Chương XVI

21 Tháng Năm 201410:41 CH(Xem: 7435)
Bảo Hy thử nhiều lần nhưng không có cơ hội để hỏi trụ trì về những vấn đề xẩy ra trong tâm. Pháp Hư không có thời gian rảnh rỗi để trả lời những câu hỏi của đệ tử, như lúc trước. Danh tiếng ông truyền xa, và càng ngày ông càng có nhiều đệ tử, vả lại ông còn được mời giảng dạy ở các tu viện khác. Vì ông Si tặng ông một chiếc xe van, do đó ông di chuyển dễ hơn. Xóm Chài làm tài xế cho ông. Khi Xóm Chài bận thì ông mướn ông Củ. Nhưng ông Củ thường làm ông lỡ hẹn. Chẳng hạn, ông Củ bảo mình nằm mộng xấu nên không lái xe được hôm ấy, sợ bị tai nạn. Mặc dù Pháp Hư nài nỉ, nhưng ông vẫn cương quyết từ chối. Dù ông Củ sợ thế nào, nhưng ông vẫn không trốn được nghiệp và cuối cùng ông bị chết gẫy cổ trong một tai nạn thảm khốc, vì không giữ lời. Lúc nhỏ ông kiếm sống bằng cách buôn bán trên dòng Chao Phẩy. Buôn bán phát đạt ông có thể mua thêm một chiếc xuồng nữa để chở khách. Một lần từ Băng Cốc trở về trong đêm xuồng ông đâm vào chỗ cạn, người lái và 6 hành khách bị chết đuối. Ông Củ khi vẫy vùng trong nước ông nghĩ tới mẹ và vợ. Vợ ông đang mang thai. Ông thề rằng nếu ông sống sót ông sẽ xuống tóc trong mùa kiết hạ và truyền hạnh phúc cho kẻ thù. Kỳ diệu là ông sống sót. Vợ ông sinh một con gái, ông thì bận rộn kiếm sống để nuôi gia đình nên quên bẵng đi lời thề. Sau này ông bán suồng và sắm một xe hơi buôn bán ở vùng Am Bá Vân. Sau đó thì ông thường bị mộng dữ, mộng thấy Diêm vương cảnh cáo ông nếu ông không giữ lời thề thì sẽ bị tai nạn gãy cổ. Ông Củ kể cho Pháp Hư nghe giấc mộng của ông và Pháp Hư khuyên ông hãy giữ lời hứa. Ông từ chối và dặn Pháp Hư không được bảo cho mẹ, vợ con được biết. Nhiều năm trôi qua như thế; con gái ông Củ đã 20 tuổi, và sắp lấy chồng. Ông Củ lại nằm mộng nhiều hơn. Pháp Hư dục ông xuống tóc nếu không muốn chết. Ông Củ vẫn từ chối, ông nói rằng nếu ông xuống tóc thì ai nuôi gia đình ông ? Ông Củ chết gẫy cổ trong một tai nạn xe. Pháp Hư rất buồn, mặc dầu ông biết đó là luật của nghiệp.
-Thầy Pháp Hư cho mời thầy dự lễ.
Xóm Chài bảo Bảo Hy khi ông tập xong.
-Đến phòng phương trượng hả ?
-Không. Phương trượng mời thầy đi dự lễ cưới. Ổng bảo thầy mang túi xách vai và quạt làm lễ theo.
-Chúng ta đi bây giờ sao ?
-Chờ đó. Phương trượng bảo 5 giờ đi. Bây giờ mới có 3 giờ. Thầy có thể đến phòng phương trượng mấy phút trước.
- Và thầy Pháp Bổn có biết không ?
-Có, tôi đã báo, trước khi tới đây.
Bảo Hy tắm lâu hơn mọi khi. Đây là đám cưới đầu tiên mà ông được dự. Ông cảm thấy kích thích. Sau khi tắm ông mặc một bộ đồ gọn ghẽ, sạch sẽ, túi xách vai và quạt và đến phòng phương trượng. Ông đợi chừng 10 phút thì Pháp Bổn tới.
-Ông đợi lâu không ?
-Một chút thôi, sư huynh tôi muốn hỏi một việc.
-Ông cứ hỏi.
-Tôi nghe sư huynh là tâm phúc của phương trượng ?
-Không phải thế, phương trương thương tôi vì tôi ngốc nghếch, nếu tôi khéo léo như ông thì ổng đã để yên rồi. Khi tôi mới đến ông săn sóc cho tôi mọi thứ, mấy tháng sau đó mặc tôi tu tập một mình.
