Chương IV

21 Tháng Năm 201410:36 CH(Xem: 7789)
40 phút có vẻ như rất lâu đối với Bảo Hy. Ông có thể tỉnh thức với sự phồng-xẹp lúc đầu, nhưng sau đó thấy khó khăn vì động tác xẩy ra quá nhanh khiến ông khó theo rõi. Ông thấy không tự nhiên. Ông muốn đi trung tiện, ông muốn kiểm soát nó. Ông không muốn đánh rắm trước mặt trụ trì. Nhưng ông càng cố thì lại càng tệ hơn. Ông lo lắng đến nỗi không chú ý đến phồng-xẹp nữa.
-Đừng cố gắng đè nén nó. Đó là hiện tượng tự nhiên. Ông chỉ cần niệm “nghe” hay “ngửi” là được rồi.
Ông tăng mới cảm thấy được an ủi. Ông để tự nhiên và quay lại chú ý đến phồng-xẹp. Sau một lúc ông cảm thấy đau toàn thân, nhất là ở chân. Ông nhớ lại thầy ông đã dạy :
-Ông đang tỉnh thức trong cảm giác, đừng động đậy bằng cách này ông sẽ hiểu sự thực. Quan sát sự đau đó và ông niệm “cảm thấy đau”. Rồi quay lại phồng-xẹp và quên đau.
Ông tăng mới như sống lại, ông được sự giúp đỡ của vị trụ trì đọc được tư tưởng ông. Ông không lo lắng nữa và cố gắng làm thật tốt. Pháp Hư muốn ông tăng tập một mình do đó ông đi lên gác. Bảo Hy không biết thầy mình đã đi, ông để ý đến phồng-xẹp nhiều hơn. Nhưng rồi ông kiệt sức, từ từ để chân trái lên trên chân phải, ông thấy khá hơn và mừng là không thấy thầy mắng mình. Ông tăng mới cảm thấy kiêu hãnh, và khái niệm cái “ngã” dần dần xuất hiện. Vì ông nghĩ là ông đã thực hành đúng. Tâm ông rối bởi vì bản chất của nó là không an. Trong vài phút khi vị trụ trì không có mặt, ông tăng mới nghĩ đến những chuyện khác không để ý đến phồng-xẹp. Mười phút trôi qua, và trụ trì trở lại để kiểm soát.
-Ồ ! Ông thích nghĩ ngợi sao ông không niệm “bất an”.
Bảo Hy ngừng suy nghĩ và niệm “bất an” nhiều lần rồi quay lại với phồng-xẹp. Nhưng chân càng cảm thấy rất đau như bể thành muôn mảnh, ông định đổi thế ngồi.
-Đừng làm vậy, hãy niệm “hãy kiên nhẫn” và trở về với phồng-xẹp.
-Không chịu nổi thưa thầy.
Bảo Hy nói thầm vì ông biết thầy ông có thể đọc được tư tưởng của ông.
-Ông phải cố gắng dù có mất mạng.
-Nhưng con không muốn chết.
-Không ai muốn chết cả, nhưng hết đời vẫn phải chết, ông có thể chọn kiếp sống vui hay buồn.
-Con chọn kiếp sống vui.
-Tốt. Vậy ông phải can đảm cho xứng danh là Phật tử. Ông phải hiểu đây là tỉnh thức trong cảm giác.
-Thưa thầy có phải cảm giác là thương hại không ?
-Không, cảm giác có 3 loại : khổ, lạc, xả. Ông phải niệm cái gì ông thấy. Khi ông thấy khổ : ông niệm “khổ”, khi thấy vui ông niệm “lạc”, khi ông thấy không khổ, không vui ông niệm “xả”. Điều này có nghĩa là ông phải tỉnh thức trong mọi lúc. Ông không được kiểm soát nó và dính vào nó.
Ông tăng mới cố gắng tỉnh thức để đè nén sự đau đớn xuống, nhưng càng cố gắng tỉnh thức thì càng đau. Bảo Hy tưởng như sắp chết. Ông cố hết sức dù mất mạng, và ông quên đau chỉ chú trọng đến phồng-xẹp.
-Bây giờ đã hết giờ. Ông hãy niệm “tôi muốn thư giãn”, rồi mở mắt từ từ và niệm “nhìn”.
Như tiếng vang từ trời, tiếng vị trụ trì đã chấm dứt cuộc chiến với đau khổ. Ông làm theo lời và từ từ mở mắt ra, nhìn khuôn mặt hiền từ của Pháp Hư. Lòng ông mừng muốn khóc, ông quỳ lạy trụ trì để cảm ơn. Luân lý, định, tuệ đã rửa sạch tâm ông.
-Bây giờ hãy đánh giá thực tập của ông. Ông sẽ nghỉ ngơi ở phòng ông. Tối nay tôi sẽ dạy ông giai đoạn 2 của thiền hành.
-Vâng ! Nhưng có câu hỏi : Tại sao tâm con bất an ? Sao trong thiền con nghĩ nhiều thế ? Khi không thiền thì con chẳng nghĩ gì cả ?
-Đó là bản chất của tâm. Phật gọi nó là con khỉ. Đấy là lý do tại sao ta phải tu tâm.
