IV. Mạt Sơn nương nương.

21 Tháng Năm 20144:49 SA(Xem: 8346)
1/Tiểu sử :
Liễu Nhiên thiền sư trú ở Thuỵ Châu Mạt Sơn, thuộc pháp hệ Cao An Đại Ngu thiền sư. Sau khi tham học với Đại Ngu bà đã triệt ngộ rồi liền trú ở Thuỵ Châu Mạt Sơn khai đường thuyết pháp. Do đó nhiều vị thiền sư, danh tăng thường đến luận đạo.

2/ Công án :
1-Một hôm, Chí Nhàn thiền sư đến Mạt Sơn, ông có nghe tiếng Liễu Nhiên, nghĩ bụng nếu là thật ngộ sẽ ở lại tham học, nếu không sẽ lật đổ thiền sàng. Do đó, đằng đằng sát khi vào thiền đường. Mạt Sơn không nói một lời sai thị giả ra hỏi :
-Thượng toạ đến ngoạn cảnh hay đến vì Phật pháp ?
-Vì Phật pháp.
Do đó Mạt Sơn thăng toà, Chí Nhàn hỏi :
-Thế nào là Mạt Sơn ?
-Không lộ đỉnh.
-Thế nào là Mạt sơn chủ ?
-Không tướng nam nữ.
Chí Nhàn hét lớn :
-Sao không biến đi ?
-Chẳng phải thần, chẳng phải quỷ, biến cái gì ?
Chí Nhàn, tâm phục khẩu phục, xuống núi trồng trọt, cung cấp rau cho chùa 3 năm. Về sau ông trụ trì ở Quán Khê, một hôm thượng đường bảo đại chúng :
-Tôi ở nơi bố Lâm Tế được nửa môi, ở nơi mẹ Mạt Sơn được nửa môi, công lại là một môi. Ăn rồi, cho đến nay còn no, chưa thấy đói.
Trong công án trên Mạt Sơn nói không lộ đỉnh, ý là không thấy đỉnh là không để lại tông tích gì. Chí Nhàn nghĩ như vậy thì người đối diện lại là ai ? Rõ ràng là mâu thuẫn, nên hỏi tiếp :
-Vậy Mạt Sơn chủ thì sao ?
-Không tướng nam nữ.
Chí Nhàn tưởng là tướng đã lộ, bèn nói :
-Sao không biến đi !
Chí Nhàn đã sai lầm coi Mạt Sơn là Long Nữ trong kinh Pháp Hoa, nào ngờ Mạt Sơn bảo :
-Chẳng phải Thần, chẳng phải Quỷ, biến cái gì ?
Biến chỉ là thần thông. Thần thông nếu có chỉ là phó sản của sự giác ngộ, không có cũng không cần phải cưỡng cầu. Mục Kiền Liên tôn giả là một trong mười đại đệ tử của Phật được tôn xưng là thần thông đệ nhất mà cũng không cứu được mẹ ngài thọ khổ. Do đó, Chí Nhàn đành chịu thua.

2-Có một ông tăng đến tham Liễu Nhiên, Liễu Nhiên hỏi :
-Sao ông mặc áo rách vậy ?
-Tuy vậy nhưng là sư tử con.
-Là sư tử sao bị Văn Thù cưỡi ?
Ông tăng không trả lời được.
(Thiền thú 60)

