Chương X

21 Tháng Năm 201410:39 CH(Xem: 7869)
Xế trưa ngày thứ 8 sau khi xuống tóc, Bảo Hy đi đến phòng trụ trì, thì một xe mầu sữa nhạt đậu trước cửa tu viện, theo sau là một xe mầu xanh dương. 2 người đàn ông và 3 người đàn bà bước ra. Ông tăng mới không nhận ra là người nào từ xe nào bước ra, nhưng chắc chắn là thầy hiệu trưởng dẫn đầu 4 người tiến về phòng phương trượng. Họ đến đó trước ông mấy phút. Khi ông tới và chào vị trụ trì, thầy hiệu trưởng giới thiệu ông với mấy người đi theo :
-Đây là thầy Bảo Hy, thầy của tôi.
Ông cảm thấy nóng cả người, một người đàn ông trung niên đã ca ngợi ông như thế, hơn nữa 2 người đàn bà xinh đẹp tháp tùng ông Si làm ông mắc cỡ.
-Chào ông, ông Bốn và ông Rô có tháp tùng ông không ?
-Không, thưa thầy. Đang là học kỳ. Con mang gia đình đến để chào thầy. Đây là Phong Phá vợ con, Phong Phán con cả, Vị Lai con thứ hai và Chai Na là con út. Chúng đã học xong và có công việc cả.
Vị trụ trì dùng “cảm thọ” xoi 4 người và nói :
-Cô này rất thông minh, cô đã xong bằng tiến sĩ.
Vừa nói Pháp Hư vừa chỉ Vị Lai, cô mắc cỡ chắp 2 tay lại trước mũi và nói :
-Con mong được như thế.
Ông tăng mới nghĩ thầm :
-Cô ấy vừa xinh đẹp, giọng nói thanh lại có học nữa nếu phải chọn giữa 2 cô thì không biết phải chọn ai ?
Pháp Hư đọc được tư tưởng của trò nên nói :
-Bảo Hy tôi bảo ông thầy hiệu trưởng sẽ trở lại sau một tuần lễ có đúng không ?
-Nhưng thầy bảo ông ta sẽ trúng số ?
-Đúng vậy ! Con định nói thế.
Trụ trì nhìn học trò như định bảo :
-Thấy không ? Những gì tôi nói đều là thật.
-Con muốn cám ơn thầy đã mang may mắn đến cho con.
-Không phải tôi. Đó là may mắn của ông. Tôi chỉ biết là ông sẽ trúng số. Dù tôi biết hay không thì ông vẫn trúng vì nghiệp ông tốt. Tôi có một đệ tử không mua số bao giờ nhưng vẫn trúng. Một người say kêu ông ta mua hộ vé số vì ông ta cần tiền để mua rượu. Đệ tử tôi từ chối, nhưng người say cố ép đến không chịu nổi, và ông ta mua vé, và trúng ngay chiều hôm ấy. Ông ta cảm thấy biết ơn người say và quyết định chia tiền với ông. Nhưng khi tìm ra thì người say kia đã chết. Ông ta đứng tim vì tiếc.
Cô gái lớn hỏi :
-Trong trường hợp này đệ tử của thầy có sai không ?
-Không, vì ông ta không có ý định xấu.
Người con trai cả của ông Si nói :
-Con biết một trường hợp tương tự. Ông ta trúng số, mua một xe mới, cưới vợ mặc dầu ông ta đã có vợ, uống rượu trai gái, đánh bạc, trong vòng một tháng ông đâm vào xe chở gỗ và chết ngay.
-Đó là giàu khổ. Ông ta không biết luật của nghiệp. Ông ta giầu là nhờ những việc tốt trong quá khứ. Ông ta đã phá hoại nó khi phạm 5 giới. Chính ông ta tiêu hủy chính mình.
Bà Phong Phá hỏi :
-Như vậy là những người có 2 vợ sẽ suy sụp phải không ?
-Tôi nghĩ như thế. Còn ông ?
-Con không biết, nhưng vợ con là một người đàn bà hay ghen, bà ta sợ con có vợ 2.
-Các bà đều hay ghen, chỉ là khác trình độ thôi.
-Thưa thầy, thầy không phải là đàn bà, sao thầy biết các bà đều ghen ?
