Quyển Ba: Quán Tâm, Thấy Tánh

22 Tháng Năm 201410:15 CH(Xem: 12121)
93- Thanh tịnh pháp thân.
Trên đời này vạn sự đều do tự tánh sinh ra. Làm ác, làm thiện đều do tự tánh cả. Tự tánh vốn thanh tịnh như mặt trời luôn chiếu sáng, nhưng có đám mây đen (vọng tưởng) ở bên dưới che lấp. Trên thì sáng, dưới thì tối. Có một cơn gió (trí tuệ) thổi bay đi đám mây đen thì bên dưới mặt trời lại sáng.

Tự tánh vốn thanh tịnh. Vạn vật đều ở trong tự tánh.


94- Mười phương thế giới là tâm ông.
Có ông tăng hỏi Trường Sa :
-Tâm con có dạng gì ?
-Mười phương thế giới là tâm ông.
-Nếu tâm con to như thế thì thân con để vào đâu ? Chẳng lẽ không có chỗ an thân sao ?
-Đó chính là chỗ an thân.

Tâm và thân hợp một là thiền cảnh.


95- Phật tánh của hòa thượng.
Có một ông tăng hỏi Ứng Thiên :
-Mọi người đều có Phật tánh, Phật tánh của hòa thượng biểu hiện ở đâu ?
-Ông gọi cái gì là Phật tánh ?
-Vậy lão hòa thượng là người không có Phật tánh?
-Chính là thế đó, tôi rất vui.

Tứ đại đều không, Phật tánh thường tương tùy.


96- Tôi nay được tự tại.
Lương Giới hỏi Vân Nham :
-Hòa thượng trăm năm rồi, nếu như có người hỏi hình dung như thế nào, thì trả lời làm sao ?
-Chỉ là cái đó.

Lương Giới không đáp được. Vân Nham lại nói :
-Lương Giới à ! Đối với việc này ông phải thận trọng.

Về sau Lương Giới qua sông thấy bóng mình dưới nước bỗng nhiên đại ngộ, làm bài kệ :
Rất kỵ tìm nơi người
Cách xa tôi xa vời
Nay, tôi tự tìm tới
Mọi nơi đều gập người
Người nay chính là tôi
Tôi nay đâu phải người
Nếu cứ hiểu như thế
Là hợp như như thôi.

Vô ngã chính là chân ngã.


97- Nói được sẽ mở cửa.
Triệu Châu một ngày làm hỏa phu, ông đóng chặt cửa, đốt lửa khói mù, kêu lớn :
-Chữa lửa ! Chữa lửa !

Đại chúng chạy tới.
-Nói được thì tôi mới mở cửa.

Đại chúng không nói được. Nam Tuyền đưa chìa khóa qua cửa sổ. Triệu Châu mở cửa chạy ra.

Tự tánh phải tự mình mở.


98- Người mù theo người mù đi trước.
Có một ông tăng hỏi Bảo Thông :
-Biển khổ sóng lớn dùng gì làm thuyền đi ?
-Dùng gỗ.
-Vậy được sao ?
-Người mù theo người mù đi trước, người câm theo người câm đi trước.

Chỉ có tâm mới độ được biển khổ.


99- Tự tánh vốn tự đầy đủ.
Có ông tăng hỏi Mã Tổ :
-Lý giải thế nào để đạt Đạo ?
-Tự mình đã đầy đủ Đạo, chỉ cần không dính thiện, ác; không nắm thiện, bỏ ác, không hướng ngoại tìm cầu thì Đạo không xa.

Thiền ở trong tâm, Đạo ngay dước chân.


100- Ngày sau làm Phật.
Hoài Hải, lúc nhỏ theo mẹ lên chùa chỉ tượng Phật hỏi :
-Đây là cái gì ?
-Đây là Phật.
-Phật cũng giống người ta, sau này con cũng sẽ làm Phật.

Lời con nít là lời nói thật. Huệ Hải từ nhỏ đã có ngộ tánh há sau này không thành Phật.


101- Hôm qua lão tăng bị thiệt.
Một hôm, Ngũ tổ Pháp Diễn bảo tăng chúng :
-Hôm qua lão tăng vào thành xem trò múa rối, thấy các con rối đi đứng như thật, không cầm được háo kỳ lại gần xem. Thì ra toàn do người điều khiển. Lão tăng hỏi :
-Ông tên gì ?
-Lão hòa thượng xem múa rối là được rồi, còn hỏi tên làm gì ?

