Chương XV

21 Tháng Năm 201410:41 CH(Xem: 8224)
-Thưa thầy, con có vài câu hỏi muốn hỏi thầy nhưng sợ thầy không trả lời, vì chẳng có gì liên quan tới Thiền Minh Sát cả. Nhưng nếu con không hỏi thì những câu hỏi này vấn vương trong tâm con. Con phải làm sao ?
-Ông có bị chết không nếu tôi không trả lời ông ?
-Có thể lắm, nhưng mọi người đều biết thầy là một người từ ái chắc không thấy con chết và con cũng không muốn chết trẻ. Do đó xin thầy trả lời cho con biết, con rất cám ơn thầy.
-Được rồi ông không phải nói thêm. Ông muốn biết gì thì hỏi đi. Nếu tôi biết thì tôi sẽ bảo.
-Nhưng thầy luôn biết là con sẽ hỏi gì, sao hôm nay thầy lại không biết.
-Tôi biết khi tôi muốn biết. Nhưng lần này tôi không muốn biết. Đừng phí thời gian nói nhảm, vì tôi không cho ông một cơ hội nữa.
-Vâng ạ ! Ông Côi bảo có vài vị tăng ở chỗ ông ăn cướp, nhậu nhẹt, trai gái, tại sao họ không bị lột áo ? Con không tin là ông Côi nói dối.
-Còn có nhiều ông tăng tệ hơn thế.
-Thưa thầy họ phạm năm giới.
-Không, tôi không coi họ là tăng mà là những người phá Đạo.
-Họ định phá hoại Phật giáo sao ?
-Phật giáo tự nó không xuy đồi, mặc dầu người ta xa lánh. Nhiều người thấy các ông tăng trụy lạc thì nghĩ là Phật giáo xuống dốc. Họ nghĩ thế, vì họ thiếu suy nghĩ.
-Họ thiếu gì ?
-Thiếu tuệ giác, đó là nguồn gốc của mọi sự tốt lành, làm cho người ta phân biệt được một ông tăng và một kẻ phá Đạo. Ta không bỏ Phật giáo vì một ông tăng xấu.
-Có phải là một người thiếu tuệ giác là một người điên ?
-Không hẳn thế, vì họ rất có học. Họ là những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư. Họ rất bảnh, trong vòng 10, 20 năm những kẻ phá Đạo sẽ tăng nhiều. Nhiều người thông minh sẽ hợp tác với họ. Và sự rối loạn sẽ xẩy ra vì nhiều người sẽ không phân biệt được đúng, sai. Vì những ông tăng giả này không làm đúng lời Phật. Và chuyện đó rất nguy hiểm.
-Làm sao chúng ta cải tiến tình trạng này ?
-Xin lỗi, ông nói chúng ta. Không chúng ta không làm gì được cả. Bảo Hy, chúng ta chỉ là một giọt nước trong biển cả; hay là những thế lực chính trị mạnh gấp chúng ta cả ngàn lần cũng không làm được gì. Hãy để cho nghiệp.
-Thưa thầy, con nay rất bối rối.
-Bối rối cái gì ?
-Nghiệp, thưa thầy ! Có lúc thầy bảo chúng ta phải theo nghiệp chúng ta tạo ra trong kiếp trước, có lúc thầy bảo mặc kệ. Do đó con bối rối.
-Không có gì phải bối rối cả. Tôi đã giảng cho ông là nghiệp rất rắc rối. Người thường không thể hiểu được. Đó là điều không thể nghĩ bàn.
-Thế nào là không thể nghĩ bàn ?
-Ông không nghe bao giờ sao ? Tôi nhớ là có giảng cho ông nghe rồi mà, sao ông chóng quên thế ?
-Đúng rồi, trí nhớ của con rất tốt, nhưng gặp nhiều bối rối nên dễ mắc sai lầm, nhờ thầy giảng lại cho con.
-Nghe không, không thể nhớ, ông phải tự xem mới được, đây rồi là quyển 21 của bộ kinh Pali, hãy mở ra.
-Thưa thầy trang nào ?
-Trang con khỉ !
-Xin thầy đừng mắng con.
-Ông đáng bị mắng.
-Thầy khéo và tốt.
-Khéo ?
Lần này Pháp Hư bối rối.
-Trước thầy mắng con ngu, sau lại khen tốt.
-Vậy ông thích khéo tốt hay khéo xấu ?
-Dĩ nhiên là khéo tốt.
-Đó không phải là lựa chọn. Tôi muốn ông chọn.