-Và cô không phải là tôi, sao biết tôi không biết ?
Vị Lai quay sang Bảo Hy mong được trợ giúp.
-Có lẽ cô ấy đã đắc “cảm thọ”, thưa thầy.
Cô gái càng lạ lùng hơn, Pháp Hư trở lại đề mục :
-Bây giờ, ông có thích sống như người con ông vừa kể không ?
-Không, thưa thầy, con là người ngoan đạo. Con không thể làm thế. Gia đình con và con hưởng chung tiền thưởng. Mỗi người có 10 vạn bat. Con bảo họ, nếu thầy được mời, thầy sẽ phải đi. Do đó con mua một xe van này để thầy dùng làm phương tiện đi lại cho tiện. Mọi người đều chia xẻ tiền, và còn dư 2 vạn bat để đổ xăng.
Ông đưa giấy tờ cho trụ trì, Pháp Hư nhận chìa khóa xe và chúc lành cho họ.
-Thầy có tìm được tài xế không ?
-Tôi nghĩ Xóm Chài có thể làm được, nhưng ông ta không có bằng.
-Chuyện này không khó, thưa thầy, các bạn con đều có dù họ không biết lái.
Vị Lai nhận xét :
-Thế là không phải, vì có thể làm hại người khác.
Bà Phong đồng ý :
-Một người bạn của tôi chết khi đang gọi điện thoại công cộng bên lề đường. Tôi đang nói chuyện với bà khi một xe tông vào trạm điện thoại. Tài xế bị chết ngay tức khắc, và tiếng bạn tôi tắt ngẵng. Tôi lái xe tới, và theo công an thì người lái xe là một người đàn bà. Sau một trận cãi nhau với chồng và uống rượu. Bà ta lái xe đi, vì say bà ta không cẩn thận khiến bà bạn vô tội của tôi bị khổ với bà.
Ông tăng mới hỏi :
-Ai chịu trách nhiệm khi thủ phạm đã chết ?
-Vậy thì Bảo Hy sẽ chịu trách nhiệm.
-Nếu thế thì trụ trì sẽ bị phiền vì ông tăng nội trú phạm tội.
Pháp Hư bảo thầy hiệu trưởng :
-Ông phải chuộc ông ta ra vì ông ta là thầy ông.
-Vâng con sẽ chuộc thầy ra.
Bà Phong bảo chồng :
-Sao ông làm vậy, trụ trì chỉ rỡn thôi mà.
-Bố chỉ rỡn thôi !
Bà Phong hỏi :
-Trường hợp bạn con có phải là do nghiệp không ?
-Dĩ nhiên rồi. Bạn bà phải có quan hệ với bà say rượu trong kiếp trước. Nếu không, không thể có quả mà không có nhân. Tại sao chứ ? Hàng ngày có hàng ngàn người gọi điện thoại ngoài đường mà không ai bị đâm xe như bạn bà ?
-Vâng thưa thầy, có lẽ cha mẹ con có duyên nghiệp trong kiếp trước.
-Đúng vậy ! Không những chỉ có cha mẹ cô, mà cả chồng tương lai của cô nữa. Mặc dầu cô có giáo dục tốt, nhưng cô không có may mắn về đường tình duyên. Cô cần kiên nhẫn để tránh ly dị. Chồng tương lai của cô kiêu ngạo, thiếu kiên nhẫn, ăn nói thô tục. Ông ta chỉ thô tục với cô, còn đối với người đẹp khác thì rất là nhỏ nhẹ, do đó cô trở nên rất ghen tương và đau khổ.
-Biết vậy tôi không cưới ổng.
-Nếu được thế thì tốt. Nhưng đến lúc thì cô lại nói khác. Lúc đó cô sẽ nói với tôi :
Thưa thầy con thương ảnh, con gả cho ảnh vì thương chứ không phải vì yêu.
Trụ trì bắt chước giọng của Vị Lai làm mọi người bật cười.
-Ảnh có phải là một tay chơi không ?
-Không, nhưng với giọng nói nhỏ nhẹ luôn cuốn hút đàn bà.
-Con rất bối rối vì con tin những gì thầy nói.
