Chương VII

21 Tháng Năm 201410:38 CH(Xem: 7885)
Thị giả dẫn ông bộ trưởng và các tùy tùng tới phòng ăn mà các Phật tử đến ăn. Những người này đến đây để thực tập Thiền Minh Sát. Có người đến một mình, có người đi thành nhóm. Có người đến vài ngày, có người ở lâu hơn, Có người đến 7 ngày, nhưng hết hạn lại gia hạn, làm bà vợ đến đón sửng sốt. Cũng có người ghét phồng-xẹp, chân phải, chân trái nên bỏ về sớm.
Vị của đồ ăn làm vui lòng phu nhân ông bộ trưởng, mặc dầu đơn giản mà hấp dẫn, bà thấy rất là ngon.
-Súp măng cà-ri rất ngon, trước khi nấu bà có đun sôi măng trước không ?
-Đây không phải là măng mà là mộng dừa, vì chúng nếm như măng nên những người không biết tưởng lầm.
Viên cảnh sát bưng túi xách nói :
-Bà không biết đây là phu nhân bộ trưởng sao ?
-Xin lỗi bà, tôi không biết, tôi là người dân quê vô học, xin tha lỗi cho tôi.
-Không có chi, bữa cơm rất ngon. Cá rán và canh rau cải rất tuyệt. Bà có bỏ thêm gia vị vào không ?
-Không thưa bà, sư bảo bỏ vào đó sự tỉnh thức còn tốt hơn là bỏ bột gia vị.
-Tỉnh thức là gì ?
-Sư đề nghị mỗi người làm bếp phải học tỉnh thức một tuần lễ, do đó có thể nấu ăn với sự tỉnh thức.
Đây là lần thứ hai bà nghe danh từ tỉnh thức mà không hiểu nghĩa của nó là gì. Sau bữa cơm bà sẽ hỏi Pháp Hư. Ở địa vị bà, bà không cần phải hỏi đầu bếp.
-Có rất nhiều người, có lẽ phải tốn đến cả ngàn bat. Mỗi ngày ?
-Vâng thưa bà, có ngày có tới 500 người ăn, 2 lần một ngày tốn vào khoảng 3.000 bat, trung bình 6 bat một người.
-Tiền ở đâu ra ?
-Từ sự bố thí, nếu không có ai cho thì sư sẽ . . .
-Sẽ làm sao ?
-Sư sẽ mua thực phẩm bằng cách ghi nợ. Khi có tiền sư liền trả ngay.
-Sao những người ở lâu không giúp đỡ. Tu viện có tính tiền không ?
-Không thưa bà, sư không cho lấy tiền. Vì sư cho rằng họ tới đây để học pháp. Sư ủng hộ họ. Nói thật cũng có người cúng tiền, nhưng thật buồn cười phải trả tiền để học tốt.
Ông bộ trưởng nhận thấy mọi người ăn uống trong im lặng. Bữa cơm rất ngon, nên họ không muốn nói chuyện. Sau bữa cơm là điểm tâm với bỏng.
-Bỏng rất tốt, bà có thể nói cho tôi cách làm không ?
-Không khó thưa bà, nhưng phải có tắc-tích.
-Tắc-tích là gì ?
-Đó là Anh ngữ, bà không nghe thấy bao giờ sao ?
-Bà đánh vần coi.
-Ồ, không thưa bà tôi mù chữ, cả tiếng Thái lẫn tiếng Anh.
-Sao bà biết tiếng này ?
-Tôi nghe nói !
Một người cảnh sát nói :
-Thưa bà, có lẽ đó là tếc-ních.
-Phải, có lẽ đúng đó.
-Kỹ thuật gì ?
-Trước hết phải chọn cơm rẻo, trộn với 2 thìa muối trong 3 cup nước khi vò. Khi vò cũng phải có kỹ thuật.
-Sao lắm kỹ thuật thế ?
-Dạ, nếu không thì không ngon.
-Được rồi, và rồi ?
-Đem hấp với đồ gia vị, nên nhớ là đồ gia vị phải làm sạch sẽ.
-Cám ơn bà, tôi học được nhiều điều khi đến đây. Nước này rất ngon, có phải là nước mưa không ?
