Đại Nguyện Thứ Mười Tám

21 Tháng Năm 20145:24 SA(Xem: 7524)
Vì thương chúng sanh nên Đấng Từ phụ A Di Đà đã lập ra 48 đại nguyện (nghĩa là đại thề). Ở đây, tôi chỉ nêu ra đại nguyện thứ 18 của Ngài vì trong 48 đại nguyện thì đại nguyện thứ 18 là quan trọng nhất.

Đây là đại nguyện thứ 18 của Đức Từ Phụ A Di Đà:

“Giả sử tôi thành Phật, chúng sanh mười phương hết lòng tin ưa mong muốn sanh về cõi nước của tôi, xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm mà chẳng được sanh, thời tôi không giữ ngôi chánh đẳng, chánh giác chỉ trừ những kẻ tạo tội nghịch, chê bai chánh pháp”.

Kính thưa quý bạn! Đó là đại nguyện thứ 18 của Phật. Ngài nói: “nếu chúng sanh trước khi chết mà niệm được mười niệm liên tục (nghĩa là mười hơi không cần hơi ngắn hay dài) mà Ngài không đến nơi tiếp dẫn người đó sanh về Cõi Cực Lạc của Ngài thì Ngài thề không làm Phật.
Qua 48 đại nguyện của Phật, chúng ta thấy Ngài thương chúng ta vô bờ bến. Cha mẹ chúng ta còn chưa thề thốt với chúng ta, vậy mà Ngài thề với chúng ta, điều này cho thấy nỗi khổ tâm và lòng từ bi của Ngài còn lớn hơn trời biển. Chúng ta là phàm phu còn coi nặng lời thề không dám thề bừa bãi, không lẽ lời thề của Đấng Từ Phụ chúng ta không dám tin sao? Vì thương chúng sanh si mê không có đủ lòng tin nên Ngài lập lời thề để giúp chúng sanh có vững lòng tin.
Ngài đã làm hết sức của Ngài rồi chẳng qua chúng ta không có đủ căn duyên phước phần tin sâu niệm Phật. Đây là điều tội nghiệp cho chúng ta. Có nhiều người trong chúng ta nghi ngờ và nghĩ rằng: nếu một người trước khi chết mà niệm được mười niệm sẽ được vãng sanh về Cõi Phật, vậy thì trên thế gian này đâu còn ai?
Kính thưa quý bạn! Nghe qua mười niệm dễ quá nhưng không dễ, vì có mấy ai trên đời này trước khi chết mà niệm được mười niệm liên tục? Tại sao? Vì khi một người sắp chết thần thức sẽ bị mê man, tứ đại tan rã (tứ đại: tức là nói về thân của chúng ta có bốn thứ hợp lại: đất, nước, gió, lửa) chúng ma giành giựt, oan gia trái chủ vây quanh đòi nợ, tâm thần hoảng hốt, luyến tiếc mạng sống, vợ con, tiền bạc và danh vọng v.v... Đó là chưa nói đến trước khi chết gặp chuyện không may thể xác bị đau đớn, sanh tâm oán hận thì làm sao có đủ sáng suốt để mà giữ chánh niệm?
Nghe qua thấy dễ nhưng không dễ vì một người trước khi chết mà có thể niệm được mười niệm liên tục, là người đó đã có công phu tu niệm Phật nhiều năm, nên câu niệm Phật mới được thuần thục in sâu vào tâm thức. Nhờ niệm Phật nhiều năm mà tâm thần được an định, biết thân này là giả coi nhẹ bản thân buông xả tất cả, dù trước khi chết thể xác có bị đau đớn họ cũng không bị phân tâm, nhờ vậy mà người này mới có đủ sáng suốt giữ được chánh niệm để niệm liên tục mười niệm.

