XXXII. Lôi phong hằng

20 Tháng Năm 201411:30 CH(Xem: 14507)
XXXII - LÔI PHONG HẰNG
Lôi phong hằng

A - Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Đã cảm ứng để hợp tác, thì phải giữ cho bền vững. Do đó tiếp sau quẻ Hàm là quẻ Hằng.

- Tượng hình bằng trên Chấn dưới Tốn, sấm và gió, thế là có động, nhưng là thuận với đạo lý mà động (vừa nhu vừa cương), vì thế nên được trường cửu.

- Thêm nửa, quẻ Hằng hơn quẻ Hàm ở chỗ Chấn (con trai) ở trên Tốn (con gái), thế là hợp với đạo phu phụ, mới bền vững được.

2) Từng hào :

Sơ Lục : bất chính bất trung, ở địa vị thấp và dụng tâm ích kỷ, theo đóm ăn tàn. Tuy hằng mà hung.

Cửu Nhị : tuy bất chính nhưng đắc trung, nên biết tới lui kịp thời. Tuy không hằng mà không đến nỗi phải hối. (Ví dụ Pháp Chính là bề tôi Thục, nhưng biết bỏ Lưu Chương mà thờ Lưu Bị)

Cửu Tam : dương hào cư dương vị, là người có tài mà lại cam tâm theo hầu Thượng Lục, bỏ cái đức lớn của mình để theo hầu kẻ tiểu nhân, sẽ không có chỗ dung thân. (Ví dụ Dương Hùng là một học giả có tài mà bỏ nhà Hán, theo Vương Mãng, nên sau có họa sát thân).

Cửu Tứ : dương hào cư âm vị, là trái với đạo hằng, đáng lý phải hằng với Sơ Lục lại bỏ, vì mê say hoàn cảnh mới (âm vị). (Ví dụ chồng bỏ vợ tấm cám mà theo gái giang hồ).

Lục Ngũ : ở vị cao nhưng nhu, ứng với Cửu Nhị ở vị thấp nhưng cương. (Ví dụ chồng tài hèn có vợ giỏi, nếu biết công mà thương yêu vợ thì tốt. Trái lại, nếu sợ vợ đến nỗi bị vợ áp chế thì xấu). Nghĩa là trong đạo Hằng cũng có tôn tri trật tự, không thể đảo lộn được.

Thượng Lục : ở cuối quẻ Chấn là động chi cực, ví như người trên không còn dựa vào người dưới nữa, táo động nên hung.

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Hằng :

Quẻ này giống quẻ Hàm ở chỗ những cặp Sơ-Tứ, Nhị-Ngũ, Tam-Thượng đều một âm một dương, chính ứng với nhau. Nhưng khác ở chỗ Hàm thì lấy hòa duyệt và chính đính để cảm ứng với nhau, còn Hằng thì lấy chấn động và khiêm nhường để cấu kết với nhau, trung thành với nhau. Hoặc nói một cách khác, ở quẻ Hàm âm Đoài đè lên dương Cấn, cảm tình nặng hơn lý trí. Trái lại ở quẻ Hằng dương chấn đè lên âm Tốn, lý trí nặng hơn cảm tình, nên không những cảm ứng được mà còn giữ bền được cảm ứng đó: Hằng.

Để lấy một tỷ dụ củ thể, khi chưa thành hôn thì người con trai phải cầu người con gái mới đính chính, chứ con gái mà cầu con trai là vô sỉ, đĩ thõa. Trái lại, khi đã thành hôn rồi, thì phu xướng phụ tùy, chồng cầm quyền, vợ tuân theo, thì gia đình mới được bền vững. Chứ nếu vợ sỏ mũi chồng, thì gia đạo sẽ mất thể thống, sẽ tan rã.

Nói rộng ra về việc nước cũng vậy, bậc quân vương phải khiêm tốn đi cầu hiền thần, như Lưu Bị tam cố thảo lư, nên Khổng Minh cảm lòng tri kỷ đó, hết sức phò tá cơ nghiệp Thục đến hơi thở cuối cùng. Khác thế, Lưu Bang lúc đầu không chịu dùng Hàn Tín, Tiêu Hà phải năn nỉ nhiều phen mới chịu phong Tín làm tướng: Hàm đã thiếu ở buổi đầu. Về sau Tín lập được công to, Hán đế phong làm Sở vương nhưng vẫn nghi kỵ, nên mới xẩy ra nạn ở cung Vị ương: không có Hằng ở buổi cuối.

2) Bài học :

a) Bài học của quẻ Hằng là gì? Là đạo trung thành với một cá nhân hoặc một chính sách, lý tưởng, cũng có những qui luật nhất định:

- Chỉ nên trung với vị có chính nghĩa, với chính sách nhân đạo.

- Nếu chót đi theo một vị lãnh tụ tưởng là quân tử nhưng rồi tỏ ra tiểu nhân, hoặc theo một chính sách, lý tưởng khoe là nhân đạo, lợi dân, nhưng rồi tỏ ra tàn bạo, hại dân, thì không cần phải ngu trung, nên thoát ly càng sớm càng tốt.

Thực tế thay triết lý Dịch!

b) Ta lại phải thán phục thêm cổ thánh hiền, để tiêu biểu cho sự hằng cửu, đã lấy những thể động là sấm và gió, chứ không lấy những thể tĩnh như đầm ao và núi. Động mới là hằng, cũng như các vì tinh tú trên bầu trời vận chuyển mới hằng còn, bốn mùa xuân hạ thu đông có lần lượt thay đổi nhau thì sự sống của vạn vật trên trái đất này mới khả tồn. Triết lý Dịch cao siêu như vậy : biến chuyển là thể tự nhiên thường hằng của đạo trời đất (và của đạo người cũng thế), trái lại im lìm bất động là chết. Phải tùy thời biến đổi mới tồn tại mãi mãi được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9741)
Sách nói về Đạo giáo
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9041)
Sách dạy về Đạo giáo
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8066)
27 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7876)
La litterature populaire se compose de proverbes (tục ngữ), de chansons (cadao) et de contes antiques (chuyện cổ tích).
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11525)
Nghiên cứu về Kinh Dịch
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8278)
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10596)
Dịch 1000 bài thơ Đường theo lối thơ mới.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9611)
Dịch và bình luận thơ Tản Đà bằng Pháp văn.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 207363)
1- 一 刀 兩 斷 Nhất đao lưỡng đoạn Một đao cắt đôi. Chỉ sự đoạn tuyệt quan hệ. 2- 一 了 百 了 Nhất liễu bách liễu Xong một là xong hết. Chỉ sự giải quyết xong một chuyện. 3- 一 日 三 秋 Nhất nhật tam thu Một ngày dài ba Thu. Chỉ thời gian tâm lý. 4- 一 日 千 里 Nhất nhật thiên lý Một ngày ngàn dậm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12071)
I-Từ và Tự. Tự 字 là chữ, từ 詞 là lời. II-Nhiều lời hợp thành một câu. Một câu đầy đủ ý nghĩa, diễn tả hành động của chủ từ. III-Một câu đơn gồm: Chủ từ + thuật từ + thụ từ. Thí dụ: 我 喜 歡 咖 啡 Ngã hỉ hoan gia phi Tôi thích Cà-phê Ngã : chủ từ, hỉ hoan : thuật từ, gia phi : thụ từ. Chủ từ có thể là danh từ 名詞 hay đại danh từ 代名詞. Thuật từ có thể là : Nội thuật từ : 内動詞 Thí dụ: 花開 Hoa khai: hoa nở.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000