-Nếu thế thì con chọn ngu nhưng tốt, con không muốn khéo nhưng xuống địa ngục. Còn thầy thì sao ?
-Tôi không chọn vì tôi không ở trong điều kiện đó.
-Điều đó có nghĩa là thầy ở ngoài tốt và xấu ?
-Tôi tưởng là ông muốn biết không thể nghĩ bàn có nghĩa gì ? Nhìn mục lục xem ở trang nào rồi đọc cho tôi nghe.
Bảo Hy mở sách ra rồi đọc : Không thể nghĩ bàn là không thể nghĩ được, ở ngoài cảnh giới của suy luận. Có 4 loại không thể nghĩ bàn là :
  1. -Cảnh giới của Phật.
  2. -Cảnh giới thiền định.
  3. -Quả báo.
  4. -Khởi nguyên của vũ trụ.
Ai suy nghĩ về những điều này sẽ bị điên và khổ.
-Ông còn thắc mắc về nghiệp không ?
-Không ! Con sợ bị điên và khổ.
-Nếu ông nghĩ như vậy thì tốt. Tin tôi đi, chúng ta là chủ nhân của hành động của ta. Chúng ta không cần phải phân tích những việc xấu của kẻ phá Đạo. Họ phải chịu hậu quả của những việc họ làm.
-Thưa thầy con còn một thắc mắc : Sao bộ kinh Pali ghi nhiều lời Phật nói thế ? Chỉ có một vị Phật hay là có nhiều vị Phật ?
-Trong kiếp hiện tại có 5 vị Phật là : Kakusanona, Konagamana, Ca Diếp, Cồ Đàm và Di Lặc. Trong kinh nói Đạo Phật tồn tại 5 ngàn năm. 2516 đã trôi qua chỉ còn 2400 còn lại. Tới năm 5000 các tôn giáo sẽ bị hủy diệt và có nhiều kẻ phá Đạo.
-Thưa thầy một kiếp dài bao lâu ?
-Người ta cho rằng một kiếp rất dài, tương tự có một khối đá dài, cao, rộng 10 dặm, 100 năm mới có một lần lau bằng một mảnh vải, cho tới khi hòn đá mòn hết. Một kiếp còn lâu hơn thế.
-Còn lâu mới hết một kiếp. Thật chán khi trôi lăn trong vòng sinh tử trong một kiếp.
-Đó là lý do tôi muốn ở ngoài vòng sinh tử, ông cũng nên thế.
-Khi nào vòng sinh tử bắt đầu và khi nào chấm dứt ?
-Không ai biết nó bắt đầu bao giờ và không chấm dứt khi con người còn tạo nghiệp.
2 người im lặng một lúc lâu, sau đó Bảo Hy hỏi :
-Nếu một ông tăng thuê giết người thì ông ta có sa địa ngục không ?
-Ý ông thế nào ? Ông ta có sa địa ngục không ? Phật có nói chúng sinh là chủ của hành vi của mình và nhận chịu hậu quả.
-Nhưng ông ta không giết, không thể là một tội được.
-Sao lại không, tuy ông ta không giết nhưng ông ta có ý định trong trường hợp này nếu chứng minh được thì ông ta phải cởi áo. Thật đáng buồn là vào tăng đoàn rất khó, nhưng lại vào địa ngục. Lấy trường hợp ông phó quận thuê người giết ông quận trưởng là thầy giáo mình.
-Sao ông ta làm thế ?
-Vì muốn thế chỗ ông quận trưởng, tôi đến dự lễ hỏa thiêu của ông giáo này vì tôi có quen ông. Báo chí đưa lên hàng đầu. Thật đáng buồn.
-Ông phó có bị bắt không ?
-Có. Thật là một trường ác mộng.
-Thầy thật là giỏi, nói được cả tiếng Tầu, tiếng Anh và tiếng Thái.
-Tôi đã làm nhiều điều tốt.
-Nghiệp nào khiến thầy làm được vậy ? Con cũng muốn được như thế.
-Nếu muốn được thì ông hãy đọc kinh. Khi Subha đến thăm Phật ở vườn Cấp Cô Độc và hỏi Ngài sao có người cao, người lùn, người giàu, người nghèo . . . Đức Phật đã trả lời đó là kết quả của những hành động trong quá khứ. Nếu ông có thì giờ nên đọc quyển kinh số 14. Lúc nhỏ tôi đã làm nhiều điều xấu, từ khi thành tăng tôi đã từ từ trừ bỏ những kết quả xấu trong những đời trước.
-Ý thầy là không muốn tái sinh nữa phải không ?
