Muốn Được Nhất Tâm Không Tu Xen Tạp

21 Tháng Năm 20145:19 SA(Xem: 8516)
Trước kia tôi muốn tu học nhưng bị nhiều ràng buộc trách nhiệm, chưa một lần tụng kinh, chưa một lần tĩnh tọa tham thiền, ngày đêm chỉ biết chuyên tâm niệm Phật. Cuộc sống quá bận rộn không cho phép tôi chọn các môn tu khác.
Trong cái xui có sự may mắn, nhờ tôi không có nhiều thời gian, nếu không tôi sẽ tu học đủ môn vì tính tôi thích tìm hiểu đủ thứ. Sau khi được nhất tâm, tôi mới ngộ và hiểu thấu câu nói của Ngài Pháp sư Tịnh Không. Ngài nói: “Trong 49 năm thuyết pháp của Phật, lời nói quan trọng nhất đó là: niệm cái gì thì thành cái nấy (mình niệm Phật sẽ thành Phật)” Khi thấu hiểu câu nói này tôi giật mình, cảm thấy may mắn và thầm cám ơn cuộc sống bận rộn của tôi.
Qua quá trình tu tập tôi thấu hiểu chân lý của sự thật. Cũng như vàng vốn nguyên thủy là chói sáng. Nếu chúng ta trộn vàng lẫn với đồng thì sẽ làm mất đi bản thể chói sáng của vàng. Niệm Phật cũng vậy! Chúng ta niệm Phật là niệm cho ông Phật của ta, không phải niệm cho Chư
 
Phật. Nếu chúng ta tu xen tạp thì đến bao giờ mới được nhất tâm? Cũng như chúng ta niệm Phật là mong công phu niệm Phật đạt thành một khối, đúc thành một niệm để thành nhất tâm chỉ còn một niệm. Nếu chúng ta không hiểu lại đi tụng đủ loại kinh hay tu xen tạp thì như vậy có khác gì vàng bị trộn lẫn với đồng? Thử hỏi đến bao giờ ta mới tìm được bản thể của vàng? Đến bao giờ mới thấy được chơn tâm (Phật tánh) của ta?
Cũng như Ngài Pháp sư Tịnh Không có đưa ra một ví dụ: “Nhà của Phật A Di Đà có nhiều cửa khác nhau. Chúng ta muốn vào thì chỉ đi vào bằng một cửa. Khi vào được một cửa rồi thì các cửa khác đều thông. Nếu chúng ta muốn đi vào một lúc bằng hai ba cửa thì không có cách chi chúng ta vào được. Cũng như câu ông bà của chúng ta thường nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Chúng ta tu hành cũng vậy, chỉ một môn thuần thục viên mãn là sẽ thành Phật. Ngài Pháp sư Tịnh Không thuyết trong kinh Vô Lượng Thọ là: “Câu Phật hiệu A Di Đà đã niệm hết ba đời, 10 phương Chư Phật; tụng hết tất cả kinh Đại Thừa của Phật; tu hết môn, tông, phái và Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Trung Chi Vương” (nghĩa là bộ kinh cao siêu nhất của Phật). Tại sao? Vì bộ kinh này đã đúc kết tất cả tinh hoa, cốt tủy cao thâm của hết thảy kinh giáo của Phật.
Tại sao các môn tu khác phải cần niệm Phật, còn môn tu niệm Phật thì không cần tu thêm các môn khác? Vì môn tu niệm Phật là môn tu đệ nhất cao siêu của Phật, là môn tu vượt khỏi không gian và thời gian. Không có môn tu nào có thể so sánh và danh hiệu A Di Đà là một bằng chứng hùng hồn để cho chúng ta tin.
Trước kia tôi không hiểu nên niệm danh hiệu A Di Đà ít, niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì nhiều. Sau khi hiểu được câu Phật hiệu A Di Đà cao thâm thù thắng, tôi không còn niệm danh hiệu Quán Thế Âm mà chỉ niệm Phật hiệu A Di Đà. Tại sao? Vì Quán Thế Âm cũng là Phật, khi chúng ta niệm danh hiệu A Di Đà là đã niệm hết 10 phương Chư Phật và Chư Bồ Tát. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta niệm cho Chư Phật hay Chư Bồ Tát mà là niệm cho ông Phật trong tâm của ta và đồng thời ta cũng thâu nhiếp thần lực của mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát.
 
