Chuyển Đau Khổ Thành Bình An

21 Tháng Năm 20145:33 SA(Xem: 7970)
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, dù là ngoài xã hội hay trong gia đình đều có nhiều chuyện phức tạp thật là khó nhẫn nhịn. Mỗi người sanh ra trong cõi đời này là để trả nợ, đã là trả nợ thì tất cả chúng ta ai nấy cũng đều phải gặp những chuyện trái ngang phiền toái. Cuộc sống con người luôn luôn bị chung đụng với mọi hoàn cảnh đau khổ khác nhau. Chỉ nói chuyện trong nhà thôi cũng là một vấn đề nan giải không cùng tận: nào là mẹ chồng con dâu, vợ chồng, anh rể em vợ, nào là con anh con tôi .v.v.
Nhìn tứ phía đâu đâu cũng đầy dẫy khổ đau phiền não. Cây muốn lặng mà gió chẳng muốn ngừng. Người không ích kỷ sống chung với người ích kỷ lâu ngày cũng trở thành ích kỷ; người không ở dơ sống với người ở dơ lâu ngày cũng phải ở dơ. Kể thì không bao giờ hết, không bao giờ cùng tận, vì không cùng tận nên con người phiền não khổ đau cũng không cùng tận.
Có những chuyện chúng ta có thể thoát ly, có thể trốn tránh, nhưng cũng có rất nhiều chuyện chúng ta muốn tránh mà tránh cũng không được. Vì hoàn cảnh, vì ràng buộc, vì gia đình v.v. mà phải đành đối diện đương đầu chấp nhận, nhưng chấp nhận một cách đau khổ và oán hận trong lòng.
 
Lâu ngày, trong tâm của ta chứa đầy khí độc, độc tâm âm thầm ăn sâu mọc rễ, não bộ hư hao, huyết quản động mạch rối loạn, thân thể suy yếu già nua. Sống như vậy đâu khác gì sống trong địa ngục trần gian? Nếu chúng ta hiểu được quả báo luân hồi và đời là vô thường thì chúng ta sẽ có cách chuyển đau khổ thành bình an. Đau khổ hay bình an chỉ cách nhau một niệm suy nghĩ của ta mà thôi. Trong nhà Phật thường có một câu nói: “Hồi đầu là ngạn”. Chỉ có chân lý của Phật pháp mới có đủ thần lực để chuyển hóa mọi đau khổ. Đó là lòng từ bi và trí tuệ bát nhã.

Tôi xin nêu ra một ví dụ:
Ta làm dâu, làm cực khổ ngày đêm như thân đi ở đợ, nhưng mẹ chồng và em chồng không thông cảm còn nặng nhẹ đủ lời. Vì thương chồng, thương con mà ta không thể thoát ly, không thể thay đổi cuộc sống nên hằng ngày phải chịu đựng với những sự bất công oán hận. Rốt cuộc, người đau khổ từ tâm thần cho đến thể xác cũng chính là ta. Đâu có ai thay thế cho ta! Nếu đã không thể thay đổi hoàn cảnh thì cách duy nhất là thay đổi nội tâm suy nghĩ của chính ta, biến hận thù đau khổ thành từ bi tha thứ.
Thay vì trước kia hận mẹ chồng và em chồng vì họ hành hạ làm cho ta đau khổ. Trong tâm thù hận khiến ta hiện tại sống trong đau khổ và còn tạo thêm ân oán cho kiếp sau. Khi chết, thần thức (chủng tử) thù hận của ta quá lớn, rốt cuộc thần thức của ta dẫn ta vào địa ngục, như vậy có phải đã khổ lại càng khổ thêm!
Nay ta thức tỉnh hiểu được những chuyện ta đang làm hằng ngày là làm công quả cúng dường để tạo phước đức. Còn mẹ chồng và em chồng khắc nghiệt kia là Bồ Tát đang giúp cho ta tu hạnh nhẫn nhục để ta tạo công đức. Cũng là một việc làm nhưng một bên là gieo oán tổn đức, một bên là tạo công đức và phước đức. Một bên là đau khổ đọa đày, một bên là an vui tự tại.
Tôi biết quý bạn sẽ nghĩ rằng: nói thì dễ nhưng làm rất khó vì chúng ta không phải là thánh. Kính thưa quý bạn, thánh hay phàm tuy hai mà một, tuy khó mà dễ. Khó hay dễ là ở chỗ chúng ta có chịu làm hay không? Vì câu Phật hiệu A Di Đà có thể chuyển phàm thành Phật, không lẽ chuyện nhỏ hằng ngày không chuyển nổi hay sao?
Kính thưa quý bạn! Trước kia tôi rất ghét sự bất công và giận ghét ai gây nên đau khổ cho người khác. Nhưng sau khi hiểu đạo, tôi thương xót cho những người gây nên tội ác còn nhiều hơn là những người bị hại. Tại sao? Vì họ đang đứng ngay cửa địa ngục mà họ không hay biết. Hỏi như vậy họ có đáng thương không?
Trước kia, tôi hiểu lầm về làm công quả. Tôi tưởng rằng vào chùa giúp việc mới gọi là công quả, giúp tài thì gọi là cúng dường. Sau này tôi mới hiểu tất cả mọi chuyện mà chúng ta đang làm ngoài xã hội hay trong gia đình làm công không lãnh tiền thì đều gọi là làm công quả phước đức ngang nhau, không hơn không kém. Bố thí tài cũng vậy, cũng đều gọi là cúng dường. Trong các thứ bố thí thì bố thí pháp là cao nhất. Hằng ngày chúng ta nên đi khuyên người tu hành niệm Phật hay là ấn tống những cuốn kinh sách có ý nghĩa Phật pháp thì công đức và phước đức sẽ vô cùng to lớn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tám 2018(Xem: 7301)
29 Tháng Năm 2018(Xem: 7523)
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8305)
29 Tháng Tám 2017(Xem: 7211)
Ký sự chuyến đi xem nhật thực 2017
10 Tháng Bảy 2017(Xem: 7749)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 6926)
10 Tháng Sáu 2017(Xem: 8411)
20 Tháng Năm 2017(Xem: 8723)
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 12591)
Việt sử khái quát qua cuộc nói chuyện với một người bạn ngoại quốc.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000