LI. Bát thuần chấn

20 Tháng Năm 201411:51 CH(Xem: 12304)
LI – BÁT THUẦN CHẤN.
Bát thuần chấn

A - Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Đỉnh là vật hệ trọng, người giữ đỉnh phải là con trai trưởng, tức là Chấn. Vậy sau quẻ Đỉnh là quẻ Chấn.

- Tượng hình bằng hai quái chấn, Bát Thuần Chấn là tiếng sấm dồn, báo động liên tiếp. Nghe tiếng sấm tuy đáng sợ thật, nhưng quân tử không hoang mang, vì biết nó báo hiệu cho thanh bình sắp tới. (Trong mỗi quái một hào dương tiến lên áp đảo 2 âm ở trên). Vậy bậc quân tử chỉ cần nơm nớp cảnh giác, như người trưởng nam đang tế lễ nghe thấy tiếng sấm vẫn bình tĩnh, không để rơi đồ lễ.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : là lúc bắt đầu vào thời chấn, và cũng là chủ quẻ Chấn. Nếu biết được Chấn tới mà biết kính cẩn lo sợ, sẽ được Cát. (Ví dụ Nguyễn Hoàng tránh chúa Trịnh, xin được bổ vào chấn thủ Nghệ Tĩnh).

Lục Nhị : tuy cưỡi lên trên cương Sơ, nghĩa là nguy hiểm đã tới, có thể tổn hại, nhưng vì nhị đắc trung đắc chính, tránh xa được nguy hiểm, và chẳng bao lâu lấy lại được cái đã mất. (Ví dụ chúa Nguyễn phúc Nguyên, thấy chúaTrịnh lộng hành, bèn từ chối sắc lệnh dụ vào triều, không tùng phục họ trịnh nữa).

Lục Tam : âm hào cư dương vị, nghĩa là vô tài mà ở địa vị không đáng, nên ở vào thời Chấn thì sợ hãi ngẩn ngơ. Nếu Tam biết tránh xa địa vị bất chính mà theo chính, thì sẽ không bị tai họa. (ví dụ Trịnh Bồng trở về tranh quyền Chúa sau khi Tây Sơn rút về Nam. Đến khi Nguyễn Hữu Chỉnh tấn công, Bồng lo sợ hoang mang, bỏ ngôi chúa đi tu).

Cửu Tứ : dương hào cư âm vị, cũng bất trung bất chính, lại ở giữa 4 âm, nên càng bị xụp vào địa vị bất chính, kiêu ngạo, không đề phòng nguy cơ sắp đến. (Ví dụ Nguyễn Hữu Chỉnh ỷ tài, bị Ngô văn Sở bắt, phân thây).

Lục Ngũ : âm nhu đắc trung, nên vào thời Chấn dù xoay sở cách nào khó thoát nguy. Chỉ có cách là giữ vững đức trung của mình, kệ cho chấn lai Chấn vãng, cũng chẳng việc gì. (ví dụ tham tụng Bùi huy Bích, gặp thời loạn Kiêu binh, rồi Tây Sơn bắc tiến, rồi Trịnh Lệ Trịnh Bồng trở tranh quyền, không chịu ra tham chính nữa, giữ thân được an toàn).

Thượng Lục : âm nhu, thời chấn đã cực dộ. Nếu hành động sẽ gập hung. mệt nản lòng, dù nguy hiểm chưa tới bản thân mình cũng tránh xa, thoát được tai vạ, mặc những người quen thuộc chê cười thượng nhát gan. (ví dụ Nguyễn Du là cố Lê thần tử, khi Tây Sơn chiếm Bắc hà, lui về ở ẩn ở dẫy núi Trường Sơn).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Chấn :

Tượng quẻ là tiếng sấm rền khắp nơi, báo động liên tiếp. Tức là thời kỳ tổng phản công, vì ở cả hạ quái và thượng quái, nhất dương ở dưới sẽ nổi lên chống nhị âm ở trên. Ví dụ trong đệ nhị thế chiến, những năm 1942- 43 , chiến tranh lan rộng đến Nga, Phi Châu, Thái Bình Dương, phe đồng minh còn bị thua nhiều trận, nhưng khí thế đã lên, đã có viễn tượng thắng được phe trục.