Ở đây tôi xin phân tích thêm cho quý bạn hiểu tại sao Phật dạy niệm
Phật sẽ thành Phật:
Phật thấy trong mỗi chúng ta tuy mang một thân thể nhưng có nhiều tâm khác nhau, nhưng chung quy chỉ có bốn tâm làm căn bản (nói về chủng tử tâm).

Tâm Phật, tâm người, tâm ma, tâm thú. Hằng ngày chúng ta niệm tâm gì thì chúng ta thành tâm nấy.
Niệm đồng nghĩa với chiêm ngưỡngquán tưởng. Niệm từ bi A Di Đà thì thành tâm Phật = sẽ thành Phật.
Niệm lương tâm đạo đức thì thành tâm người = sẽ thành người. Niệm thần thông, tham sân thì thành tâm ma = sẽ thành ma. Niệm ngu si thì thành tâm thú = sẽ thành thú.

Phần quan trọng:
Kính thưa quý bạn! Ở đây tôi xin nêu ra vài sự xen tạp tinh tế mà chúng ta đang vướng phải. Nếu chúng ta nhận diện được chúng rõ ràng, thì công phu tu niệm của ta mới được thành tựu viên mãn.
Đa số chúng ta đang còn bị lẫn lộn giữa niệm Phật tu phước và niệm Phật tu vãng sanh. Niệm Phật tu phước thì xen tạp làm sao cũng được, nhưng tu niệm Phật vãng sanh thì không thể có một chút xen tạp, dù là sự xen tạp của tiếng gõ mõ đánh khánh (nếu đánh khánh dẫn chúng thì không sao) Tại sao? Vì khi gõ mõ đánh khánh làm thân tâm của ta bị động. Khi thân tâm bị động thì câu niệm Phật không được hợp nhất. Nếu câu niệm Phật không hợp nhất thì ta làm sao tu được nhất tâm? (tiếng mõ, tiếng khánh giúp thân tâm thức tỉnh, nhưng nếu dùng không đúng chỗ thì sẽ làm chướng ngại cho công phu tu tập của chúng ta).
Khi niệm Phật chúng ta nên bỏ hết hình thức không cần thiết. Vì còn hình thức là còn xen tạp, còn xen tạp là còn chướng ngại (Buông xả hình thức không phải buông xả cách thức) Tại sao? Vì khi niệm Phật thân tâm phải được hợp nhất, nếu thân tâm bị hình thức dẫn dắt thì thân tâm làm sao được hợp nhất? Nếu không hợp nhất thì đến bao giờ chúng ta mới niệm được nhất tâm?
 
Tôi biết các bạn sẽ hỏi: Nếu niệm Phật không được gõ mõ, đánh khánh, vậy tại sao các băng niệm Phật của quý thầy đều có tiếng mõ, tiếng khánh? Kính thưa quý bạn! Nhạc niệm Phật khác với trì danh niệm Phật. Tại sao? Vì nhạc niệm Phật phải có tiếng mõ, tiếng khánh, vì nhạc phải có nhịp, đây gọi là nhạc và nhịp hợp nhất.
Tóm lại, khi niệm Phật thân tâm phải hợp nhất, uyển chuyển tự nhiên, nhưng dũng mãnh như một dòng suối tuôn chảy vào tâm. Lâu ngày thân tâm sẽ được hợp nhất. Khi thân tâm được hợp nhất thì ta sẽ được nhất tâm tam muội.

Phần nhắc nhở:
Khi niệm Phật chúng ta phải quyết tâm thành Phật nhưng không nên khởi tâm mong cầu mau được nhất tâm. Tại sao? Vì còn mong cầu là còn chướng ngại. Chúng ta cứ niệm tự nhiên, càng tự nhiên thì càng mau được nhất tâm.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 7606)
07 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7616)
17 Tháng Sáu 2016(Xem: 8898)
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 8254)
22 Tháng Năm 2016(Xem: 8458)
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10597)
20 Tháng Mười 2015(Xem: 10986)
14 Tháng Mười 2015(Xem: 9608)
30 Tháng Chín 2015(Xem: 9927)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000