XXIII. Diệu Tín.

21 Tháng Năm 20144:58 SA(Xem: 9055)
Diệu Tín là học trò của Ngưỡng Sơn, sử sự mọi việc rất thông minh nhanh nhẹn. Ngưỡng Sơn biết cô có tài bèn giao cho cô toàn quyền phụ trách tiếp đãi những khách ở bên ngoài tới. Một ngày kia có 17 ông tăng người Tứ Xuyên đến thăm, chuẩn bị hỏi pháp Ngưỡng Sơn. Sau bữa cơm chiều, các ông tăng không có chuyện gì làm bèn tranh luận về Phật pháp. Khi đề cập tới công án gió động, cờ động thì 17 ông có 17 ý kiến, tranh cãi náo loạn. Âm thanh lọt đến tai Diệu Tín. Diệu Tín hét lớn :
-17 ông tăng kia, ngày mai trước khi đi phải thanh toán tiền phòng, tiền cơm cho rõ ràng.
Thái độ uy nghi khiến các ông tăng bỗng nhiên im bặt, không biết làm sao cho phải. Diệu Tín lại gia lệnh :
-Không được tranh cãi, hãy đến trình diện ta, ta sẽ nói cho các ông nghe.
17 người bất giác chạy đến trước mặt Diệu Tín. Diệu Tín nói :
-Nếu đã không phải gió động, cũng không phải cờ động thì làm sao tâm động ?
Các ông tăng hoát nhiên khai ngộ, đều thấy không cần nghe Ngưỡng Sơn giảng pháp nữa. Ngày hôm sau toàn thể đến từ biệt Diệu Tín mà đi.
(Nhất vị thiền)

Hai ông tăng chấp vào ngoại cảnh (gió, cờ). Câu nói của Lục Tổ là chấp vào tâm. Thực ra thì ngài đã vượt lên tâm và cảnh. Câu nói của Ngài chỉ đơn giản chỉ cho hai ông tăng chấp vào cảnh là sai lầm. Câu của Diệu Tín phá cả tâm cảnh mới là hoàn toàn không chấp. Những gì khái niệm hoá thì không phải là thực tại. Thiền dạy chúng ta nhìn và hiểu sự vật như chính nó, chớ không bằng sự phân tích hay khái niệm hoá.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000