Lão tăng nghe nói vậy, không lời đối lại, không lý để cãi, có người nào đáp hộ không ? Hôm qua lão tăng bị thiệt, hôm nay có thể lấy lại không ?

Hành động của con người giống như con rối gỗ, đều từ tự tánh mà ra; tự tánh chỉ có thể nhận thức chứ không thể nói ra lời.


102- Như phòng không người.
Có một ông tăng già thấy nắng chiếu vào song cửa, bèn hỏi Duy Chính :
-Nắng vào song hay song vào nắng ?
-Trưởng lão, phòng ông có khách rồi, sao không về tiếp khách ?

Ông tăng già còn phân biệt là còn chấp.


103- Hoa sen trên tảng đá, ngọn lửa trong suối nước.
Có ông tăng hỏi thiền sư Uẩn :
-Thế nào là Thiền ?
-Hoa sen trên tảng đá, ngọn lửa trong suối nước.
-Thế nào là Đạo ?
-Một ngọn cỏ trên đỉnh Lăng già.
-Thiền và Đạo khác nhau thế nào ?
-Người bùn té xuống nước, người gỗ mò lên.

Thiền, Đạo ngộ trong tâm, ở ngoài không thấy, không sờ mó được.


104- Tùy hoàn cảnh.
Có ông tăng hỏi Hoằng Thông :
-Gia cảnh hòa thượng thế nào ?
-Không đáng 5 đồng.
-Quá nghèo đi.
-Thời cổ cũng thế thôi.
-Làm sao chỉ người ?
-Nhà giầu khó dạy.

Nghèo chỉ tánh không, giầu chỉ “thực”.


105- Người trong mật thất.
Có một ông tăng hỏi một lão thiền sư :
-Tình cảnh của người trong mật thất thế nào ?
-Đã ở trong mật thất còn sợ khách tới sao ? Đã ở trong mật thất không lên tiếng, trừ ông ta ra, ai mà biết ?

Chúng ta là người trong mật thất sao ? Trong tâm ta có người trong mật thất à ? Nếu là vậy xin đừng lên tiếng.


106- Ông là Huệ Siêu.
Có một ông tăng cầu kiến Pháp Nhãn :
-Con là Huệ Siêu, xin hỏi hòa thượng thế nào là Phật ?
-Ông là Huệ Siêu.

Thấy tâm phàm là thấy Phật.


107- Phi tâm, phi Phật.
Có người hỏi Mã Tổ :
-Phật là thế nào ?
-Phi tâm, phi Phật.
-Sao lão sư lại nói tâm là Phật ?
-Để dỗ con nít khỏi khóc.
-Nín khóc rồi làm sao ?
-Phi tâm, phi Phật.

Vô tâm là Phật.


108- Tâm các ông động.
Ngũ tổ có huệ nhãn truyền pháp cho Huệ Năng. Huệ Năng ở trong núi sâu hơn 10 năm. Một hôm đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu. Trong chùa có 2 ông tăng đang cãi nhau. Một ông cho rằng gió động, một ông cho rằng cờ động. Huệ Năng thấy 2 ông càng cãi càng xa, bèn nói :
-Không phải gió động, cũng không phải cờ động , mà là tâm các ông động.

Tham thiền là quán tâm, tối hậu đạt tới cảnh giới vô tâm, vô ngã của thiền cảnh.


109- Xem hoa như trong mộng.
Lục Hằng một hôm hỏi Nam Tuyền :
-Triệu pháp sư có nói qua “Trời đất cùng căn với ta, vạn vật với ta cùng một thể”, xin hòa thượng giảng thêm.
-Đại phu !

Lục Hằng ngẩng đầu lên. Nam Tuyền chỉ một cây hoa mẫu đơn trong chùa bảo :
-Người đời xem hoa này như trong mộng.

Người nhìn hoa trong mộng và nhìn hoa thật khác nhau.