-Hãy chờ xem tôi nói có đúng không ? 8 năm nữa nếu tôi nói không đúng, hãy đến đây bảo tôi.
Bảo Hy nghĩ thầm : có lẽ người ấy là tôi.
-Con có gặp ảnh không ?
-Cô đã đi qua mặt anh ta nhiều lần ở viện đại học, nhưng không hề nói với nhau. Anh ta không chú ý tới cô vì anh ta đã có bạn gái. Anh ta phải trả xong nghiệp với người đàn bà đó đã. Anh ta trong 2 năm tới sẽ cưới người đàn bà ấy và ly dị ngay trong năm. Cô ta sẽ dời bỏ anh ta với đứa con của họ. Do đó vị hôn phu của cô có một đứa con riêng.
-Điều đó rất tốt vì tôi không phải đẻ, con anh ta là con tôi.
-Nhưng khi thời gian tới thì sự việc không như cô nghĩ. Nhớ kỹ chồng cô sẽ làm cô khóc hết nước mắt.
-Ai hết nước mắt, của con hay của ảnh ?
Được nuôi dưỡng tử tế và yêu đương cô không hiểu thế nào là đau khổ. Cô không nghĩ là mình sẽ trải nghiệm nó. Trong 8 năm thời gian sẽ thay đổi cả, sự duyên dáng và vui vẻ của cô sẽ không còn dấu vết. Cô sẽ thành một người khác. Cô sẽ ngồi khóc trước mặt trụ trì. Ông biết điều này nhưng cô không biết.
-Chuyện đó tùy thuộc một phần vào cô, một phần vào anh ta. Cô có thể cười ngày nay, nhưng sau này thì không. Hãy chờ xem.
-Nghiêm trọng vậy sao thầy ?
-Đó là nghiệp của cô ấy. Cô ấy đã tạo trong quá khứ.
Bà mẹ Phong nói :
-Những người có học không hành động như vậy.
-Không phải là giáo dục mà là nghiệp, có nhiều nhiều người có bằng cấp cử nhân hay tiến sĩ mà vẫn đấm đá nhau đó.
Lúc đó bà hiệu trưởng không lời nói được, lo lắng cho con gái. Viện chủ an ủi :
-Bà đừng lo, người tạo nghiệp sẽ phải trả quả, không lâu đâu. Sau 9 năm, cô ấy sẽ hạnh phúc. Chồng cô ấy là một người tốt. Nhưng vì nghiệp của họ nên họ phải cãi nhau. Tôi cũng phải trả nghiệp còn nặng hơn của cô ấy. Trả hết nghiệp là xong chuyện.
-Tôi lo cho nó.
Nghe lời này Bảo Hy hy vọng tới cô em. Lúc đó Chai Na hỏi :
-Thưa thầy con có gập chồng con không ?
Ông tăng mới nghe cẩn thận chỉ mong trụ trì nói :
-Bây giờ ông ấy là một ông tăng.
Ông tưởng tim ngừng đập khi trụ trì nói :
-Cô muốn bao nhiêu đàn ông ? Cô vừa làm đám cưới tháng 8 này, chiếc xe là chồng cô mua cho cô có phải không ?
Mặt Bảo Hy tái lại. Pháp Hư vừa bằng lòng, vừa thương hại học trò :
-Vài người không có người phối ngẫu vừa ý, vì nghiệp của họ không hợp. Chẳng hạn Bảo Hy là một ông tăng suốt đời thì sướng hơn là làm một người thường.
Ông hiệu trưởng bàn góp :
-Con hoàn toàn đồng ý với thầy. Thầy may mắn không có trách nhiệm với gia đình. Con nay thanh thản rồi, nhưng con đã vất vả nuôi các con nên người bao năm tháng. Nếu con còn độc thân con sẽ làm tăng cho đến hết đời.
Những lời của thầy hiệu trưởng đã khuyến khích Bảo Hy rất nhiều, hơn nữa vị trụ trì còn thêm :
-Khi hôn nhân có thể đem lại hạnh phúc thì Thế tử Tất Đạt Đa đã không thoái vị và trở thành một nhà tu khổ hạnh. Ông có muốn biết tại sao hôn nhân không đem lại hạnh phúc.