-Sư huynh, tôi bị kích thích sợ hành vi không đúng. Sư huynh có thể cho vài lời khuyên không ?
-Tôi sẵn lòng. Đừng lo lắng. Khi ngồi phải ngồi theo thứ tự thâm niên. Ông mới xuống tóc phải ngồi vào hàng cuối. Ông có thể tụng kinh chứ ?
-Dạ vâng, nhưng sợ là tôi quên.
-Ông phải nhớ nếu không làm cho chúng tôi mất mặt, việc ông có thể làm là xuống giọng khi ông không chắc chắn. Không ai biết vì chúng ta dấu mặt sau cái quạt.
-Tôi không biết là tôi kích thích cỡ nào, nếu . . .
-Nếu gì ?
-Có con gái ở buổi lễ không ?
-Dĩ nhiên là có, ít nhất là có cô dâu và vài phụ dâu. Nếu họ biết là có ông tăng trẻ, chắc các cô sẽ tham dự nhiều. Có lẽ lần này ông phải cởi áo.
-Tôi không sợ điều đó. Tôi chỉ sợ bị kích thích và làm sao để khắc phục.
-Được rồi, ông hãy niệm ông cảm thấy thế nào. Hãy đem Thiền Minh Sát ra ứng dụng. Vì tâm đi lang thang khi gặp cảnh, cho nên phải tỉnh thức. Nếu ông có thể niệm ngay thì không có gì hại cả. Hãy coi đây như một bài tập về tâm.
Lúc 5 giờ, Pháp Hư từ trên gác xuống. 2 ông tăng chắp tay chào rồi theo Pháp Hư ra xe gặp Xóm Chài. Pháp Hư lên xe ngồi cạnh tài xế, để mặc 2 ông tăng ngồi đằng sau. Xóm Chài đóng cửa xe và mở máy cho xe chạy vào đường xa lộ Á Châu, và quẹo trái về hướng thành phố. Sau 20 phút họ đến bến đó. Nhà đám cưới ở bên kia sông.
-Xóm Chài, hãy đợi ở đây, ông không cần phải qua sông với chúng tôi.
Nói rồi Pháp Hư ra khỏi xe ra bờ sông đứng chờ xuồng. Sau đó ít lâu, một người đàn bà chở vài hành khách qua sông, tới.
-Mời thầy lên xuồng, thầy đi làm lễ đám cưới sao ?
-Bà đưa mình tôi hay cả 3 người qua sông ?
-Dạ 3 người cũng được.
-Còn mái chèo kia tôi sẽ giúp bà.
Pháp Bổn nhặt mái chèo dư lên.
Khi 2 ông tăng đều lên thuyền.
-Mấy giờ các thầy về ? Chồng con sẽ thế con vào lúc 6 giờ rưỡi.
-8 giờ, nhà đám cưới ở gần bến đó. Tiền đò là bao nhiêu ?
-Thầy đừng trả, để con làm công quả.
-Là một cái tội nếu lợi dụng một người nào. Nếu bà có lòng tin sâu hãy để tôi trả bà.
-50 satang mỗi người, thầy trả cho con một bat là được rồi. Trụ trì trả cho bà 2 bat và nói :
-Trong trường hợp này, tôi cho các cháu mua kẹo, cám ơn sự giúp đỡ của bà.
Quán Gió là một quán nổi tiếng trong làng, ở bờ sông. Trong lúc đó quán đầy người. Một bàn có nhiều người nhậu, khi đi qua bàn đó Pháp Hư ghé tai Bảo Hy :
-Bảo Hy, tối nay sau khi nhậu say các người này sẽ ẩu đả với nhau.
-Sao thầy biết ?
-Tôi biết chứ, cứ chờ xem.
Ba ông tăng đi qua Quán Gió và tới nhà đám cưới. Sau khi tụng kinh, trụ trì nói lời từ biệt với chủ nhân và bỏ về với 2 ông tăng. Trên đường về Pháp Bổn hỏi Bảo Hy :
-Ông còn lo không ? hay đã hết rồi ?
-Gần hết, cám ơn sư huynh. Cô dâu đẹp quá làm tôi phát run.
Pháp Hư chen vào :
-Tôi có cảm tưởng là ông luôn ngưỡng mộ đàn bà đẹp. Ông không biết rằng đàn bà là kẻ thù của đời sống tu hành sao ?
-Con biết nhưng không giữ được.