110- Quân tử ngàn dậm, đồng phong.
Có một ông tăng hỏi Mã Tổ :
-Thỉnh đại sư bỏ tất cả khái niệm, giảng cho con ý tổ sư từ tây sang.
-Lão nạp hiện giờ rất bận, ông đi mà hỏi Trí Tạng.

Ông tăng đi hỏi Trí tạng.
-Sao ông không hỏi sư phụ.
-Sư phụ kêu tôi đi hỏi huynh.
-Vừa khéo, hôm nay tôi nhức đầu, ông đi mà hỏi Hoài Hải.

Ông tăng lại đi hỏi Hoài Hải, kỳ thay câu trả lời của Hoài Hải cũng giống như của Mã Tổ :
-Ông đến đây mà chẳng được gì.

Ông tăng trở về thuật lại cho Mã Tổ nghe, Mã Tổ nói :
-Tạng đầu trắng, Hải đầu đen.

Nói rồi về phòng phương trượng.

Thiền là hiện thực, vượt qua mọi lý luận, nhưng trọng ở thực tế, quý sự đơn giản.


111- Thị giả thuyết pháp.
Thiền sư Nhân Dõng lên giảng đàn, chính lúc thị giả châm hương xong.
-Thị giả đã nói pháp cho đại chúng rồi.

Thị giả thắp hương chính là tự tánh tự dụng, không khác hiện thân thuyết pháp.


112- Học nhân hiểu.
Có ông tăng hỏi Duyên Đức :
-Thế nào là tâm của cổ Phật ?
-Nước, chim, cây rừng.
-Con không hiểu.
-Đó lại là hiểu.

Tâm của cổ Phật là một loại hư vọng. Học nhân tự ngộ tâm mình mới là cảnh thiền chân chính.


113- Xây tháp vô phùng cho lão tăng.
Lúc quốc sư sắp mất, Đại Tông hoàng đế đến thăm hỏi :
-Lão sư trăm năm rồi, có hy vọng gì không ?
-Xây một tháp vô phùng cho lão tăng.
-Tháp có hình dạng gì ?

Quốc sư im lặng hồi lâu, sau đó hỏi :
-Bệ hạ hiểu không ?
-Trẫm không hiểu.
-Đam Nguyên là pháp tử của lão nạp, biết rõ chuyện này, hãy đi hỏi ông ta.

Quốc sư mất rồi, Đại Tông gọi Đam Nguyên hỏi câu nói của quốc sư. Đam Nguyên đọc bài kệ :
Phía Nam Tương Châu, Bắc Đàm Châu
Trong đó một nước hoàng kim
Bóng cây không làm mát thuyền khách
Tìm người tri thức như tìm chim.

Tháp tượng chưng cho Phật pháp. Hoằng dương Phật pháp cần có hoạt Phật.


114- Đạp trên đầu Phật mà đi.
Hoàng đế Tang Tông là một Phật giáo đồ. Có một lần ông hỏi quốc sư Huệ Trung :
-10 thân điều ngự là cái gì ?
-Thí chủ, đạp trên đầu Phật mà đi.

Trẫm không hiểu.
-Hãy nhận biết tự thân thanh tĩnh.

Biết được tự thân thanh tĩnh, thì ngộ được Phật là cái gì.


115- Phật mặt trời, Phật mặt trăng.
Mã Tổ bị bệnh nặng, viện chủ đến hỏi thăm :
-Lão sư , gần đây thân thể thế nào ?
-Phật mặt trời, Phật mặt trăng.

Phật mặt trời dụ cho trường kỳ, Phật mặt trăng dụ cho đoản kỳ. Chỉ cần biết đạo lý sinh tử là đủ. Sinh cũng tốt, tử cũng tốt, đều có giá trị vô cùng.


116- Đầu gậy trăm thước, bước thêm một bước.
Trường Sa có làm một bài kệ (nhân đọc công án của Thạch Sương (xem bài 275 trong sách Những đóa hoa Thiền) :
Ngồi trên đầu gậy một trăm thước
Cảnh giới Thiền tuy là đạt được
Nhưng chân lý Thiền có thấy đâu ?
Muốn được phải bước, thêm một bước
Mười phương thế giới há phải cầu !

Trời và đất cùng một thể. Vô ngã là vong ngã. Trong ngã có tha, trong tha có ngã. Đó là cảnh giới đầu gậy trăm thước, bước thêm một bước.


