XIV. Hỏa thiên đại hữu

20 Tháng Năm 201411:20 CH(Xem: 17309)
XIV- HỎA THIÊN ĐẠI HỮU.
Hỏa thiên đại hữu

A - Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Mọi người sẽ đồng tâm, thì của cải sẽ dồi dào. Vì đó tiếp sau quẻ Đồng Nhân là quẻ Đại Hữu.

- Tượng hình bằng trên Ly dưới Càn, nghĩa là ánh sáng đã lên cao tột bực, hoặc trong có đức cường kiện của Càn, ngoài có đức văn minh của Ly.

- Soán truyện rằng: Đại Hữu, nhu đắc tôn vị, đại trung nhi thượng hạ ứng chi, viết Đại Hữu, nghĩa là: Trong quẻ này, Lục Ngũ âm nhu ở vị chí tôn. Ở vào thời Đại Hữu, thì đức trung lớn lắm, tất thẩy 5 dương đều thuận ứng với âm Ngũ.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : ví như con nhà giầu, chưa giao thiệp nhiều nên chưa tội lỗi. Nhưng phải cẩn thận giữ gìn, vì giầu có dễ làm cho con người hư hỏng. (ví dụ Hậu Chủ Lưu Thiện lúc mới thừa hưởng cơ nghiệp của Tiên Chúa Lưu Bị).

Cửu Nhị : dương hào đắc trung, cư âm vị, ví như người có tài lớn mà khiêm tốn. Ứng với Lục Ngũ, được trao trọn quyền, nhưng với tài đức sẵn có, làm việc gì cũng thành công. (Ví dụ Chu công Đán).

Cửu Tam : dương cương đắc chính, lại ở trên cùng nội quái, tức là người có quyền hành. Tuy nhiên, có chính đính mới giữ được phúc. Kẻ tiểu nhân mà ở ngôi cao đó, sẽ không đương nổi, và tội lỗi sẽ tới ngay. (Ví dụ Hoàng Tổ giữ Giang Hạ cho Lưu Biểu, bị bại).

Cửu Tứ : dương hào cư âm vị, có địa vị cao lúc thời Đại Hữu cực thịnh. Nếu biết khiêm tốn mới được vô cựu. (Ví dụ Tiêu Hà tướng quốc). Trái lại , kiêu ngạo hống hách, sẽ gặp vạ (Ví dụ Nghiêm Tung, làm tể tướng thời vua Minh Chánh Đức).

Lục Ngũ : âm hào cư âm vị, đắc trung, tức là vừa lễ độ vừa có uy để người dưới mến mà không dám khinh lờn, Cát. (ví dụ Lê Thánh Tông trị nước được phú cường).

Thượng Cửu : theo thông lệ, đến hào Thượng là lúc cùng sắp biến. Nhưng thời Đại Hữu là sau Đồng Nhân, thiên hạ đã đại đồng rồi, không còn tiểu nhân nữa, tất cả đều sung sướng vui vẻ. Do đó thượng Cửu cũng hợp với đạo trời, thịnh mà chẳng đầy, đầy mà chẳng kiêu, nên được Cát. (Ví dụ Tô Hiến Thành còn giữ được cơ đồ nhà Lý thịnh trị phú cường trong vài chục năm nữa).

Chú ý : Kể trong 64 quẻ, thì quẻ Thái là tốt nhất vì tượng trưng cho sức đang lên của đạo quân tử, xua đuổi đạo tiểu nhân. Nhưng còn là thời kỳ tranh đấu, mặc dù thắng lợi, chưa được hưởng kết quả là giầu sang thịnh trị. Nên nói về giầu sang thịnh trị, thì quẻ Đại Hữu là nhất. Trên dưới thuận hòa, quần dương tin theo và chịu mệnh lệnh của Lục Ngũ, vừa có Lễ Độ, vừa có uy quyền.

