IX. Phong thiên tiểu súc

20 Tháng Năm 201411:18 CH(Xem: 12688)
IX - PHONG THIÊN TIỂU SÚC.
PHONG THIÊN TIỂU SÚC
 

A - Giải Thích Cổ Điển.

 

1) Toàn quẻ: 

 

- Đã liên lạc với nhau, tất phải có chỗ súc dưỡng. Do đó mà sau quẻ Tỷ tiếp theo quẻ Tiểu Súc.

 

- Tượng hình bằng trên Tốn dưới Càn. Tại sao lại gọi là Tiểu Súc? Vì ngoài nghĩa là nuôi dưỡng, súc còn có nghĩa là ngăn đón, súc chỉ. Tốn lại nằm trên Càn, tức là tiểu nhân súc được quân tử, âm ở trên súc được dương dưới. Hơn nữa, có 5 hào dương, và 1 hào âm là Lục Tứ ở thượng quái, tức là nhu đắc vị. 

 

- Còn có thể giải thích quẻ như sau: gió đi trên trời, nhưng công dụng của gió là cổ động vạn vật ở trên mặt đất, nếu mới chỉ đi trên trời thì công dụng của gió còn nhỏ hẹp lắm. 

 

- Vậy ý nghĩa của quẻ này là có lúc âm súc được dương, tiểu nhân súc được quân tử, kế nhỏ súc được việc lớn. Tuy có hanh, nhưng chỉ là tạm thời.

 

2) Từng hào :

 

Sơ cửu : ứng với Lục Tứ, có thể vịn vào đó mà tiến thân trong thời kỳ này. Nhưng bậc quân tử nên ngồi yên, hàm dưỡng đạo đức, thì hơn. (Ví dụ Trạng Trình được triều Mạc trọng dụng, nhưng từ quan).

 

Cửu Nhị : Trong thời Tiểu Súc này, Nhị cũng như Sơ nên ẩn nhẫn kết giao với Cửu Ngũ là người đồng chí hướng. (Ví dụ các bậc khoa bảng như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, có thể ra làm quan để vinh thân phì gia trong thời Tây đặt đô hộ trên nước ta, nhưng không thèm làm).

 

Cửu Tam : ở dưới Lục Tứ, ví như chồng bị vợ xỏ mũi, không thể làm gì được. (Ví dụ Louis XIV về già, quá tin bà Maintenon, nên thất chính).

 

Lục Tứ : tức nhất âm súc được quần dương, bởi đắc chính, tức là có đức thành tín, thành thực trông cậy vào Sơ Cửu, nên dù âm mưu vẫn thắng lợi. (Ví dụ Louis XIII tin Richelieu).

 

Cửu Ngũ : đắc trung đắc chính, nên cảm hoá được cả bầy dương Lục Tứ. (Ví dụ Khổng Minh cảm hóa được số nghĩa sĩ nhà Hán, nên dù vận trời đã chuyển, còn duy trì được nước Thục một thời gian).

 

Thượng Cửu : thời Tiểu Súc đã đến lúc toàn thịnh, quân tử phải đề phòng, nếu cứ hoạt động sẽ mắc họa. (Ví dụ sau khi Khổng Minh tạ thế, Hậu Chủ tin bọn hoạn quan, triều chính đổ nát. Khương Duy không hiểu, cứ đòi đi phạt Ngụy, bị gièm pha, suýt nguy).

 

B - Nhận Xét Bổ Túc.

 

1) Ý nghĩa quẻ Tiểu Súc :

 

a) Chủ quẻ là Lục Tứ, một âm mà cai quản được cả bầy dương, tượng hình cho một thời đại, một tình thế trong đó tiểu nhân lấn áp được quân tử, những thủ đoạn tiểu xảo thắng được những chính sách quang minh chính đại, như biểu tình hoan hô đả đảo, tuyển cử bịp bợp, dân chủ giả hiệu, v . v . 

 

b) Còn có nghĩa quẻ Tiểu Súc diễn tả một biện pháp thực tế, là có khi bậc quân tử, đứng trước một kẻ địch bạo tàn mạnh hơn mình, cũng phải dùng đến những thủ đoạn tiểu xảo để thắng địch, miễn là mục đích hành động của mình vẫn quang minh chính đại. Như Khổng Minh phải dùng kế “không thành” để đuổi đại quân hùng hậu của Tư Mã Ý, hoặc Phạm Lãi phải dùng kế mỹ nhân, hiến Tây Thi cho Phù Sai để hại Ngô lợi Việt.

 

2) Bài học :

 

Vậy nếu bói được quẻ Tiểu Súc, thì: 

 

a) để đối phó với một kẻ địch bạo tàn hơn mình, ta có thể dùng mưu mẹo tiểu xảo, miễn là mình vẫn có chính nghĩa. 

 

b) để đối phó với kẻ địch dụ mình vào bẫy đời sống vật chất đầy đủ như thực dân Pháp đã dùng với các nhân tài buổi giao thời, hoặc Cộng sản dùng tà thuyết giả nhân giả nghĩa để lung lạc các người ái quốc, ta phải đề cao cảnh giác, không chịu để chính nghĩa bị “tiểu súc”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9743)
Sách nói về Đạo giáo
29 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9042)
Sách dạy về Đạo giáo
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8070)
27 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7877)
La litterature populaire se compose de proverbes (tục ngữ), de chansons (cadao) et de contes antiques (chuyện cổ tích).
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11526)
Nghiên cứu về Kinh Dịch
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8279)
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10597)
Dịch 1000 bài thơ Đường theo lối thơ mới.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9612)
Dịch và bình luận thơ Tản Đà bằng Pháp văn.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 207380)
1- 一 刀 兩 斷 Nhất đao lưỡng đoạn Một đao cắt đôi. Chỉ sự đoạn tuyệt quan hệ. 2- 一 了 百 了 Nhất liễu bách liễu Xong một là xong hết. Chỉ sự giải quyết xong một chuyện. 3- 一 日 三 秋 Nhất nhật tam thu Một ngày dài ba Thu. Chỉ thời gian tâm lý. 4- 一 日 千 里 Nhất nhật thiên lý Một ngày ngàn dậm.
21 Tháng Năm 2014(Xem: 12072)
I-Từ và Tự. Tự 字 là chữ, từ 詞 là lời. II-Nhiều lời hợp thành một câu. Một câu đầy đủ ý nghĩa, diễn tả hành động của chủ từ. III-Một câu đơn gồm: Chủ từ + thuật từ + thụ từ. Thí dụ: 我 喜 歡 咖 啡 Ngã hỉ hoan gia phi Tôi thích Cà-phê Ngã : chủ từ, hỉ hoan : thuật từ, gia phi : thụ từ. Chủ từ có thể là danh từ 名詞 hay đại danh từ 代名詞. Thuật từ có thể là : Nội thuật từ : 内動詞 Thí dụ: 花開 Hoa khai: hoa nở.
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000