117- Dùng xọt hứng mưa.
Có một lần trời mưa, thiền sư kêu lên :
-Nhà giột rồi, mau lấy gì hứng.

Có một chú tiểu vội lấy xọt tre mang lại, thiền sư khen cơ phong của chú.

Thiền không chứa tâm phân biệt, nếu đã chấp lý thì sẽ chấp vật.


118- Đánh thành một phiến.
Hương Lâm trụ trì chùa Hương Lâm 40 năm, 80 tuổi thì viên tịch. Ông từng nói :
-Tôi 40 năm qua đã đánh tâm thành một phiến.

Đánh thành một phiến là chỉ tâm chuyên nhất. Người tự nhiên tới tự nhiên về. Tham thiền là quá trình trở về.


119- Một, hai, ba. Đủ số.
Có một ông tăng hỏi Bản Tịch :
-Cổ nhân nói mọi người đều có, con có không ?
-Ông chìa tay ra xem.

Ông tăng xòe tay ra, Bản Tịch đếm :
-Một, hai, ba,bốn, năm. Đủ số.

Người người đều có Phật tánh, như tay mọi người đều có 5 ngón.


120- Nhàn thần dã quỷ.
Thiền sư Phần Dương một lần bảo đại chúng :
-Hôm qua tôi mơ thấy cha mẹ đòi rượu, thịt, bạc tiền, tôi chỉ đành tùy theo phong tục mà làm.

Do đó, cúng tế xong ông uống rượu, ăn thịt.
Tăng chúng thấy vậy chỉ trích :
-Hôm nay mới biết hòa thượng là một ông tăng uống rượu, ăn thịt không có tư cách làm thầy.
Nói rồi bỏ đi. Chỉ có Thạch Sương, Đại Ngu và 6, 7 ông tăng ở lại. Về sau Phần Dương cảm khái nói :
-Bọn phàm thần dã quỷ này chỉ có một chút rượu thịt và giấy vàng đã ly tán. Các ông có rõ không người trụ trì phải căn chính, cán chính, có một lòng chân thật.

Thiền không cần hình thức.


121- Sắc tức là không.
Một ngày, có một người mang đến chùa một tấm hình con gái cho Trạch Am xem, tưởng làm khó hòa thượng, không ngờ hòa thượng cười :
-Đẹp quá, lão nạp cũng muốn có người đẹp như vậy bồi bạn.

Và viết bài kệ :
Phật bán pháp, tổ sư bán Phật
Chư tăng bán tổ vào thời mạt
Có thân thiếu nữ bốn thước cao
Diệt hết phiền não tất tần tật.
Sắc tức là không, không là sắc
Cây liễu mầu lục, sắc hoa hồng
Đêm đêm, ao trong ánh trăng chiếu
Ảnh không giữ hình, tâm giữ không.

Sắc là không là đạo lý mà người đời thường không hiểu.


122- Hoa sen trong bùn.
Hòa thượng Vô Tam xuất thân là nông dân. 21 tuổi làm tạp địch. 51 tuổi xuất gia đi tham học bốn phương, sau bái Động Tuyền làm thầy, khắc khổ tu hành. Được Đồng Tuyền truyền cho chánh pháp nhãn tạng. Về sau, theo lời mời của phiên chủ làm trụ chì chùa Phúc Xương, nhưng phiên chủ có một điều kiện quy định người bá tánh không được trụ trì một tự viện nào. Có vị trụ trì đố kỵ Vô Tam bảo phiên chủ :
-Người bá tánh làm sao làm trụ trì được ?

Mọi người ngạc nhiên, Vô Tam không đổi sắc nói :
-Hoa sen mọc trong bùn.

Từ đó về sau, phiên chủ toàn tâm quy phục Vô Tam.

Xuất xứ không trọng yếu, chỉ xem cư xử thế nào ?


123- Mê, ngộ chỉ trong một niệm.
Chức Điền đi qua chùa Tùng Âm vào tham bái Bạch Ẩn :
-Có thiên đường, địa ngục không ?
-Ông là một vị tướng quân có phải không ?

Tướng thì phải hỏi chuyện tướng, lắm mồm hỏi chuyện thiên đường, địa ngục làm gì ?
-Tôi thành thực thỉnh giáo, sao hòa thượng vô lễ thế ?
-Thế nào, ông nổi giận à. Đồ tiểu quỷ.