-Được rồi, cứ việc, nhưng có gì xẩy ra đừng nói là tôi không cảnh cáo trước.
-Tôi cảm thấy là ông sẽ cởi áo.
-Vâng ạ, nếu cứ nhìn người khác cưới vợ như vầy.
-Và ông nghĩ là mình sẽ cưới vợ được sao ?
-Chắc chắn rồi sư huynh. Vài ông tăng ở Am Bá Vân không đẹp trai như tôi, nhưng có thể cởi áo và lấy vợ, tại sao tôi lại không thể chứ ?
-Không tùy thuộc vào trông ông như thế nào, mà tùy thuộc vào nghiệp của ông. Nếu ông không tạo nghiệp với người nào thì không cần phải xóa. Vợ chồng là một cặp cùng tạo nghiệp. Ông không có người nào cả. Trong đời này ông là một người độc thân.
Trụ trì giảng cho ông tăng mới. Khi đến bờ sông, đợi xuồng tới. Vầng trăng bạc vằng vặc trên trời. Những người ở bàn ngoài Quán Gió còn ở đó, càng ngày càng to tiếng bỗng một tiếng hét vang lên :
-Đứa chó nào làm đấy ?Mày gan nhỉ ?
-Câm mồm, đồ chó chết, dễ thường mày không làm hả ?
Pháp Hư bảo :
-Chờ xem họ đánh nhau bây giờ.
-Sao thầy không cản họ ?
-Vô ích khi nói với người say, ông ta đã mất hết lý trí, cuối cùng là ông bị thương thôi.
Cuộc cãi cọ càng trở nên dữ dội và những lời chửi thề càng dữ dội và bẩn thỉu.
Họ chia thành 2 phe và bắt đầu ẩu đả.
-Thưa thầy, chúng ta phải làm gì chứ ?
-Đừng lo lắng, khi ông ở bên tôi.
Ông tăng mới thấy một người đập chai rượu vào đầu một người khác, máu phun ra có vòi, và nạn nhân nằm trong vũng máu.
-Thầy ơi, con sắp xỉu.
-Hãy niệm đi.
Pháp Bổn khuyên Bảo Hy, Pháp Hư thì bảo :
- Ông thất bại rồi, ông phải tập nhiều nữa. Kìa, xuồng đã đến rồi.
Ông chỉ cái xuồng đang vào bến. Ba người bước xuống xuồng, lần này Pháp Bổn không phải giúp nữa vì người chèo đò là một người mạnh mẽ. Ngồi yên trên xuồng, Pháp Hư bảo :
-Bảo Hy, ông thấy không nếu những người ấy tập Thiền Minh Sát thì chuyện này không xẩy ra.
Pháp Bổn bảo :
-Tôi tin rằng nguyên nhân của chuyện này không phải là một chuyện một người đánh rắm, khi nhậu say con voi chỉ nhỏ bằng một con heo. Mọi người khi say đều như vậy. Vì vậy Phật cấm rượu. Đây là giới cấm quan trọng vì khi ông phạm giới này thì ông dễ dàng phạm các giới khác. Tôi ước gì mọi người đều học thiền Tứ Niệm Xứ và luôn tỉnh thức.
-Thưa thầy có nhiều người không học thiền Tứ Niệm Xứ, mặc dầu họ biết uống rượu chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng họ vẫn uống.
-Những người này thật đáng thương.
-Tại sao ? Tôi nghĩ họ là những người xấu.
-Ông không hiểu. Những người xấu rất đáng thương. Họ không biết rằng địa ngục đang chờ họ. Rất nhiều người ngày nay sống không tỉnh thức, họ được làm người mà không làm ích lợi gì.
Ghé bờ, 3 ông tăng tiến lại xe đã mở cửa sẵn bởi Xóm Chài.
-Ông đợi có lâu không ?
-Đủ làm một giấc, nhưng nhiều muỗi quá.
Vào trong xe Pháp Bổn tiếp tục câu chuyện :
-Thưa thầy sự tỉnh thức rất quan trọng. Như Lai lúc gần mất còn nhắc các ông tăng phải sống tỉnh thức.
-Phải, trong đời Ngài đã nhiều lần giảng về tỉnh thức trong các ẩn dụ. Chẳng hạn vết chân người bị che bởi vết chân voi.
-Thưa thầy, thầy là Pali tạng sống; nhưng sao biết đó đúng là lời Phật nói, Ngài đã tịch diệt 2 ngàn năm trước rồi.