-Và tại sao tâm con bất an khi tập thiền ?
-Tâm vốn bất an dù có thiền hay không, vì dụng của nó là tỉnh thức khi căn tiếp xúc với trần. Ông cảm thấy nó phóng đãng khi ông tập thiền vì ông tập tỉnh thức để điều khiển nó, buộc nó chỉ nghĩ đến một việc nên nó cố chống lại. Ông có hiểu rõ điều này không ?
-Dạ vâng. Cám ơn thầy đã giảng rõ.
Pháp Hư cảm thấy rất biết ơn Pháp Bổn đã dạy cho ông tăng mới lễ phép hơn.
-Thưa thầy, còn một điều nữa con không hiểu là tỉnh thức trong cảm giác ? Thầy bảo con không được dính vào vui hay khổ có nghĩa là thế nào ?
-Điều đó có nghĩa là cảm giác là vô thường, vô ngã, áp chế, cũng như các điều kiện khác đều qua các giai đoạn thành, trụ, hoại, diệt. Do đó không chấp vào cái gì cả. Bổn phận của ông chỉ là quan sát tỉnh táo và ông sẽ thấy sự kiện ấy biến đổi. Thí dụ khi ông ngồi thiền, ông thấy đau. Ông niệm “thấy đau” một lúc rồi ông quên nó và rồi nó sẽ biến mất.
-Có phải khi niệm “thấy đau” thì đau tan biến mất phải không, thưa thầy ?
-Không phải ! Nhiều người đã hiểu lầm niệm “thấy đau “ thì đau sẽ hết. Sự thực đau sẽ hết dù có niệm hay không, vì nó phải theo tiến trình : thành, trụ, hoại, diệt. Chúng ta không kiểm soát được, điều chúng ta có thể làm được là nhận diện nó và để nó đến rồi đi.
Bỗng nhiên Pháp Hư thấy thị giả của mình thập thò ở cửa.
-Xóm Chài, có chuyện gì ?
-Có 3 người ở Na Hồng muốn học Thiền Minh Sát.
-Cho họ vào.
Bảo Hy thấy có khách định đi, nhưng trụ trì bảo ông ở lại. Vài phút sau, một người đàn ông trung niên bò vào tay bưng một khay hoa, nến, hương, theo sau là 2 người bạn cùng tuổi. 3 người nói họ muốn học Thiền Minh Sát.
Pháp Hư ra lệnh cho Bảo Hy thiền hành và tập ngồi thiền. Ông tăng mới cảm thấy mình vụng về, ông mới học thiền được 2 ngày trước thôi. Tuy nhiên ông hết lòng dạy cho đến khi 3 người thiền hành được, và tập ngồi thiền.
-Bây giờ các ông đi ăn trưa ở nhà bếp. Sau đó các ông tự tập ở phòng các ông. Các ông đã có chỗ ở chưa ?
-Không, thưa thầy, chúng con vừa tới.
-Xóm Chài, đi xem có chỗ nào trống không ?
-Không, thưa thầy ! Con vừa xem xong.
-Trong trường hợp này các ông phải ở giảng đường vậy. Tôi sẽ bảo trẻ mang mền tới. Các ông ở lại đây bao nhiêu lâu ?
-3 ngày, thưa thầy. Sau khi biết nguyên tắc, chúng con sẽ tự tập lấy ở nhà.
-Sao các ông không ở lại 7 ngày ? 3 ngày không đủ đâu.
-Chúng con không thể làm được. Thưa thầy chúng con là thầy giáo, chúng con phải dạy học sinh. Đây là ngày nghỉ của chúng con.
-Các ông chỉ nghỉ 3 ngày thôi ?
-Chúng con có 15 ngày nhưng muốn đến đây 3 ngày cuối.
-Tôi hiểu, nếu các ông cố gắng tập, thì các ông sẽ đạt được lợi ích trong 3 ngày. Tên ông là gì ? Nếu chúng ta gặp lại nhau tôi sẽ biết cách mà xưng hô.
-Con là Si, hiệu trưởng.
-Con là Bốn, ông này là Rô, chúng con chỉ tháp tùng thầy hiệu trưởng.
-Ồ, hai ông chỉ là người đi theo, tôi tưởng các ông đến đây để tập thiền chứ. Nhưng các ông đã đến đây thì các ông phải tập cho tốt. Xóm Chài hãy dẫn họ đến nhà bếp.
Và ông quay lại bảo họ :
-Hãy theo người trẻ này dùng bữa rồi sau đó tự tập thiền, nếu có vấn đề gì thì lại bảo tôi.
Ba người đàn ông quỳ lạy Pháp Hư và Bảo Hy 3 lần, rồi theo thị giả đi ra.
-Bây giờ, Bảo Hy, ông hiệu trưởng sẽ trúng số độc đắc, ông có tin không ?
-Sao thầy biết ?
-Nhờ “cảm thọ” mà biết, ông ta sẽ trở lại sau 7 ngày về nhà.
-Thầy sẽ bảo cho ông ta biết tin này không ?
-Không, nếu không ông ta sẽ không chú ý trong sự luyện tập thiền được.