Chức Điền đỏ mặt, định rút kiếm.
-Bây giờ tôi có thể bảo cho ông biết : cửa địa ngục đã mở.

Chức Điền vội bái tạ.
-Cửa thiên đường đã mở rồi !

Có và không chỉ trong một niệm mê, ngộ.


124- Quán Âm ngàn mắt .
Đạo Ngộ hỏi Vân Nham :
-Quán Âm ngàn mắt, ngàn tay, mắt nào là mắt chánh ?
-Giống như người ngủ trong tối không đèn, trong tối sờ cái gối.
-Con hiểu rồi.
-Ông hiểu thế nào ?
-Toàn thân là mắt.

Năng lực con người tiềm tàng vô cùng, chỉ cần biết cách phát huy.


125- Lưỡi người sống trong miệng người chết.
Có ông tăng hỏi Quy Nhân :
-Nếu không đề cập đến tự thuyết tự thoại, làm sao lý giải ?
-Lưỡi người sống trong miệng người chết.
-Không biết loại người nào hiểu ?
-Con trâu không sừng.

Không mồm là vô tâm, người ngộ không sừng.


126- Tường Đông đánh tường Tây.
Có ông tăng hỏi Quy Nhân :
-Thế nào là Linh Tuyền (pháp hiệu của Quy Nhân) ?
-Tường Đông đánh tường Tây.
-Làm sao qua ngày?
-Bỏ cả nồi niêu, không khói lửa.
-Làm sao cung dưỡng sớm, chiều ?
-Bữa ăn chẳng có cơm, nước suối cũng không đến.

Đối với Linh Tuyền tứ đại đều không.


127- Biết mình ngô ngay trước mắt.
Thiền sư Tổ Tâm bảo đại chúng :
-Có hai hạng người, một người rõ tự kỷ nhưng không rõ trước mắt, đó là người có mắt, không chân; một người không rõ tự kỷ, nhưng rõ trước mắt, đó là người có chân, không mắt. Hai hạng người này trong tâm có một vật làm cho bất an. Đi đâu cũng nghi, không thông. Tổ sư đã chẳng nói qua sao ? Chấp trước được, mất là đi vào đường tà. Bỏ cả xuống cứ thuận theo tự nhiên thì sẽ lìa khỏi sự sai biệt.

Mắt thấy là hư, chân bước là thật, chúng ta đang trên đường Đạo.


128- Theo dòng nước.
Có ông tăng là học trò của Tế An, lạc đường gập Pháp Thường hỏi :
-Hòa thượng ở nơi này bao lâu ?
-Bốn mặt núi , xanh lại vàng.
-Ra đây thế nào ?
-Đi theo dòng nước.

Theo dòng nước là theo tâm. Thiền tâm siêu việt thời gian.


129- Có gì khác.
Ngưỡng Sơn khi làm tiểu, tiếng nói rất vang.
Nhũ Nguyên nói :
-Chú tiểu này tụng kinh như khóc.
-Con chỉ thế đó, còn hòa thượng thì sao ?

Nhũ Nguyên không hiểu ý.
-Nếu hòa thượng như vậy thì khóc có khác gì ?

Tự tánh không chấp trước.


130- Châm trà lại.
Có ông tăng bảo Lịnh Tham :
-Một hạt hoàn đơn, điểm sắt thành vàng, một câu chí lý chuyển phàm thành thánh. Con đến trước mặt xin thầy điểm.
-Không điểm.
-Vì sao không điểm ?
-Sợ ông rơi vào phân biệt phàm, thánh.
-Xin thầy chỉ thị chân lý.
-Thị giả châm trà lại.

Minh tâm kiến tánh phải tự mình. Nghững người chưa ngộ muốn điểm, chỉ còn cách bưng trà lại.


131- Quạt tê ngưu.
Thiền sư Tế An gọi thị giả :
-Mang quạt tê ngưu ra cho tôi.
-Quạt rách rồi.
-Vậy mang tê ngưu ra đây.

Thị giả không trả lời được.

Rách và không rách là còn phân biệt.