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Đại Hữu :

a) Quẻ này chính là quẻ Đồng Nhân lộn ngược. Ở đây phe cầm quyền (thượng quái) không có sức mạnh của Càn mà có tài trí của Li, còn phe quần chúng (hạ quái) thì trái lại có sức mạnh hợp quần đáng kể. Do đó quẻ Đại Hữu không ở giai đoạn đoàn kết nữa, mà đã tiến đến giai đoạn gặt hái kết quả của sự cấp trên văn minh, sáng sủa, biết điều khiển cấp dưới mạnh mẽ. Kết quả tất nhiên của sự trạng đó là nước giầu dân mạnh, đại hữu.

b) Quẻ Đại Hữu lại là hình ảnh trái ngược của quẻ Tỷ số 8 trong đó thượng quái là Khảm và hạ quái là Khôn, còn ở quẻ Đại Hữu thượng quái là Li trái ngược với Khảm, và hạ quái là Càn trái ngược với Khôn. Do đó mà có hai điểm khác biệt:

- Quần chúng ở quẻ Tỷ là âm, tiểu nhân, cần phải lãnh đạo khéo léo. Trái lại, quần chúng ở quẻ Đại Hữu là dương, quân tử, tự động tuân theo vuơng pháp .

- Vị lãnh tụ ở quẻ Tỷ là Cửu Ngũ, trùng dương, có thể quá cứng rắn, nên không biết ôn hòa khoan dung thì hỏng việc. Trái lại, vị lãnh tụ ở quẻ Đại Hữu là Lục Ngũ, âm hào cư dương vị, cương nhu bổ xung cho nhau, nên dễ thành công.

2) Bài học :

Vậy nếu ta bói được quẻ Đại Hữu, tức là điềm tốt, không còn có sự tranh chấp nữa và ta đã đến lúc gặt hái kết quả của sự đồng tâm nhất trí rồi : tổ quốc, gia đình đều được sung túc. Chỉ cần người cầm quyền, quốc trưởng hay gia trưởng, biết khéo léo vừa cương vừa nhu, chính đính vừa sáng suốt, thì sẽ giữ được lâu bền cảnh tượng phú cường đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9735)
Sách nói về Đạo giáo
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9030)
Sách dạy về Đạo giáo
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8056)
27 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7875)
La litterature populaire se compose de proverbes (tục ngữ), de chansons (cadao) et de contes antiques (chuyện cổ tích).
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11519)
Nghiên cứu về Kinh Dịch
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8274)
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10588)
Dịch 1000 bài thơ Đường theo lối thơ mới.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9600)
Dịch và bình luận thơ Tản Đà bằng Pháp văn.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 206891)
1- 一 刀 兩 斷 Nhất đao lưỡng đoạn Một đao cắt đôi. Chỉ sự đoạn tuyệt quan hệ. 2- 一 了 百 了 Nhất liễu bách liễu Xong một là xong hết. Chỉ sự giải quyết xong một chuyện. 3- 一 日 三 秋 Nhất nhật tam thu Một ngày dài ba Thu. Chỉ thời gian tâm lý. 4- 一 日 千 里 Nhất nhật thiên lý Một ngày ngàn dậm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12058)
I-Từ và Tự. Tự 字 là chữ, từ 詞 là lời. II-Nhiều lời hợp thành một câu. Một câu đầy đủ ý nghĩa, diễn tả hành động của chủ từ. III-Một câu đơn gồm: Chủ từ + thuật từ + thụ từ. Thí dụ: 我 喜 歡 咖 啡 Ngã hỉ hoan gia phi Tôi thích Cà-phê Ngã : chủ từ, hỉ hoan : thuật từ, gia phi : thụ từ. Chủ từ có thể là danh từ 名詞 hay đại danh từ 代名詞. Thuật từ có thể là : Nội thuật từ : 内動詞 Thí dụ: 花開 Hoa khai: hoa nở.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000