Ý Nghĩa Ngày Giỗ

21 Tháng Năm 20145:31 SA(Xem: 8969)
Tôi là người không có học thức cao, không có phước đọc được nhiều sách của thánh hiền, tôi chỉ làm theo lý lẽ và lương tâm. Ở đây, tôi chỉ nói lên cách nhìn riêng của tôi về ý niệm của ngày giỗ. Ngày giỗ đối với tôi là ngày tựu họp con cháu gia đình, ngồi lại cùng nhau niệm Phật để cầu siêu cho cha mẹ mau được siêu thoát. Phần sau cùng là đểcó dịp nhắc nhở cho nhau nghe, sống sao cho đúng làm người và đừng quên công ơn của cha mẹ. Riêng tôi, một năm có 365 ngày, ngày nào cũng quan trọng giống nhau, ngày nào cũng là ngày giỗ và ngày báo hiếu.
Còn cúng là cúng cái tâm chân thật của chúng ta, không phải cúng vật chất hay mâm cao cỗ đầy. Vì chúng ta cúng càng nhiều thì chúng ta ăn càng nhiều, cha mẹ chúng ta nào có ăn miếng nào đâu? Chúng ta cúng càng lớn thì sát sanh càng nhiều, không những bản thân chúng ta mang tội mà ông bà cha mẹ của ta còn mang tội nặng gấp đôi.
Tại sao? Cha mẹ chúng ta mang tội là vì vô hình chung tại ngày giỗ của cha mẹ mà chúng ta mới giết gà vịt, heo bò để cúng. Có phải là cha mẹ chúng ta đã chết rồi mà vẫn còn hại người (súc vật vẫn là người đầu thai.) Vậy có khác gì chúng ta làm cho cha mẹ của mình bị mang tội thêm? Cũng là một việc làm nhưng một bên là có hiếu, còn một bên là bất hiếu. Chỗ khác biệt là: chúng ta ăn mặn là chuyện của chúng ta, còn cúng cha mẹ thì xin cúng chay. Nếu chúng ta không mau thức tỉnh thì kẻ bị hại kế tiếp sẽ là chính bản thân chúng ta. Tại sao? Vì chúng ta sẽ phải chết! Con cháu chúng ta tiếp tục sát sanh trong ngày giỗ. Vậy thử hỏi oan oan tương báo đến bao giờ mới dứt?
Chúng ta không cầu siêu cho cha mẹ đã là bất hiếu, vậy lòng dạ nào làm cho cha mẹ bị mang tội thêm? Người đời thường nghĩ: “Nếu mình không cúng đầy đủ thì cha mẹ sẽ bị đói; đốt giấy bạc, vàng mã là để cho cha mẹ có xài” Vậy một năm cúng một bữa, còn các bữa khác thì sao?
Riêng tôi, nếu thật sự chúng ta có hiếu thì nên niệm Phật từ bây giờ. Niệm cho cha mẹ hiện tiền, niệm cho mười đời ông bà cha mẹ đã mất. Không những vậy mà chúng ta còn niệm cho bản thân, gia đình, con cái và niệm cho tất cả chúng sanh. Làm những hạnh nguyện mà khả năng của ta cho phép, rồi đem hồi hướng cho cha mẹ và chúng sanh. Đây mới là đạo hiếu vẹn toàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tám 2018(Xem: 7301)
29 Tháng Năm 2018(Xem: 7523)
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8305)
29 Tháng Tám 2017(Xem: 7210)
Ký sự chuyến đi xem nhật thực 2017
10 Tháng Bảy 2017(Xem: 7749)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 6926)
10 Tháng Sáu 2017(Xem: 8411)
20 Tháng Năm 2017(Xem: 8723)
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 12591)
Việt sử khái quát qua cuộc nói chuyện với một người bạn ngoại quốc.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000