XXXIX. Thủy sơn kiên

20 Tháng Năm 201411:34 CH(Xem: 10405)
XXXIX - THỦY SƠN KIÊN.
Thủy sơn kiên 

A - Giải Thích Cổ Điển.

 

1) Toàn quẻ :

 

- Trong lúc nhân tâm ly tán, tất nhiên có kiển nạn (gay go ngăn chặn). Nên tiếp sau quẻ khuê là quẻ Kiển.

 

- Tượng hình bằng trên Khảm dưới Cấn, trước mặt bị sông ngăn, sau lưng bị núi chặn. Còn một nghĩa nữa là dù gặp cảnh ngộ nguy hiểm (Khảm), cứ bền lòng không nao núng (Cấn), sẽ được Cát.

 

- Quẻ này ứng vào thời kỳ đầy nguy hiểm, vấn đề tiến lui vô cùng quan trọng. Nhưng được hai hào đắc trung là Cửu Ngũ và Lục Nhị chính ứng. Vậy người quân tử gặp cảnh ngộ đó chỉ nên trở lại xét mình, tu thêm đức, thì sẽ có thể thoát hiểm được.

 

2) Từng hào :

 

Sơ Lục : bản chất âm nhu, lại bất chính, không qua được Kiển đâu. Cứ tiến lên sẽ nguy, biết dừng lại chờ thời thì sẽ tốt hơn. (Ví dụ gặp thời kinh tế khủng khoảng, muốn làm giầu sẽ bị sạt nghiệp).

 

Lục Nhị : trung, chính, trên được Cửu Ngũ giao phó cho trọng trách đối phó với những khó khăn. Cứ việc tiến hành công việc. Dù thành công hay thất bại, cũng giữ đạo quân tử. (Ví dụ vì vua Trụ vô đạo, chư hầu đều phản, riêng thái sư Văn Trọng vẫn một lòng trung).

 

Cửu Tam : cương dũng, gặp thời Kiển nếu tiến sẽ gặp nguy vì người ứng là Thượng Lục lại tài hèn. Chi bằng lui về thế thủ, hòa hoãn với Sơ, Nhị, may ra khỏi được kiển nạn. (Ví dụ Hitler cậy vào đồng minh hèn là Mussolini muốn thống trị Âu Châu, nên gặp sự chống đối mọi cường quốc. Nếu biết hòa hoãn với Anh, Pháp, thì may ra đánh được Nga cộng sản là kẻ thù chính).

 

Lục Tứ : trùng âm, là người tài hèn, không đủ sức để một mình thoát kiển nạn đâu (vì không ứng với Sơ Lục). Nếu biết lấy lòng chí thành đãi Cửu Tam, có thể được giúp đỡ đắc lực. (Ví dụ Lưu Biểu tự biết mình kém tài, không dám tung hoành thiên hạ, lại biết thu dụng Lưu Bị nên Kinh Châu được tạm yên một dạo).

 

Cửu Ngũ : ở vị chí tôn, thời Kiển phải chịu trách nhiệm to lớn. Cũng may được Lục Nhị trung chính, kéo cả mọi người cùng theo. (Ví dụ Henri IV lên làm vua lúc hai đạo Công giáo và Tin Lành đương tranh giành. May được Sully và các trung thần giúp đỡ, nên nước Pháp lại được thống nhất và thái bình).

 

Thượng Lục : thời Kiển đã cùng cực rồi, sắp thông. Tiến liều sẽ sụp hiểm. Biết chờ bạn dương cương là Ngũ tới giúp, sẽ thành công. (Ví dụ đầu năm 1918, Đức đã bắt đầu suy, Foch không vội công mà chỉ thủ, chờ quân đồng minh Mỹ tới nhiều mới tổng phản công).

 

B - Nhận Xét Bổ Túc.

 

1) Ý nghĩa quẻ Kiển :

 

a) Ta có thể nhận thấy rằng quẻ này là quẻ Sơn Thủy Mông số 4 lộn ngược. Tượng quẻ Mông là dưới núi có hiểm nên ngoài chẳng dám bước vào, vì mù mờ. Còn ở quẻ Kiển thì là sông ngăn chặn đàng trước, núi ngăn chặn đằng sau, biểu thị một tình trạng nguy hiểm chứ không phải chỉ mù mờ mà thôi.

 

b) So sánh với quẻ Khuê, thì quẻ Kiển còn hung hiểm hơn, vì ở đây không còn nói chuyện khoan hòa chống lại bạo tàn nữa (một việc chỉ có thể làm được khi sức mình không đến nỗi quá kém đối thủ), mà phải bền gan chịu đựng mọi gian khổ, miễn sao có thể sinh tồn để tìm lối thoát thân.

 

2) Bài học.

 

Đồng thời quẻ này cũng chỉ bảo cho ta phương pháp đối phó là óc mạo hiểm (Khảm) và đức tự Kiềm (Cấn).

 

a) Nếu nhìn thấy nguy hiểm trước mắt, thì phải dừng lại, đừng có liều lĩnh tiến bước. Ví dụ trước sự tấn công ồ ạt của 100 vạn quân Tào, Khổng Minh khuyên Lưu Bị bỏ Tân Dã, Phàn Thành, tạm lui về Kinh Châu.

 

b) Nếu đã sa vào nguy hiểm rồi, thì phải mạo hiểm tiến lên tìm cái sống trong cái chết. Ví dụ: trong trận Đương Dương Trường Bàn, Trương Phi liều một mình một ngựa chặn cầu, tạo thế nghi binh, khiến cho quân Tào nghi là mẹo Khổng Minh, phải bỏ chạy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9737)
Sách nói về Đạo giáo
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9036)
Sách dạy về Đạo giáo
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8061)
27 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7875)
La litterature populaire se compose de proverbes (tục ngữ), de chansons (cadao) et de contes antiques (chuyện cổ tích).
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11520)
Nghiên cứu về Kinh Dịch
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8277)
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10594)
Dịch 1000 bài thơ Đường theo lối thơ mới.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9606)
Dịch và bình luận thơ Tản Đà bằng Pháp văn.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 207284)
1- 一 刀 兩 斷 Nhất đao lưỡng đoạn Một đao cắt đôi. Chỉ sự đoạn tuyệt quan hệ. 2- 一 了 百 了 Nhất liễu bách liễu Xong một là xong hết. Chỉ sự giải quyết xong một chuyện. 3- 一 日 三 秋 Nhất nhật tam thu Một ngày dài ba Thu. Chỉ thời gian tâm lý. 4- 一 日 千 里 Nhất nhật thiên lý Một ngày ngàn dậm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12067)
I-Từ và Tự. Tự 字 là chữ, từ 詞 là lời. II-Nhiều lời hợp thành một câu. Một câu đầy đủ ý nghĩa, diễn tả hành động của chủ từ. III-Một câu đơn gồm: Chủ từ + thuật từ + thụ từ. Thí dụ: 我 喜 歡 咖 啡 Ngã hỉ hoan gia phi Tôi thích Cà-phê Ngã : chủ từ, hỉ hoan : thuật từ, gia phi : thụ từ. Chủ từ có thể là danh từ 名詞 hay đại danh từ 代名詞. Thuật từ có thể là : Nội thuật từ : 内動詞 Thí dụ: 花開 Hoa khai: hoa nở.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000