132- Đầu đồng, cổ sắt.
Có ông tăng hỏi Tuệ Giác :
-Thế nào là Phật ?
-Trưởng giả đầu đồng, cổ sắt.
-Là ý gì ?
-Trả lại trưởng giả mỏ chim, má cá.

Phật là người phổ thông.


133- Nhà tự có con cháu.
Một hôm, Pháp Đăng bảo Đạo Tề :
-Tôi có đối thoại về ý tổ sư từ Tây sang, ông hiểu thế nào ?
-Không Đông, không Tây.
-Chưa đúng.
-Con chỉ hiểu như thế, không biết hòa thượng hiểu sao ?
-Nhà tự có con cháu.

Đạo Tề minh bạch ý chỉ.

Tâm mình phải tự săn sóc.


134- Đạp đổ tịnh bình.
Bách Trượng tìm người trụ trì Quy Sơn, để một tịnh bình trên đất, bảo :
-Không gọi là tịnh bình, các ông gọi là gì ?

Thủ tọa thưa :
-Không thể gọi là bình gỗ.

Quy Sơn không nói đạp đổ tịnh bình.
-Thủ tọa đã thua một quả núi rồi.

Quy Sơn đạp đổ tịnh bình là không chấp vào văn tự.


135- Cơ ngữ qua sông.
Lương Giới cùng một sư bá qua sông. Lương Giới hỏi :
-Qua sông thế nào ?
-Không làm chân ướt.
-Sư bá già rồi mà còn nói vậy.
-Vậy nói làm sao ?
-Sao ướt chân được ?

Nói ngược suôi, chỉ đã làm chủ được ngã.


136- Chỗ trúú của chân Phật.
Có người hỏi Quang Dõng :
-Chân Phật ở đâu ?
-Tức thời không tướng trạng, nhưng không ở chỗ khác.

Không tướng trạng là chỉ tự tánh ở khắp mọi nơi.


137- Không phải là Phật thì là ai ?
Có một lần, các vị pháp sư đến thăm Huệ Hải :
-Muốn hỏi một câu, thiền sư có trả lời không ?
-Ao sâu trăng chiếu, ông mặc sức hỏi.
-Thế nào là Phật ?
-Đối diện ao trong, không phải là Phật thì là ai ?

Đại chúng mang nhiên không hiểu.

Mọi người đều có tâm Phật.


138- Toàn thân là bệnh.
Có ông tăng hỏi Tào Sơn:
-Con bây giờ toàn thân mang bệnh, xin thầy trị cho.
-Tôi không trị.
-Vì sao không trị cho con ?
-Tôi chỉ muốn ông sống không được, chết không xong.

Người thiền bị bệnh không ai chữa được, Tào Sơn chỉ đưa ra tâm được.


139- Không đi chỗ khác.
Động Sơn hỏi Tào Sơn :
-Thầy định đi đâu ?
-Tôi không đi chỗ khác.
-Nếu không đi chỗ khác, sao có đến đi, có đến đi là có sai biệt.
-Đến đến, đi đi không ảnh hưởng gì đến sự tồn tại không sai biệt.

Trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, động tĩnh là một, đó là thiền cảnh.


140- Phật cũng là bụi.
Có hòa thượng hỏi Vân Môn :
-Khi con trừ đi phiền não thì con thấy Phật, con phải làm sao ?
-Khi đó ông thấy Phật, thì Phật cũng là phiền não, cũng phải quét đi.

Thấy không phải là thật. Đó không phải là Phật thật.


141- Nói ngược lại.
Có ông tăng hỏi Vân Môn :
-Nếu con bỏ hết tất cả chuyện ở hiện tại, đồng thời bỏ luôn hiện tại thì sao ?
-Ông đem tất cả ra đây.

Nếu bỏ ngã và hiện tại thì còn nói gì nữa.


142- Chém giun thành hai.
Đời Đường, có ông tăng hỏi Nhượng Dương :
-Chém giun thành hai đoạn, đầu nào cũng cựa quậy. Vậy Phật tánh ở đầu nào ?

Nhượng Dương không trả lời, chỉ dang hai tay.

Phật tánh ở tâm, không đâu không ở.


143- Nghiệp thức mang mang.
Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn :
- Linh hồn của chúng sinh bị ô nhiễm vì không biết Phật tánh và chỗ về, ông có biết nghiệp thức ở đâu không ?
-Dĩ nhiên con có phương pháp.