Ông đứng dậy và lại tủ đựng tam tạng kinh điển, nhặt ra một cuốn kinh Pali và trở về chỗ ngồi.
-Trong sách này, Đức Phật nói những cái hại của khoái lạc cảm giác.
Ông đưa sách cho ông Si và bảo mở trang 360.
-Làm ơn đọc cho chúng tôi nghe đoạn 764 đến 766.
Ông hiệu trưởng đọc lớn :
-764 : Khoái lạc của cảm giác : cho ít khoái lạc, nhưng nhiều đau khổ, nó như một bệnh dịch.
765 : Này các tỳ khưu đó là kết quả của 5 căn tiếp xúc với 5 trần, chúng ô nhiễm và tạo khổ.
766 : Những khoái lạc của cảm giác này vui ít nhưng khổ nhiều . . .
Khi ông Si đọc xong trụ trì hỏi :
-Nay ông có hiểu sâu chưa ? Làm tăng sướng hơn là người thường.
-Ồ, con ghen tỵ với thầy. Nếu con là đàn ông con sẽ đi tu.
-Mặc dầu cô là đàn bà, nhưng nếu cô muốn cô cũng có thể tu. Tôi muốn nói về tinh thần. Nhiều người cạo đầu, mặc áo cà sa nhưng họ không làm đầy đủ bổn phận, tôi coi họ là tăng thịt.
-Làm sao con có thể tu tâm ?
-Bằng cách tập Thiền Minh Sát như cha cô.
-Nếu thế ngày nghỉ tới, con sẽ đến đây một tuần.
Cô em hỏi :
-Còn gia đình của con thì sao ?
-Bây giờ mới cưới thì tốt, nhưng về sau thì tệ hơn chị cô. Chồng cô hào hoa, khi chán cô, ông ta sẽ tìm cô gái khác.
-Cả 2 con gái tôi đều không may.
-Đừng lo lắng quá bà Phong, mỗi người làm chủ nghiệp của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là xóa đi nghiệp cũ và không tạo thêm nghiệp mới. Đời sống là sự hỗn hợp của vui và khổ.
Phong Phán hỏi :
-Thưa thầy có cách nào giảm thiểu nghiệp không ?
-Tại sao phải lo trước chứ ? Phải can đảm đối diện với hiện thực. Chỉ có Thiền Minh Sát một tuần mới nhẹ đi nghiệp lực.
Chai Na nói :
-Chồng con không cho phép con làm thế thưa thầy, ổng không muốn xa con quá lâu. Ngay cả sáng nay con nói sẽ tháp tùng cha mẹ con tới đây, ông cũng miễn cưỡng cho phép.
-Bởi vì ông còn yêu cô, không muốn xa cô dù là một phút. Khi nào ổng chán cô, cô hãy đến đây, tôi sẽ hết sức giúp cô.
-Cám ơn thầy.
Cô quỳ lạy trụ trì 3 lần, nước mắt lưng tròng.
Sau khi nói chuyện thêm ít phút, 5 người nói lời từ biệt. Pháp Hư nhắc nhở 2 người con gái :
-Hãy nhớ có thể đến đây tập Thiền Minh Sát lúc nào rảnh. Đừng lo nghĩ về tương lai, lúc nào tới sẽ đương đầu với nó một cách tỉnh thức không sợ hãi.
Pháp Hư biết rằng ông phải cảnh cáo họ :
-Có nhiều người khi chuyện xảy ra, sẽ tự tử để trốn khổ. Họ không thể trốn tránh bằng cách đó, và chỉ tạo ra nghiệp xấu thôi. Nhớ kỹ điều này.
-Dạ !
2 người lạy Pháp Hư và Bảo Hy, rồi bước đến chỗ 3 người đứng đợi ở chỗ xe đậu.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tám 2018(Xem: 7305)
29 Tháng Năm 2018(Xem: 7527)
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8311)
29 Tháng Tám 2017(Xem: 7214)
Ký sự chuyến đi xem nhật thực 2017
10 Tháng Bảy 2017(Xem: 7751)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 6929)
10 Tháng Sáu 2017(Xem: 8412)
20 Tháng Năm 2017(Xem: 8728)
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 12598)
Việt sử khái quát qua cuộc nói chuyện với một người bạn ngoại quốc.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000