II. Nữ thiền sư Huyền Cơ

21 Tháng Năm 20144:47 SA(Xem: 8683)
1/Tiểu sử : Tiểu sử của nữ thiền sư Huyền Cơ có nhiều nghi vấn, vì các nguồn tài liệu không thống nhất. Theo Tổ Đường Tập thì Huyền Cơ là chị của thiền sư Huyền Giác. Do sự khích lệ của Huyền Sách và Huyền Cơ, Huyền Giác đã đến tham phỏng Lục tổ Huệ Năng. Những bài ca, bài kệ của Huyền Giác đều được Huyền Cơ sưu tập và phổ biến. Nhưng theo tác phẩm Phật tổ cương mục thì Huyền Giác có một cô em gái tu ở Tĩnh Cư Tự là Nữ ni Huyền Cơ. Cô tu tập ở hang núi Đại Nhật Sơn, có sáng tác Viên Minh Ca, khi nhập diệt lộn ngược đầu mà hoá, nhưng vì pháp tướng điên đảo, bị người hét lên, thân liền ngã xuống. Khi sắp mai táng, có cơn gió mạnh nổi lên rồi sấm chớp đùng đùng, linh cữu bỗng nhiên không thấy nữa. Ngày hôm sau có người nói trên đỉnh núi có tiếng nhạc vang lừng, và thấy linh cữu của Huyền Cơ được đặt trên đỉnh núi. Đệ tử bèn lên núi đón về, hoả thiêu và dựng tháp Viên Minh thờ xá lợi.
Trong Gia Thái Phổ Đăng Lục và Ngũ Đăng Hội Nguyên lại chép Huyền Cơ là nữ đệ tử của Huyền Giác. Cả hai đều nói Huyền Cơ họ Đới (cùng họ với Huyền Giác). Xuất gia khoảng Đường Cảnh Vân (710-711) là nữ đệ tử của Huyền Giác, cùng đi tham phỏng các nơi với Huyền Giác, còn thì nhập định ở Đại Nhật Sơn, có lần đến tham phỏng Tuyết Phong.
Nhưng Tuyết Phong Nghĩa Tồn xuất hiện sau Huyền Giác cả trăm năm. Như vậy có thể là có thể có hai vị Huyền Cơ, một vị là chị hoặc em của Huyền Giác và một vị gập Tuyết Phong Nghĩa Tồn một trăm năm sau. Cũng có thể là có hai vị Tuyết Phong, một Tuyết Phong bí mật gập Huyền Cơ một trăm năm trước và một Tuyết Phong Nghĩa Tồn gập Huyền Cơ một trăm năm sau. Các sách Thiền không để ý đến vấn đề thời gian, nên mặc nhiên coi như chỉ có một Huyền Cơ.

2/ Công án.
Tĩnh cư ni Huyền Cơ thường trong hang đá Đại Nhật Sơn ngồi thiền học đạo. Một hôm, bỗng nhiên khởi một niệm đầu :
-Pháp tánh thậm nhiên thâm diệu, không có tướng đến, đi; ta chỉ ngồi thiền là rơi vào tịch tịnh, sao gọi là thông đạt pháp tánh ?
Do đó than đến tham phỏng Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi :
-Cô từ đâu tới ?
-Đại Nhật Sơn.
-Thái dương đã mọc chưa ?
-Giả như đã mọc rồi, sẽ làm tuyết núi tan.
-Cô tên chi ?
-Huyền Cơ.
-Một ngày dệt được bao nhiêu ?
-Một tấc cũng không.
Huyền Cơ bái rồi lui, cô đi được bốn, năm bước, Tuyết Phong gọi :
-Cà sa lê đất kìa !
Tĩnh cư ni quay đầu lại xem vạt cà sa. Tuyết Phong bảo :
-Một tấc cũng không !
(Thiền chi hoa)

Thiền tông từ trung kỳ trở về sau biến cơ phong ngữ thành khẩu đầu thiền. Bản thân công phu chưa tới mà chỉ lợi khẩu, dĩ chí gần như xa hẳn tôn chỉ Thiền. Tĩnh cư ni tự nhận đã làm tan tuyết núi ám chỉ công phu cao hơn Tuyết Phong. Một tấc cũng không ám chỉ cô đã ngộ không, thanh thanh, tịnh tịnh, tâm không có chỗ nhiễm, nhưng mà loại khẩu đầu thiền này không phải tự chân như bản tính lưu lộ mà là do tâm phân biệt sanh ra. Do đó, không qua được sự giảo nghiệm của Tuyết Phong. Khi nghe cà sa lê đất, cô không ngăn được ngoảnh đầu lại nhìn, đã bị Tuyết Phong biết rõ công phu thô thiển.
Câu hỏi của Tuyết Phong :
-Mặt trời đã mọc chưa ?
Hàm ý đã thấy Phật tánh chưa ?
Tịnh cư ni đáp :
-Nếu mọc sẽ làm tan tuyết núi.
Câu đáp rất mẫn tiệp. Cô cũng dùng lối chơi chữ mà đáp, lại vì tuyết núi là tên của Tuyết Phong nên cô đã chiếm được thượng phong, mặc dù hơi kiêu ngạo. Tuyết Phong lại dùng tên cô Huyền Cơ (máy dệt) để hỏi :
-Một ngày dệt được bao nhiêu ?
là hỏi công phu của cô thế nào ?
-Một tấc cũng không ?
là câu trả lời tuyệt diệu, một mũi tên hạ hai điêu, chứng tỏ cô rất có khẩu tài. Nhưng khi Tuyết Phong bảo áo cô lê đất thì cô ngoảnh lại xem, tỏ rằng tâm cô hãy còn quái ngại, không phải một tấc cũng không như lời cô nói.
(Thiền thú 60)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9031)
09 Tháng Chín 2015(Xem: 9543)
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 28444)
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 9109)
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 10166)
18 Tháng Năm 2015(Xem: 9700)
21 Tháng Tư 2015(Xem: 9837)
16 Tháng Tư 2015(Xem: 9698)
09 Tháng Tư 2015(Xem: 10277)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000