-Phật tử phải tin vào Pali tạng. Tôi thật không hiểu ông Bảo Hy. Ông nên nghi những gì đáng nghi và không nghi những gì không đáng. Có vẻ ông đang bơi ngược dòng. Để tôi nói cách này : Giáo lý Phật là một thách đố. Nếu ông không tin ông có thể điều tra. Nếu ông thấy giáo lý Ngài là đúng thì đó là truyền giáo ngoài bục giảng.
-Con tin giáo lý của Phật. Tra xét là thừa vì con biết thầy đã tra xét cả rồi. Nhưng con vẫn nghi.
Xóm Chài lái xe khỏi trung tâm thành phố vào xa lộ Á Châu, mất vào khoảng 30 phút thì xe tới trước phòng phương trượng và đậu lại. Bảo Hy nhân cơ hội này hỏi :
-Ngày mai thầy có đi đâu không ?
-Có, ngày mai có đám cưới 7 giờ sáng, chúng ta phải tụng kinh, ăn sáng và trở về vào lúc 10 giờ. Tôi sẽ có khách. Họ đến để cho tiền xây đại sảnh giá cả triệu đồng.
Pháp Bổn hỏi :
-Họ có báo cho thầy biết không ?
-Không.
-Sao thầy biết ?
-Tâm tôi “cảm thọ” sáng nay bảo cho tôi biết.
Trụ trì biết Bảo Hy còn nhiều câu hỏi nên ông cắt đứt :
-Đợi đến mai tôi cho phép Pháp Bổn và ông dự tiếp khách, sau đó nếu có gì hẵng hỏi.
Bảo Hy vui mừng còn Pháp Bổn thì coi thường vì đối với ông vui mừng hay không cũng chẳng khác gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10536)
Những chuyện nhân quả đã xảy ra trước đây.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11122)
Khi Suchitra lần thứ nhất cho tôi coi bản thảo của bà dựa trên những biến cố trong một tu việc Phật giáo. Tôi thấy đó là chuyện lôi cuốn, diễn tả một đám người đàn ông và đàn bà của Thái Lan mới tới tu viện rối ren với sự chiến đấu và hy vọng với cuộc đời, nhờ sự giải quyết sáng suốt của vị trụ trì. Cuốn tiểu thuyết chỉ rõ dù nhịp sống nhanh vội của Thái Lan . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12664)
Quản Trọng là một vị chính trị gia lớn thời Xuân Thu, tư tưởng chính trị của ông đối với nước Tầu rất lớn. Nói tới ông, ngày nay không ai là không biết; nhưng nếu ban đầu không có Bão Thúc Nha là bạn tri tâm thì trong lịch sử không có tên ông. Quản Trọng và Bão Thúc Nha lúc nhỏ là bạn tốt, cùng chơi chung. Gia cảnh Bão Thúc Nha so với Quản Trọng thì khá hơn nhiều.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11744)
《楞嚴經》裡有提到,不能自稱自己是【菩薩、活佛】,若自稱自己是【菩薩、活佛】,那他就是【魔】。宣化上人也說過:盧勝彥是魔仔。 ☆要熟讀《楞嚴經》,你才有辨別正邪的能力,至少可以保護自己,不跟邪師學法去了。 有次我打開電視,看淨空法師佛學講座,淨空法師也提到~不能自稱我是【佛、菩薩】,若自稱我是【佛、菩薩】,他就要馬上離開人間,若他沒馬上離開人間,那他就是【魔】。 若真的是佛菩薩轉世為人,是不能說出口的,一旦說出口,. . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11546)
Kính bạch: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Con pháp danh là Diệu Âm Diệu Ngộ. Nhờ Phật pháp cao siêu nhiệm màu, nhờ Chư Phật gia hộ, nên con đã niệm Phật được nhất tâm tam muội. Nhờ ơn trên đặt để cho con chứng kiến được những chuyện luân hồi. Nhờ trải qua nhiều sóng gió thăng trầm đau khổ của thế gian nên con đã hiểu thấu đời là vô thường, . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 8889)
Tiểu sử : Chúng ta chỉ biết tiểu sử của họ qua tiểu sử của Bàng Uẩn. Bàng phu nhân tên họ là gì, quê quán ở đâu cũng không ai biết. Gia đình họ có bốn người : hai vợ chồng, một con gái là Linh Chiếu, một con trai, tên là gì cũng không ai hay. Bàng cư sĩ sau khi tham Thạch Đầu và Mã Tổ triệt ngộ rồi về dạy lại cho vợ con. Đời Đường Đức Tông, . . .
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000