IV. Mạt Sơn nương nương.

21 Tháng Năm 20144:49 SA(Xem: 8325)
1/Tiểu sử :
Liễu Nhiên thiền sư trú ở Thuỵ Châu Mạt Sơn, thuộc pháp hệ Cao An Đại Ngu thiền sư. Sau khi tham học với Đại Ngu bà đã triệt ngộ rồi liền trú ở Thuỵ Châu Mạt Sơn khai đường thuyết pháp. Do đó nhiều vị thiền sư, danh tăng thường đến luận đạo.

2/ Công án :
1-Một hôm, Chí Nhàn thiền sư đến Mạt Sơn, ông có nghe tiếng Liễu Nhiên, nghĩ bụng nếu là thật ngộ sẽ ở lại tham học, nếu không sẽ lật đổ thiền sàng. Do đó, đằng đằng sát khi vào thiền đường. Mạt Sơn không nói một lời sai thị giả ra hỏi :
-Thượng toạ đến ngoạn cảnh hay đến vì Phật pháp ?
-Vì Phật pháp.
Do đó Mạt Sơn thăng toà, Chí Nhàn hỏi :
-Thế nào là Mạt Sơn ?
-Không lộ đỉnh.
-Thế nào là Mạt sơn chủ ?
-Không tướng nam nữ.
Chí Nhàn hét lớn :
-Sao không biến đi ?
-Chẳng phải thần, chẳng phải quỷ, biến cái gì ?
Chí Nhàn, tâm phục khẩu phục, xuống núi trồng trọt, cung cấp rau cho chùa 3 năm. Về sau ông trụ trì ở Quán Khê, một hôm thượng đường bảo đại chúng :
-Tôi ở nơi bố Lâm Tế được nửa môi, ở nơi mẹ Mạt Sơn được nửa môi, công lại là một môi. Ăn rồi, cho đến nay còn no, chưa thấy đói.
Trong công án trên Mạt Sơn nói không lộ đỉnh, ý là không thấy đỉnh là không để lại tông tích gì. Chí Nhàn nghĩ như vậy thì người đối diện lại là ai ? Rõ ràng là mâu thuẫn, nên hỏi tiếp :
-Vậy Mạt Sơn chủ thì sao ?
-Không tướng nam nữ.
Chí Nhàn tưởng là tướng đã lộ, bèn nói :
-Sao không biến đi !
Chí Nhàn đã sai lầm coi Mạt Sơn là Long Nữ trong kinh Pháp Hoa, nào ngờ Mạt Sơn bảo :
-Chẳng phải Thần, chẳng phải Quỷ, biến cái gì ?
Biến chỉ là thần thông. Thần thông nếu có chỉ là phó sản của sự giác ngộ, không có cũng không cần phải cưỡng cầu. Mục Kiền Liên tôn giả là một trong mười đại đệ tử của Phật được tôn xưng là thần thông đệ nhất mà cũng không cứu được mẹ ngài thọ khổ. Do đó, Chí Nhàn đành chịu thua.

2-Có một ông tăng đến tham Liễu Nhiên, Liễu Nhiên hỏi :
-Sao ông mặc áo rách vậy ?
-Tuy vậy nhưng là sư tử con.
-Là sư tử sao bị Văn Thù cưỡi ?
Ông tăng không trả lời được.
(Thiền thú 60)

Đây là một cuộc pháp chiến dùng cơ phong chuyển ngữ. Đương trường thiền sư tìm một lối ra. Đối phương dùng câu nói ấy mà chuyển ra ý nghĩa từ thủ trở thành công, trong công có thủ. Mục đích là hỗ tương ấn chứng kiến địa, đo lường hư thực. Một vị thiền sư giỏi không những có kiến địa tốt mà còn phải có năng lực, do được huấn luyện về cơ phong chuyển ngữ, có thể lên võ đài. Cơ phong chuyển ngữ có khi thấy là vô nghĩa, phản nghĩa, có khi là tỷ dụ, hư hư, thực thực, linh hoạt vô cùng. Trọng yếu là người nói và người đáp không chấp vào văn tự. Trong công án này Liễu Nhiên dùng một câu hỏi, nhường đối phương đáp. Ông tăng trả lời rất hay, sư tử tượng trưng cho trí tuệ quang minh vô lượng của Phật tánh không bị bề ngoài rách rưới ảnh hưởng. Liễu Nhiên đưa ra chuyển ngữ công kích bản lai Phật tánh dũng mãnh sao bị người cưỡi ? Ông tăng không đáp được. Chúng ta hãy thử đáp thay cho ông ta :
a/Không phải đâu ! là sư tử cưỡi Văn Thù. Đó là đảo ngược chủ khách, phá ngữ pháp của Liễu Nhiên và hiển lộ Phật tánh.
b/Hoặc có thể chuyển ngữ pháp của Liễu Nhiên :
-Sư tử lớn cưỡi sư tử con thì có gì là lạ ?
Đó là đem Văn Thù chuyển thành Phật tánh.
c/Hoặc : Sư tử của bà chạy đi đâu rồi ?
Đó là chuyển thủ thành công.
Đây là do chúng ta suy nghĩ về sau, còn đương trường câu trả lời phải như lửa xẹt, không có thì giờ suy nghĩ thì bại là cái chắc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tám 2018(Xem: 7374)
29 Tháng Năm 2018(Xem: 7593)
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8362)
29 Tháng Tám 2017(Xem: 7298)
Ký sự chuyến đi xem nhật thực 2017
10 Tháng Bảy 2017(Xem: 7798)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 6973)
10 Tháng Sáu 2017(Xem: 8470)
20 Tháng Năm 2017(Xem: 8770)
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 12714)
Việt sử khái quát qua cuộc nói chuyện với một người bạn ngoại quốc.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000