mã Tổ triệt ngộ rồi về dạy lại cho vợ con. Đời Đường Đức Tông, . . .
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000