-Phải thưa bà, nó được chứa trong bể, khi lấy cũng cần tếc-nic nữa. Lần 1, 2, 3 bỏ lần mưa thứ 4 mới lấy vì sợ mái nhà còn bẩn.
Sau bữa trưa, thầy hiệu trưởng và 2 thầy giáo trở về giảng đường tập giai đoạn 3. Vị trụ trì bảo họ trở lại lúc 8 giờ và ông sẽ dạy họ thiền hành giai đoạn 4. Ngày mai ông sẽ dạy họ giai đoạn 5 và 6. Do vậy họ sẽ học đủ 6 giai đoạn thiền hành trong 3 ngày. Pháp Hư có thể thích ứng với hoàn cảnh, ông không những biết dạy và biết đánh giá học sinh, và bảo họ cách học mau.
Ông bộ trưởng và đoàn tùy tùng về buồng phương trượng. Pháp Hư biết hôm nay ông phải kể chuyện bà Lâm, do đó ông bảo mời Bảo Hy tới.
Một người cảnh sát hỏi :
-Thầy không đói sao ?
-Không ! Tôi quen rồi; khi ở rừng tôi nhịn ăn cả 7 ngày mà chả sao cả.
-Thưa thầy tôi rất kinh ngạc, thấy thầy đọc được tư tưởng người khác.
-Tôi dùng “cảm thọ”, ông thích chuyện này sao?
-Dạ ! Tôi có làm được không ?
-Ông phải tập thiền Tứ Niệm Xứ, khi ông đạt được nhất tâm bất loạn thì nó tự đến.
-Nếu thế xin thầy dạy tôi. Đàn bà có học được không ?
-Phải, đàn bà, đàn ông đều có thể học, chỉ cần có thân và tâm. Ông có thể theo lớp học 7 ngày ở tu viện này. Sau đó ông tự tập ở nhà cho tới khi đạt được. Tôi sẽ kể cho ông nghe chuyện một người đã đạt được “cảm thọ”.
Bà này tên là bà Lâm; bà là vợ của ông giáo Vương. Nhà họ ở tỉnh An Thông. Ông Vương dạy Luân lý, nhưng ông nhậu hàng ngày, ông cũng có số đào hoa. Bà Lâm mù chữ và lời nói rất sắc bén. Một ngày nọ bà đến tôi, và kể cho tôi nghe về tính lăng nhăng của chồng. Tôi biết ông chồng, ông thường tới tu viện này. Khi bà kể xong, tôi hỏi bà có muốn chồng thôi chơi bời không ? nếu có thì hãy đến đây học Thiền Minh Sát một tuần. Bà đến và tôi dạy bà thiền. Bà không thể thiền hành hay ngồi thiền. Bà không phân biệt được chân phải, chân trái và khi ngồi thiền bà không nhận được phồng-xẹp. Tôi gần như mất kiên nhẫn và bảo bà trở lại ngày hôm sau với một đứa con của bà. Tôi đọc cho con bà một bài kinh và bảo đứa con dạy bà học thuộc lòng mỗi ngày 2 câu. Và bảo bà nửa tháng sau trở lại.
Một tháng sau bà trở lại và đọc thuộc lòng. Mọi chữ đều đúng. Tôi bảo bà đọc hàng ngày trước khi đi ngủ 53 lần cộng 1. 53 là số tuổi của bà. Mới đầu bà còn dùng hạt dưa để đánh dấu, nhưng khi bà đạt được nhất tâm bất loạn bà không cần dùng nữa. Và như vậy bà có thể đọc 108 lần mà không phải dùng hạt dưa hay đồng hồ báo thức. Khi bà càng tỉnh thức, tâm bà tự phát triển và thay đổi. Bà không buôn bán thịt nữa vì bà biết đó là một nghề không chính đáng.
-Bao nhiêu nghề coi như không chính đáng, ông bộ trưởng ?
-Tôi không biết ?
-Còn bà ?
-Tôi cũng không biết, chỉ biết là không buôn bán thịt.
-Còn Bảo Hy ?
-Vâng có 5 : không buôn người, không buôn thịt, võ khí, rượu, chất độc.