Đây là một cuộc pháp chiến dùng cơ phong chuyển ngữ. Đương trường thiền sư tìm một lối ra. Đối phương dùng câu nói ấy mà chuyển ra ý nghĩa từ thủ trở thành công, trong công có thủ. Mục đích là hỗ tương ấn chứng kiến địa, đo lường hư thực. Một vị thiền sư giỏi không những có kiến địa tốt mà còn phải có năng lực, do được huấn luyện về cơ phong chuyển ngữ, có thể lên võ đài. Cơ phong chuyển ngữ có khi thấy là vô nghĩa, phản nghĩa, có khi là tỷ dụ, hư hư, thực thực, linh hoạt vô cùng. Trọng yếu là người nói và người đáp không chấp vào văn tự. Trong công án này Liễu Nhiên dùng một câu hỏi, nhường đối phương đáp. Ông tăng trả lời rất hay, sư tử tượng trưng cho trí tuệ quang minh vô lượng của Phật tánh không bị bề ngoài rách rưới ảnh hưởng. Liễu Nhiên đưa ra chuyển ngữ công kích bản lai Phật tánh dũng mãnh sao bị người cưỡi ? Ông tăng không đáp được. Chúng ta hãy thử đáp thay cho ông ta :
a/Không phải đâu ! là sư tử cưỡi Văn Thù. Đó là đảo ngược chủ khách, phá ngữ pháp của Liễu Nhiên và hiển lộ Phật tánh.
b/Hoặc có thể chuyển ngữ pháp của Liễu Nhiên :
-Sư tử lớn cưỡi sư tử con thì có gì là lạ ?
Đó là đem Văn Thù chuyển thành Phật tánh.
c/Hoặc : Sư tử của bà chạy đi đâu rồi ?
Đó là chuyển thủ thành công.
Đây là do chúng ta suy nghĩ về sau, còn đương trường câu trả lời phải như lửa xẹt, không có thì giờ suy nghĩ thì bại là cái chắc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10614)
Những chuyện nhân quả đã xảy ra trước đây.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11216)
Khi Suchitra lần thứ nhất cho tôi coi bản thảo của bà dựa trên những biến cố trong một tu việc Phật giáo. Tôi thấy đó là chuyện lôi cuốn, diễn tả một đám người đàn ông và đàn bà của Thái Lan mới tới tu viện rối ren với sự chiến đấu và hy vọng với cuộc đời, nhờ sự giải quyết sáng suốt của vị trụ trì. Cuốn tiểu thuyết chỉ rõ dù nhịp sống nhanh vội của Thái Lan . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12793)
Quản Trọng là một vị chính trị gia lớn thời Xuân Thu, tư tưởng chính trị của ông đối với nước Tầu rất lớn. Nói tới ông, ngày nay không ai là không biết; nhưng nếu ban đầu không có Bão Thúc Nha là bạn tri tâm thì trong lịch sử không có tên ông. Quản Trọng và Bão Thúc Nha lúc nhỏ là bạn tốt, cùng chơi chung. Gia cảnh Bão Thúc Nha so với Quản Trọng thì khá hơn nhiều.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11860)
《楞嚴經》裡有提到,不能自稱自己是【菩薩、活佛】,若自稱自己是【菩薩、活佛】,那他就是【魔】。宣化上人也說過:盧勝彥是魔仔。 ☆要熟讀《楞嚴經》,你才有辨別正邪的能力,至少可以保護自己,不跟邪師學法去了。 有次我打開電視,看淨空法師佛學講座,淨空法師也提到~不能自稱我是【佛、菩薩】,若自稱我是【佛、菩薩】,他就要馬上離開人間,若他沒馬上離開人間,那他就是【魔】。 若真的是佛菩薩轉世為人,是不能說出口的,一旦說出口,. . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 11607)
Kính bạch: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Con pháp danh là Diệu Âm Diệu Ngộ. Nhờ Phật pháp cao siêu nhiệm màu, nhờ Chư Phật gia hộ, nên con đã niệm Phật được nhất tâm tam muội. Nhờ ơn trên đặt để cho con chứng kiến được những chuyện luân hồi. Nhờ trải qua nhiều sóng gió thăng trầm đau khổ của thế gian nên con đã hiểu thấu đời là vô thường, . . .
21 Tháng Năm 2014(Xem: 8948)
Tiểu sử : Chúng ta chỉ biết tiểu sử của họ qua tiểu sử của Bàng Uẩn. Bàng phu nhân tên họ là gì, quê quán ở đâu cũng không ai biết. Gia đình họ có bốn người : hai vợ chồng, một con gái là Linh Chiếu, một con trai, tên là gì cũng không ai hay. Bàng cư sĩ sau khi tham Thạch Đầu và Mã Tổ triệt ngộ rồi về dạy lại cho vợ con. Đời Đường Đức Tông, . . .
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000