Dù là một người đã niệm Phật nhiều năm, trước khi chết nghiệp nặng còn nhiều, không may bị sự đau đớn thể xác sanh tâm sân hận, không giữ được chánh niệm cũng khó được vãng sanh. Điều này chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và lưu ý. Lỡ chúng ta có bị ai đâm chết thì ngay giây phút đó ta nên nghĩ rằng: đây là nghiệp của ta đã gieo, giờ ta phải trả lại cho người, không nên sanh tâm thù hận mà hãy giữ chánh niệm để niệm Phật cho đến khi tắt thở thì sẽ được Chư Phật đến nơi tiếp dẫn sanh về Cõi Phật.
Còn nếu phút cuối chúng ta oán hận quên đi niệm Phật thì dù Phật có muốn cứu cũng cứu không nổi, mà lúc đó chúng ma sẽ đến rước chúng ta. Cho nên thần thức trước khi chết rất là quan trọng, làm Phật hay làm ma chỉ cách nhau một niệm suy nghĩ thần thức của ta mà dẫn dắt luân hồi. Vì thấy thần thức trước khi chết rất là quan trọng nên Đấng Từ Phụ mới khuyên dạy chúng ta nên tu niệm Phật, đây là khổ tâm và dụng ý của Ngài.
Tại sao người tu niệm Phật trước khi chết cũng phải cần có thân bằng quyến thuộc hay bạn bè đồng tu giúp đỡ trợ niệm? Là vì tuy chúng ta niệm Phật đã nhiều năm nhưng có mấy ai dám chắc 100/100 giữ được chánh niệm trước khi chết? Nếu phút lâm chung có người giúp đỡ hay máy niệm Phật trợ niệm thì người chết sẽ nắm chắc
100/100 vãng sanh. Vì vậy mà người trợ niệm rất là quan trọng, không những người trợ niệm có thể giúp nhắc nhở thần thức của người sắp chết giữ được chánh niệm mà còn giúp xua đuổi đi những vong hồn oan gia trái chủ đang vây quanh người sắp chết.
Kính thưa quý bạn! Nếu chúng ta khuyên cha mẹ hay chồng con của mình niệm Phật mà họ không có đủ căn duyên, phước phần để tin sâu niệm Phật thì ta phải cần niệm Phật tinh tấn và chuyên cần hơn. Tại sao? Vì lỡ trong gia đình chúng ta có người thân sắp chết. Lúc đó, chúng ta sẽ giữ được chánh niệm, bình tĩnh, dẫn dắt, khai thị và trợ niệm cho người sắp chết, khuyên họ niệm Phật thì chúng ta có thể cứu được vong linh của người thân. Còn nếu chúng ta có vãng sanh trước mà người thân thấy được sự vãng sanh ra đi tự tại của mình thì họ sẽ khởi tâm tin Phật và niệm Phật. Như vậy dù ta có đi trước hay đi sau thì cũng đều cứu được thân nhân của mình. Đây mới là tình thương chân thật.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10600)
Những chuyện nhân quả đã xảy ra trước đây.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11189)
Khi Suchitra lần thứ nhất cho tôi coi bản thảo của bà dựa trên những biến cố trong một tu việc Phật giáo. Tôi thấy đó là chuyện lôi cuốn, diễn tả một đám người đàn ông và đàn bà của Thái Lan mới tới tu viện rối ren với sự chiến đấu và hy vọng với cuộc đời, nhờ sự giải quyết sáng suốt của vị trụ trì. Cuốn tiểu thuyết chỉ rõ dù nhịp sống nhanh vội của Thái Lan . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12759)
Quản Trọng là một vị chính trị gia lớn thời Xuân Thu, tư tưởng chính trị của ông đối với nước Tầu rất lớn. Nói tới ông, ngày nay không ai là không biết; nhưng nếu ban đầu không có Bão Thúc Nha là bạn tri tâm thì trong lịch sử không có tên ông. Quản Trọng và Bão Thúc Nha lúc nhỏ là bạn tốt, cùng chơi chung. Gia cảnh Bão Thúc Nha so với Quản Trọng thì khá hơn nhiều.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11816)
《楞嚴經》裡有提到,不能自稱自己是【菩薩、活佛】,若自稱自己是【菩薩、活佛】,那他就是【魔】。宣化上人也說過:盧勝彥是魔仔。 ☆要熟讀《楞嚴經》,你才有辨別正邪的能力,至少可以保護自己,不跟邪師學法去了。 有次我打開電視,看淨空法師佛學講座,淨空法師也提到~不能自稱我是【佛、菩薩】,若自稱我是【佛、菩薩】,他就要馬上離開人間,若他沒馬上離開人間,那他就是【魔】。 若真的是佛菩薩轉世為人,是不能說出口的,一旦說出口,. . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11591)
Kính bạch: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Con pháp danh là Diệu Âm Diệu Ngộ. Nhờ Phật pháp cao siêu nhiệm màu, nhờ Chư Phật gia hộ, nên con đã niệm Phật được nhất tâm tam muội. Nhờ ơn trên đặt để cho con chứng kiến được những chuyện luân hồi. Nhờ trải qua nhiều sóng gió thăng trầm đau khổ của thế gian nên con đã hiểu thấu đời là vô thường, . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 8932)
Tiểu sử : Chúng ta chỉ biết tiểu sử của họ qua tiểu sử của Bàng Uẩn. Bàng phu nhân tên họ là gì, quê quán ở đâu cũng không ai biết. Gia đình họ có bốn người : hai vợ chồng, một con gái là Linh Chiếu, một con trai, tên là gì cũng không ai hay. Bàng cư sĩ sau khi tham Thạch Đầu và Mã Tổ triệt ngộ rồi về dạy lại cho vợ con. Đời Đường Đức Tông, . . .
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000