-Đúng rồi. Nay bà Lâm không buôn thịt, không chửi chồng, ngoài ra bà còn thiền hành, ngồi thiền và tập 2 giờ mỗi ngày. Như các người thấy đó, khi tâm tốt thì mọi thứ đều tốt. Một ngày nào đó, ông Vương nói là mình sẽ đi tỉnh Chai Na để thu tiền từ các trại. Nhưng thực tế thì ông đi đến tỉnh Na Hồng để thăm bà hai, và sống ở đó 4 ngày, khi về ông đưa cho bà vợ hai 300 bat. Bà Lâm muốn biết chồng đi đâu và làm gì. Bà đọc kinh, thiền hành và ngồi thiền. Khi tâm bà tỉnh thức bà niệm “cảm thọ” ba lần. Do đó bà biết cả. Bà bộ trưởng, khi bà biết ông nhà đi đâu và làm gì, có phải là tốt không ?
-Tôi không có vợ hai. Thưa thầy, bà xã tôi tháp tùng tôi mọi chỗ.
-Trở lại chuyện bà Lâm. Khi ông Vương trở lại bà chỉ mặt :
-Ông đi đâu ?
-Tôi đi thâu tiền.
-Tiền đâu ?
-Họ xin hoãn đến tháng sau.
-Ông Vương, ông là một nhà giáo dạy luân lý, nhưng ông lại là một người vô luân, uống rượu, lăng nhăng, nói dối. Ông không đi Chai Na mà đi Na Hồng, và đưa cho vợ hai 300 bat, có phải không ?
Ông Vương nghĩ thầm :
-Sao bả biết, có lẽ Pháp Hư bảo, ngày mai tôi đi đến Am Bá Vân hỏi xem.
Bà Lâm biết chồng nghĩ gì. Bà nói :
-Không cần phải đi Am Bá Vân. Pháp Hư không bảo tôi, tôi tự biết.
Ông Vương không tin, ngày hôm sau ông đến đây và hỏi tôi :
-Có phải thầy bảo vợ tôi là tôi đi thăm vợ hai không ?
-Không !
Cuối cùng ông chịu thua vợ, và trở nên một người tốt. Các người có thấy “cảm thọ” có giá trị tốt không ?
-Vâng ! Tôi đồng ý.
-Tôi rất mừng là ông bộ trưởng đồng ý nếu không tôi đã không kể chuyện. Về sau bà Lâm bị ung thư ruột, bác sĩ bảo bà chỉ sống được một tháng. Chồng bà mang bà về nhà, bà yếu đến nỗi không đi hay ngồi được, bà nằm mà thiền Tứ Niệm Xứ. Bà niệm “đau” để tỉnh thức và chống lại nó. Khi bà được nhất tâm bất loạn, bà quyết định không chết lúc đó. Bà muốn thấy con cái bà học hành thành tài và có công ăn việc làm. Ở mái nhà bà có một tổ ong lớn. Một ngày các con bà ngồi xung quanh, bà nói :
-Các con hãy im lặng và quan sát, ta sẽ truyền hạnh phúc cho lũ ong và nhờ chúng hút độc cho ta.
Khi bà ngừng nói, một đám ong bay xuống đốt bà và sau đó lăn ra chết. Đây là một chuyện lạ. Các ký giả muốn viết đăng báo nhưng tôi ngăn lại. Nhiều độc giả sẽ không tin và đó là điều không tốt. Kết quả là bà Lâm chết sau đó 3 năm, sau khi con cái bà đã tốt nghiệp và có công việc đàng hoàng. Tro cốt bà còn để ở đây.
Ngày thiêu bà, họ không đợi tôi họ định đốt lúc 5 giờ nhưng không được. Lúc 7 giờ tôi về tới và lửa cháy sáng. Tôi nhớ lời bà nói :
-Thầy phải đốt thì con mới cháy.
Sau khi trụ trì kể xong, mọi người im lặng một lúc. Rồi bà vợ ông bộ trưởng hỏi :
-Thầy có tức giận khi bị người chỉ trích không ?
-Không ! Tôi không làm tổn thương tôi khi làm việc đó. Người ta đau khổ vì trở nên tức giận. Người chê bai kẻ khác là có tội.