-Nói thật tôi chẳng muốn dù là một lần. Nhưng còn tùy nhân nữa. Nếu không xóa hết nghiệp thì tôi phải tái sinh dù muốn hay không .
-Bây giờ thì sao ? Thầy đã xóa xong nghiệp chưa ?
-Không phải là việc của ông. Đừng làm phiền tôi với các câu hỏi của ông. Tôi không mắc bẫy đâu.
Bảo Hy dài mặt ra, nhưng vẫn cố hỏi :
-Nhưng con vẫn thắc mắc về chuyện thầy đã kể.
-Chuyện nào ?
-Chuyện ông phó thuê người giết ông quận. Con nghĩ là tội không lớn vì ông ta không giết.
-Được rồi, tôi sẽ giảng chuyện này cho ông. Tội sát nhân thành lập hay không là tùy thuộc có 5 yếu tố này có hay không :
  1. -Người sống.
  2. -Biết rằng đó là một người sống.
  3. -Có ý định giết.
  4. - Toan giết.
  5. -Cái chết của người đó.
Tôi sẽ kể một ví dụ ông có thể phân tích sự sát nhân này có phụ thuộc vào 5 yếu tố trên hay không. Chuyện này được truyền tụng là một chuyện thật.
-Và thầy có coi là chuyện thật không ?
-Cái gì ?
-Khi thầy nói là chuyện thật, con không nghe thầy nói mà chỉ là nghe nói ?
-Nếu ông không muốn nghe thì tôi không phải kể.
-Con đương nghe, xin thầy cứ kể.
-Một thời gian trước . . .
-Bao lâu vậy ?
-Tôi không biết, nhưng lâu lắm rồi.
-Thầy có trí nhớ tốt, lâu vậy mà vẫn nhớ.
-Bảo Hy, ông thật bất trị, tôi không kể nữa.
-Xin lỗi thầy, xin thầy cứ kể.
-Ngày xưa có một vị trụ trì tên là Lương Tá sống ở trong một tu viện. Một sáng đi tới nhà vệ sinh, ông thấy một con rùa lớn bò trên đường. Nhìn thấy con rùa, ông muốn ăn món rùa nấu cà-ri. Do đó ông về phòng lấy kinh ra và đọc : Khi tôi đi đến nhà vệ sinh, tôi trông thấy một con rùa lớn. Ông cứ nhắc đi nhắc lại cho thị giả nghe. Thị giả chỉ tưởng là ông niệm kinh thôi nên mặc kệ không để ý. Tức giận vì thị giả, ông niệm to lên. Lần này thị giả hiểu ý phương trượng. Và vội vàng đi bắt con rùa.
Thị giả đổ gạo và nước vào nồi và bắc lên trên bếp. Sau đó ông bỏ rùa vào nồi nhưng rùa lớn quá không vừa nồi nên rơi ra ngoài. Lương Tá lại niệm trên đường tới nhà vệ sinh, tôi thấy một con rùa lớn, lớn đến nỗi lọt khỏi nồi, sao không dùng nồi lớn ? Nghe vậy thị giả chuyển rùa và gạo sang nồi lớn. Lương Tá được bữa rùa cà-ri. Đến đây là hết chuyện. Nay bao nhiêu yếu tố tôi vừa kể trên áp dụng vào chuyện Lương Tá ?
-Tất cả.
Bảo Hy trả lời không suy nghĩ.
-Nhưng ông ta không tự mình giết rùa mà.
-Dĩ nhiên rồi, con rùa là một chúng sinh và Lương Tá biết điều đó, nhưng ông vẫn muốn ăn nó. Và ông toan tính giết nó khi niệm rùa quá lớn khi nồi quá nhỏ, và con rùa bị chết vì sự toan tính đó.
-Giỏi lắm. Sao ông không lý luận như thế với chuyện trên.
-Chuyện nào ?
-Chuyện ông phó quận và ông quận trưởng.
-Vâng ạ ! Con ngu quá.
-Tôi đồng ý.
-Con hãy còn thắc mắc.
-Khoan đã, hôm nay chúng ta đã nói nhiều rồi. Tôi biết ông hỏi gì. Tôi sẽ trả lời sau này. Hôm nay không có thì giờ. Ông hãy về phòng và tập. Cố gắng lên để xóa những nợ cũ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9033)
09 Tháng Chín 2015(Xem: 9543)
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 28448)
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 9109)
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 10166)
18 Tháng Năm 2015(Xem: 9700)
21 Tháng Tư 2015(Xem: 9837)
16 Tháng Tư 2015(Xem: 9698)
09 Tháng Tư 2015(Xem: 10277)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000