-Thưa thầy con có đạt được thọ không ?
-Tùy theo nhân quả. Nếu ông chăm và cố gắng thì có lẽ sẽ được.
-Ngoài thầy có ai khác đắc “cảm thọ” không ?
-Có chứ, nhưng ít thôi. Không quá khó đâu ! Như bà Lâm chẳng hạn, bà mù chữ chẳng biết hành thiền hay thiền định là gì cả, nhưng bà có lòng tin. Đó là một chuyện rất dài. Tôi sẽ kể cho ông một ngày nào đó. Đừng quên mục đích chính của ông tới đây là rửa sạch tâm. Những chuyện khác chỉ là những phó sản thôi. Bây giờ, ông có thể đi độ ngọ, nếu không họ chờ đợi ông. Đã 11giờ 15 rồi.
Sau bữa ngọ, 3 thầy giáo theo trẻ dẫn đến giảng đường. Mỗi thầy có mang theo một túi nhỏ có đựng quần áo. Trẻ dẫn 3 thầy tới giảng đường và đưa mền gối, và để họ tự tu tập. Thầy hiệu trưởng bắt đầu thực hành thiền hành, trong khi 2 vị thầy kia đang sửa soạn chỗ ngủ. Ông Bốn nói :
-Tôi muốn nghỉ một lát, ông tập một mình có gì phiền không ?
-Tôi không phiền đâu, nếu các ông ngủ. Tôi rất mừng các ông đã tháp tùng theo tôi đi tới đây. Tôi không muốn bỏ phí cơ hội. Các ông không thấy lạ là có nhiều người đến đây đến nỗi không còn chỗ trống sao ? Chúng ta còn có nhiều thời gian để ngủ, tốt nhất là học thêm kiến thức khi ở đây.
Ông ngừng nói và bắt đầu tập thiền hành. 2 ông thầy giáo nhìn nhau và họ cũng bắt đầu tập đi. Cả buổi trưa cho đến 6 giờ chiều, bất cứ người nào đi ngang giảng đường đều thấy 3 thầy giáo đi lên đi xuống không nghỉ.
Vị trụ trì áp dụng “cảm thọ” để kiểm soát sự thực tập của họ. Và thấy rằng họ sung sướng với pháp đến nỗi không ngừng được đi. Ông tới giảng đường để giúp họ. Thấy trụ trì tới, 3 thầy giáo quỳ lạy.
-Các ông thấy thế nào ? Đi 6 tiếng các ông không mỏi sao ?
-6 tiếng, con không biết thưa thầy. Con sung sướng đến quên cả ngồi thiền. Nếu thầy không đến có lẽ chúng con sẽ đi đến sáng.
-Chắc chắn rồi, vì các ông đều vui với pháp.
-Vậy có tốt không ?
Ông Rô hỏi lần đầu tiên khi tới tu viện.
-Không phải thế, sự chú ý không bằng sự cố gắng. Sự tỉnh thức phải quân bằng. Bây giờ các ông hãy ngồi thiền một giờ. Sau đó đi tắm và gập tôi lúc 8 giờ.
3 người quỳ lạy, và làm như lời. Trụ trì ở lại một lúc, khi thấy họ làm đúng, ông trở về phòng.
Đêm đó khi Bảo Hy đến phòng trụ trì, ông thấy 3 ông giáo đang nói chuyện với trụ trì. Họ quỳ lạy ông khi ông tới. Rồi trụ trì hỏi ông hiệu trưởng :
-Ông ngồi thiền thế nào ? Có nhận thấy phồng-xẹp rõ ràng không ?
-Vâng ! Nhưng con cảm thấy đầy bụng, muốn trung tiện.
-Ông làm gì ?
-Con để tự nhiên.
-Ông có niệm không ?
-Có, con niệm “nghe” hay “ngửi”.
Trụ trì hỏi ông Bốn :
-Còn ông ?
-Cũng như thầy hiệu trưởng.
Pháp Hư cũng hỏi ông Rô cùng câu hỏi.
-Con ngủ ngồi, nước miếng chẩy ra từ mồm con.
Tất cả mọi người đều cười. Pháp Hư phỏng vấn 3 thầy giáo với sự có mặt của Bảo Hy, vì ông muốn dạy Bảo Hy một cách gián tiếp. Ông nhìn ông tăng mới như muốn nói :
-Bảo Hy, ông thấy không, không ai có vấn đề như ông.
Bảo Hy như đọc được tư tưởng của thầy :
-Họ có học, thưa thầy. Con chỉ học có 4 năm sao so sánh với họ được chứ ?
Vị trụ trì vui vẻ vì học trò mình hình như đọc được tư tưởng mình. Ông đùa học trò :
-Bảo Hy, tôi nghĩ là ông đã đắc “cảm thọ” rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9033)
09 Tháng Chín 2015(Xem: 9543)
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 28449)
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 9109)
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 10166)
18 Tháng Năm 2015(Xem: 9700)
21 Tháng Tư 2015(Xem: 9837)
16 Tháng Tư 2015(Xem: 9698)
09 Tháng Tư 2015(Xem: 10277)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000