2) Bài học :

a) Chấn tuy có nghĩa là biến cố nguy hiểm giồn giập, nhưng cũng là bài học phấn chấn đối phó, nguy hiểm tuy đè nặng mà mình vẫn cương quyết chiến đấu không bỏ cuộc vì vẫn tin vào chiến thắng cuối cùng. Tỷ dụ oanh liệt nhất là khi quân Nguyên tràn sang nước ta, Hưng Đạo Vương quân thua ở Vạn Kiếp, phải bỏ Thăng Long, rước xa giá vào thanh, Toa Đô lại đem thủy binh đánh thốc từ Nghệ An lên, thế nước nguy ngập như trứng để đầu đẳng. Vậy mà tiết chế Hưng đạo Vương không rối chí, một mặt khích lệ tướng sĩ, một mặt bình tĩnh trù liệu kế hoạch đối phó. Đó là kế hoạch triệt lương quân Nguyên. Và chiến thắng đầu tiên ở Vân Đồn quả lật ngược thế cờ, quân ta mở cuộc tổng phản công khắp nơi vào quân Nguyên hoang mang vì nạn thiếu lương.

b) Ngoài ra, sự phân tích các hào cho ta thấy những cách cư xử trong thời Chấn, và kết quả ra sao:

- Những kẻ vô tài như Lục Tam, hoặc bất chính như Cửu Tứ, gặp thời chấn sẽ bại.

- Kẻ âm nhu như Thượng Lục, tự biết không đủ tài đối phó với thời cuộc, đi ẩn, thoát nạn.

- Những người đủ sức đối phó với thời Chấn là :

* người biết lo sợ, đề phòng ngay từ đầu, như Sơ Cửu

* người đôn hậu trunh chính, có đức tốt, như Lục Nhị

- Nhưng người giỏi nhất trong thời Chấn là Lục Ngũ, vị chí tôn gồm đủ ân uy, mặc cho Chấn lai Chấn vãng, vẫn bình tĩnh chiến đấu, không hề nao núng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9740)
Sách nói về Đạo giáo
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9040)
Sách dạy về Đạo giáo
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8066)
27 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7876)
La litterature populaire se compose de proverbes (tục ngữ), de chansons (cadao) et de contes antiques (chuyện cổ tích).
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11525)
Nghiên cứu về Kinh Dịch
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8277)
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10596)
Dịch 1000 bài thơ Đường theo lối thơ mới.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9611)
Dịch và bình luận thơ Tản Đà bằng Pháp văn.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 207336)
1- 一 刀 兩 斷 Nhất đao lưỡng đoạn Một đao cắt đôi. Chỉ sự đoạn tuyệt quan hệ. 2- 一 了 百 了 Nhất liễu bách liễu Xong một là xong hết. Chỉ sự giải quyết xong một chuyện. 3- 一 日 三 秋 Nhất nhật tam thu Một ngày dài ba Thu. Chỉ thời gian tâm lý. 4- 一 日 千 里 Nhất nhật thiên lý Một ngày ngàn dậm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12071)
I-Từ và Tự. Tự 字 là chữ, từ 詞 là lời. II-Nhiều lời hợp thành một câu. Một câu đầy đủ ý nghĩa, diễn tả hành động của chủ từ. III-Một câu đơn gồm: Chủ từ + thuật từ + thụ từ. Thí dụ: 我 喜 歡 咖 啡 Ngã hỉ hoan gia phi Tôi thích Cà-phê Ngã : chủ từ, hỉ hoan : thuật từ, gia phi : thụ từ. Chủ từ có thể là danh từ 名詞 hay đại danh từ 代名詞. Thuật từ có thể là : Nội thuật từ : 内動詞 Thí dụ: 花開 Hoa khai: hoa nở.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000