XVIII. Sơn phong cổ

20 Tháng Năm 201411:22 CH(Xem: 12198)
XVIII- SƠN PHONG CỔ
Sơn phong cổ

A - Giải Thích Cổ Điển.

 

1) Toàn quẻ :

 

- Nhiều người theo rồi, sẽ sinh nhiều việc, thịnh trị có thể bị suy đồi. Do đó tiếp theo quẻ Tùy là quẻ Cổ, nghĩa là hoại loạn. 

 

- Theo về tượng quẻ, gió ở dưới núi, gió đụng vào núi mà quay vấn lại, là Loạn. Hoặc gió tượng cho gái, núi tượng cho trai, gái vì say trai mà mê hoặc.

 

- Cổ, nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên. Cổ là một thời đại xấu, mà sao lại được hai chữ nguyên hanh? Là vì không cần lo thời loạn, mà phải lo có người ra dẹp loạn, có đại tài, vững vàng trực tiến, không ngại khó khăn (như qua sông lớn).

 

2) Từng hào :

 

Sơ Lục : con sửa lỗi lầm của cha (hay quân vương), phải cương trực (vì ở vị dương), gánh vác trọng trách trong gia đình và quốc gia. (Ví dụ Trịnh Doanh hạ bệ Trịnh Giang để sửa sang triều chính)

 

Cửu Nhị : dương cương đắc trung, ứng với Lục Ngũ âm nhu, tượng cho mẹ (hoặc quân vương nhu ám), phải dùng cách khuyên nhủ dịu ngọt, không được quá cương, e lỗi đạo thần tử. (Ví dụ các quan Ngự Sử can gián vua chúa.

Cửu Tam : trùng dương, quá cương trong việc sửa lỗi lầm, có thể vì quá nóng nẩy nên có chút ăn năn nhỏ, nhưng Cửu Tam là người chính đính, nên không có tội lỗi lớn. (Ví dụ Trương Phi tưởng lầm Quan Công hàng Tào, nên ở cổ thành vác xà mâu ra đâm Quan Công).

 

Lục Tứ : trùng âm quá nhu, không sửa được lỗi lầm, chỉ kéo dài họa loạn mà thôi. (Ví dụ Trần nguyên Đán khoanh tay ngồi nhìn Lê quý Ly mưu thoán đoạt ngôi nhà Trần).

 

Lục Ngũ : tuy âm nhu nhưng đắc trung, biết ứng với Cửu Nhị, nên thành công tái lập trật tự. (Ví dụ Đường Túc Tôn biết tin dùng Quách tử Nghi, tái lập được cơ nghiệp nhà Đường đã bị Minh Hoàng làm mất).

 

Thượng Cửu : bậc quân tử ở dưới thời Cổ, không dính dáng vào việc đời để giữ tròn danh tiết. (Ví dụ Tư mã Huy tức Thủy Kính tiên sinh; ở thời loạn Tam Quốc, không chịu ra giúp Lưu Bị vì biết vận nhà Hán đã hết, không thể cứu vãn được).

 

B - Nhận Xét Bổ Túc.

 

1)Ý nghĩa quẻ Cổ :

 

a) Hạ quái Tốn âm nhu sẽ thắng được thượng quái Cấn cứng rắn, gợi ý một thời kỳ đổ nát, hoại loạn, trong đó kẻ cầm quyền phải nhượng bộ trước những yêu sách của cấp dưới. 

 

b) Ta lại có thể nhận xét rằng quẻ này là quả biến thể của quẻ Tùy. Thượng quái Đoài biến thành Cấn, và hạ quái Chấn biến thành Tốn. ở quẻ Tùy thì dương thắng nên âm phải tùy theo, còn ở quẻ Cổ thì âm thắng nên kết quả là gây hoại loạn.

 

2) Bài học :

 

Thánh nhân biết vậy nên chỉ dẫn cho chúng ta cách trấn chỉnh, lập lại trật tự. Bằng cách nào ? Phải gồm đủ cả hai đường lối cứng và mềm, cương và nhu, nằm trong thượng quái Cấn và hạ quái Tốn.

 

a) Đối với bậc quân phụ lỗi lầm, cương là kiên trinh theo chính đạo, dù phải làm trái ý bề trên cũng không từ. Nhu là khéo léo khuyên can nếu có thể, không cần dùng đến bạo động. 

 

b) Đối với dân chúng láo xược, vô kỷ luật, cũng phải vừa cương vừa nhu. Cương là bắt dân chúng tuân theo luật pháp, không để cho họ khinh lờn luật pháp (Như Khổng Minh biến pháp khi lấy xong Tây Xuyên). Nhu là giải thích, tuyên truyền, để dân hiểu mà tự động theo chính sách của mình (không như Thương Ưởng biến pháp nước Tần một cách quá tàn bạo, hoặc như Vương An Thạch biến pháp nhà Tống quá vội vàng, thiếu chuẩn bị nên dân chúng không hiểu và không tuân theo). 

 

Vậy nếu bói được quẻ Cổ, tức là điềm xấu, trong vấn đề bói có một cái gì đang phá hoại, phải nhận xét cho rõ và loại trừ nó đi. Bằng cách nào, trên đây vừa trình bầy rồi. Còn điểm phải nhận xét cho rõ cái gì đang phá hoại, có lẽ chúng ta sẽ tìm được giải đáp trong quẻ Quán số 20 và quẻ Phệ Hạp số 21. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự nhận xét tình hình, chớ tự bịt mắt mình trước hiểm nguy như con đà điểu. Ví dụ: người quốc gia ở miền Nam trước kia, chính vì không chịu nhận xét những nguyên nhân của Cổ, những mối tệ hại đang phá hoại xã hội, kinh tế, quốc phòng, v . v . nên đã phải chịu sự nhục nhã ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9735)
Sách nói về Đạo giáo
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9029)
Sách dạy về Đạo giáo
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8053)
27 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7875)
La litterature populaire se compose de proverbes (tục ngữ), de chansons (cadao) et de contes antiques (chuyện cổ tích).
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11519)
Nghiên cứu về Kinh Dịch
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8272)
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10587)
Dịch 1000 bài thơ Đường theo lối thơ mới.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9599)
Dịch và bình luận thơ Tản Đà bằng Pháp văn.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 206858)
1- 一 刀 兩 斷 Nhất đao lưỡng đoạn Một đao cắt đôi. Chỉ sự đoạn tuyệt quan hệ. 2- 一 了 百 了 Nhất liễu bách liễu Xong một là xong hết. Chỉ sự giải quyết xong một chuyện. 3- 一 日 三 秋 Nhất nhật tam thu Một ngày dài ba Thu. Chỉ thời gian tâm lý. 4- 一 日 千 里 Nhất nhật thiên lý Một ngày ngàn dậm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12058)
I-Từ và Tự. Tự 字 là chữ, từ 詞 là lời. II-Nhiều lời hợp thành một câu. Một câu đầy đủ ý nghĩa, diễn tả hành động của chủ từ. III-Một câu đơn gồm: Chủ từ + thuật từ + thụ từ. Thí dụ: 我 喜 歡 咖 啡 Ngã hỉ hoan gia phi Tôi thích Cà-phê Ngã : chủ từ, hỉ hoan : thuật từ, gia phi : thụ từ. Chủ từ có thể là danh từ 名詞 hay đại danh từ 代名詞. Thuật từ có thể là : Nội thuật từ : 内動詞 Thí dụ: 花開 Hoa khai: hoa nở.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000