Lúc đó có một ông tăng đi qua, Ngưỡng Sơn gọi và ông tăng quay đầu lại.
-Thầy coi ! Đó là nghiệp thức mang mang.

Trong chốn hồng trần người người đều là cố nhân. Chỉ cần biết ngã, quên ngã, không là ngã thì mới chân chính ra khỏi ba giới.


144- Gọi tên mà ngộ.
Lương Toại đến tham Ma Cốc. Ma Cốc thấy Lương Toại đến bèn giơ cuốc lên. Lương Toại bỏ đi. Ma Cốc trở về phòng phương trượng. Ngày hôm sau, Lương Toại lại đến. Ma Cốc lại đóng cửa lại. Lương Toại gõ cửa :
-Ai ?
-Lương Toại.

Khi xưng danh Lương Toại bỗng khai ngộ :
-Nếu không đến tham hòa thượng thì đã bị kinh điển làm mê muội rồi.

Ma Cốc mở cửa đón Lương Toại, bảo đại chúng :
-Mọi người đều biết tôi biết, nhưng chỗ tôi biết thì mọi người không biết.

Tự báo danh, bỗng phát hiện tự ngã tiến đến giác ngộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15492)
Những bài tụng của vua Trần Thái Tông
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15309)
Phước Quế Thư Quán hân hạnh giới thiệu với độc giả Triệu Châu Ngữ Lục. Triệu Châu (778-897) pháp danh là Tòng Thẩm, một vị thiền sư lỗi lạc trong thiền sử Trung Hoa. Sáu mươi tuổi mới bắt đầu hành cước, 80i tuổi trụ trì Quán Âm Viện, 120 tuổi qua đời. Đây là bản dịch đầu tiên ra Việt ngữ vì vậy nếu có khiếm khuyết mong độc giả lượng thứ.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15668)
Ngữ lục của Thiền Sư Phương Hội
20 Tháng Năm 2014(Xem: 16022)
Sư húy là Linh Hựu, người Phúc Châu, Trường Khê. Xuất gia năm 15 tuổi với Pháp Thường luật sư ở chùa Kiến Thiện. Nghiên cứu tiểu thừa, Đại thừa ở chùa Long Hưng ở Hàng Châu. Năm 23 tuổi tới Giang Tây theo Bách Trượng được Bách Trượng nhận là đệ tử nhập thất.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 16695)
Công án là những chuyện xẩy ra trong cửa Thiền. Trong quyển sách này các công án là những chuyện mà pháp sư Tịnh Không giảng trong những thời pháp của ông. Đây là những chuyện thật có ghi trong sử sách hoặc tai nghe, mắt thấy của ông. Mong độc giả đón nhận. Thích Tịnh Không, tục danh Dư, tên là Nghiệp Hồng, . . .
20 Tháng Năm 2014(Xem: 15614)
Có người cho rằng đọc công án chỉ là nhai lại những ý kiến của cổ nhân. Quan niệm này là sai lầm, có tính tiêu cực, bị động. Nếu khi đọc công án, chúng ta tự đặt mình vào vai trò của các nhân vật trong công án thì lại khác. Ta phải biết ông tăng chấp cái gì ? và Thiền sư giải quyết vấn đề đó ra sao ?
20 Tháng Năm 2014(Xem: 16294)
Nhượng Châu cư sĩ Bàng Uẩn tên tự Đạo Huyền là người huyện Hành Dương, Hành Châu. Gia đình vốn theo Đạo Nho, ông sớm ngộ trần lao, chí cầu chân đế. Dù cư sĩ ở đâu, hoặc đi và tới nơi nào cũng có người đặt câu hỏi, và cư sĩ đều trả lời thỏa đáng, như vang theo trống. Ông không phải là loại người có thể đánh giá hay xếp hạng vào loại người nào được.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 12855)
徹悟禪師.深通教義.徹悟宗乘.晚年歸心淨土.自行化他.一以信願念佛求生西方為主。其所發揮.實為近代所罕見.今錄其教義百偈.以為修淨業者作一善導。釋印光識一句彌陀.我佛心要.豎徹五時.橫該八教
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000