Xóa Tan Mặc Cảm

21 Tháng Năm 20145:33 SA(Xem: 8068)
Trước kia, vì nghèo khổ nên tôi luôn luôn tự ti mặc cảm, đi tới đâu cũng sợ người ta chê cười. Tôi luôn luôn hiểu câu ông bà thường dạy: làm việc gì miễn không bị lương tâm cắn rứt là đủ rồi, sợ gì người ta cười. Hiểu thì hiểu vậy nhưng tôi vẫn sống giữa thiên hạ thì làm sao tránh khỏi sự tự ti mặc cảm? Không những mặc cảm cho riêng tôi mà còn mặc cảm cho các con và gia đình của tôi ở Việt Nam.
Nói về giúp người hay bố thí thì tôi đã làm hết sức nhưng chẳng được bao nhiêu. Thấy người ta quyên tiền hay bố thí một lần bạc trăm, bạc ngàn, còn tôi vét hết tài sản mà chẳng được bao nhiêu. Người ta được đi đây đó để làm việc từ thiện, còn tôi chẳng giúp được gì.
Nói về việc tu học thì người ta được đến chùa tu học, gần gũi với các bậc thầy thiện tri thức, gặp gỡ được bạn đồng tu; còn tôi một chút thời gian cũng không có. Nói về vật chất sinh hoạt cuộc sống thì tôi qua Mỹ hơn 20 năm. Người ta qua sau ai nấy cũng có nhà cao cửa rộng, xe cộ sang đời mới. Nhìn lại thân tôi: nhà thì không có, xe thì đời cũ nay nằm đường mai bị kéo. Bạn bè đồng nghiệp nay bộ này mai bộ kia, còn tôi thì cứ xào đi xào lại.
Sau này, nhờ đọc một câu chuyện trong bút ký, tôi mới hết mặc cảm về chuyện bố thí giúp người. Câu chuyện đó nói về một cô gái ăn xin không có tiền, nhưng lại muốn cúng dường Chư Tăng. Một hôm, cô nguyện sẽ dùng hết tiền ăn xin của ngày hôm đó để cúng dường. Xin cả ngày chỉ được vài cắc tiền, cô suy nghĩ không biết mua vật chi có thể cúng dường được hết Chư Tăng trong chùa. Cuối cùng, cô đã dùng số tiền đó để mua một bịch muối rồi đem đến nhờ thầy đầu bếp bỏ vào nồi canh. Làm như vậy là vị tăng nào cũng được dùng. Trên đường cô đi đến chùa, Ngài trụ trì đã biết trước nên kêu Chư Tăng đánh kẻng nghinh đón Bồ Tát (nghĩa là cô ăn xin).
Nhờ có tấm lòng Bồ Tát nên cô gái đó được thay đổi số phận. Duyên lành đưa đẩy, sau này cô lấy hoàng tử và làm hoàng hậu. Bà hoàng hậu này còn nhớ ngôi chùa xưa nên bà cùng người hầu đem cả xe vàng bạc, châu báu đến để cúng dường cho chùa. Nhưng lần này Ngài
 
Trụ Trì và Chư Tăng không đánh kẻng nghinh đón bà như trước kia. Bà thắc mắc hỏi Ngài trụ trì thì Ngài đáp: xưa kia bà đến đây đem cả một tấm lòng bồ tát để cúng dường. Còn ngày nay những thứ bà đem lại không phải là do mồ hôi công sức của bà làm ra mà những thứ châu báu kia là của thần dân đóng góp.
Đọc xong câu chuyện đó tôi mới thức tỉnh. Từ đó, tôi rất hãnh diện và vui vẻ không còn mặc cảm vì tôi đã làm hết sức của tôi rồi. Thì ra giúp ít hay nhiều không quan trọng mà điều quan trọng là chúng ta có dùng hết sức của mình để giúp đỡ người hay không? Cũng như một người trong túi chỉ có 1 đồng mà giúp hết 1 đồng thì quý hơn người trong túi có 1000 đồng mà chỉ giúp có 100 đồng. Như vậy người giúp 1 đồng kia có tấm lòng Bồ Tát cao cả hơn người giúp 100 đồng.
Sau khi hiểu được môn tu niệm Phật, tôi không còn mặc cảm là không được đến chùa tu học. Vì tôi đã có Phật, chùa và thầy ở tại gia. Từ đó, tôi siêng năng tu niệm và dẫn dắt các con tôi. Nhưng thú thật là tôi đã vượt qua được hai cái mặc cảm: bố thí và tu học. Nhưng cái mặc cảm về nghèo khổ vật chất và phương tiện thì tôi thật khó vượt qua.
Tôi học kinh sách Phật hiểu được tất cả thế gian là giả tạm. Hiểu là hiểu vậy thôi nhưng những lúc dọn nhà, xe bị nằm đường hay nghe bạn bè khoe khoang: nào mua thêm nhà, nào đổi xe mới, nào con học trường nổi tiếng, nào tài sản đồ sộ để của hồi môn; tất cả lời nói và ánh mắt của họ nhìn tôi, làm tôi cảm thấy mặc cảm rồi tội nghiệp cho các con của tôi.
Nhưng sau khi được nhất tâm, tôi như người chết đi sống lại; như người bị mù nhiều năm nay được sáng mắt. Thương cho tôi lâu nay ngu muội, sống mà như chết, thấy mà như mù. Uổng cho tôi hơn nửa đời người nhận giả làm chơn, rồi luôn luôn sống trong tự ti mặc cảm. Giờ tỉnh ngộ mới biết thì ra tôi giàu nhất thế gian mà tôi không biết (so với những người không tu đạo.) Tại sao? Vì tôi đã có một đài sen ngàn cánh nhiệm màu nơi ao báu ở trên Cõi Phật. Tôi không còn cảm thấy có lỗi với các con tôi. Tuy là tôi không để cho chúng vật chất tiền tài của thế gian. Nhưng tôi đã cho chúng một trí tuệ, một đài sen đang được chúng hằng ngày bồi thêm công đức và một Cõi Phật đang chờ đón chúng.

Sau khi sống lại, tôi không còn mặc cảm mà lấy làm hãnh diện, vì con đường tôi lựa chọn cho bản thân, các con và gia đình tôi ở Việt Nam là đúng không sai. Giờ tôi mới hiểu cho Đấng Từ Phụ tại sao Ngài bỏ cha mẹ, vợ con, bỏ cả ngai vàng để chọn con đường tu hành tìm con đường chân lý giải thoát cho ngài và cho chúng sanh. Nếu đạo Phật không có gì là cao siêu giải thoát thì Ngài đâu dại gì mà bỏ hết tất cả. Vì Ngài là người có trí tuệ viên mãn nên Ngài mới thấy được thế gian tất cả đều là giả tạm vì vậy mà Ngài buông xả. Sau khi tỉnh ngộ tôi thật là thương cho những ai vẫn còn mãi tham đắm với tình tiền, danh lợi của thế gian.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9033)
09 Tháng Chín 2015(Xem: 9543)
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 28446)
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 9109)
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 10166)
18 Tháng Năm 2015(Xem: 9700)
21 Tháng Tư 2015(Xem: 9837)
16 Tháng Tư 2015(Xem: 9698)
09 Tháng Tư 2015(Xem: 10277)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000