-Nếu đã xin lỗi, thì còn tội không ?
-Không. Nhưng có những hành động không thể tha thứ được như tội ngũ nghịch*. Đây là trường hợp của Đề Bà Đạt Đa mắc tội đả thương Đức Phật, mặc dù Phật đã tha thứ cho ông, nhưng khi chết ông vẫn phải sa địa ngục.
*Tội ngũ nghịch gồm có :
  1. Giết cha
  2. Giết mẹ
  3. Giết A La Hán
  4. Làm thân Phật chảy máu
  5. Phá hòa hợp tăng.
Bà bộ trưởng trở nên sợ hãi vì bà đã chỉ trích trụ trì sáng nay, bà quỳ xuống lạy trụ trì 3 lần.
-Xin thứ lỗi cho con, con đã trách thầy sáng nay.
-Tôi đã tha lỗi cho bà sáng nay rồi. Tôi cũng phải khen ngợi bà là có can đảm. Rất ít người thấy sai mà dám nhận lỗi.
Bà bộ trưởng nước mắt lưng tròng và sung sướng.
Bộ trưởng và đoàn tùy tùng rời Am Bá Vân vào buổi chiều, phu nhân tặng 2 vạn bat cho trụ trì để mua đồ ăn cho những người đến tu viện tham học.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10531)
Những chuyện nhân quả đã xảy ra trước đây.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11117)
Khi Suchitra lần thứ nhất cho tôi coi bản thảo của bà dựa trên những biến cố trong một tu việc Phật giáo. Tôi thấy đó là chuyện lôi cuốn, diễn tả một đám người đàn ông và đàn bà của Thái Lan mới tới tu viện rối ren với sự chiến đấu và hy vọng với cuộc đời, nhờ sự giải quyết sáng suốt của vị trụ trì. Cuốn tiểu thuyết chỉ rõ dù nhịp sống nhanh vội của Thái Lan . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12653)
Quản Trọng là một vị chính trị gia lớn thời Xuân Thu, tư tưởng chính trị của ông đối với nước Tầu rất lớn. Nói tới ông, ngày nay không ai là không biết; nhưng nếu ban đầu không có Bão Thúc Nha là bạn tri tâm thì trong lịch sử không có tên ông. Quản Trọng và Bão Thúc Nha lúc nhỏ là bạn tốt, cùng chơi chung. Gia cảnh Bão Thúc Nha so với Quản Trọng thì khá hơn nhiều.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11737)
《楞嚴經》裡有提到,不能自稱自己是【菩薩、活佛】,若自稱自己是【菩薩、活佛】,那他就是【魔】。宣化上人也說過:盧勝彥是魔仔。 ☆要熟讀《楞嚴經》,你才有辨別正邪的能力,至少可以保護自己,不跟邪師學法去了。 有次我打開電視,看淨空法師佛學講座,淨空法師也提到~不能自稱我是【佛、菩薩】,若自稱我是【佛、菩薩】,他就要馬上離開人間,若他沒馬上離開人間,那他就是【魔】。 若真的是佛菩薩轉世為人,是不能說出口的,一旦說出口,. . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11543)
Kính bạch: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Con pháp danh là Diệu Âm Diệu Ngộ. Nhờ Phật pháp cao siêu nhiệm màu, nhờ Chư Phật gia hộ, nên con đã niệm Phật được nhất tâm tam muội. Nhờ ơn trên đặt để cho con chứng kiến được những chuyện luân hồi. Nhờ trải qua nhiều sóng gió thăng trầm đau khổ của thế gian nên con đã hiểu thấu đời là vô thường, . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 8882)
Tiểu sử : Chúng ta chỉ biết tiểu sử của họ qua tiểu sử của Bàng Uẩn. Bàng phu nhân tên họ là gì, quê quán ở đâu cũng không ai biết. Gia đình họ có bốn người : hai vợ chồng, một con gái là Linh Chiếu, một con trai, tên là gì cũng không ai hay. Bàng cư sĩ sau khi tham Thạch Đầu và Mã Tổ triệt ngộ rồi về dạy lại cho vợ con. Đời Đường Đức Tông, . . .
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000