Theo cổ truyền, Dịch kinh do thánh Phục Hy ở đời Thượng cổ nghĩ ra, và giải thích rất sơ lược mỗi quẻ bằng vài chữ gọi là Soán từ. Rồi đến thời Trung Cổ có các thánh Văn Vương, Chu công và Khổng tử giải thích thêm cho rõ nghĩa bằng Soán truyện, Đại Tượng truyện cho mỗi quẻ, và bằng hào từ, tiểu tượng truyện cho mỗi hào.
Quan sát thiên văn, địa lý và nhân loại, thánh hiền nhận thấy rằng tất cả mọi sự, mọi vật trong vũ trụ đều tuân theo một định luật chung là Dịch, biến chuyển không ngừng. Đây không phải chỉ là một nhận xét phiếm diện về hiện tượng bên ngoài, mà còn là một tin tưởng sâu sắc về bản thể nội tại. Nói một cách khác, tư tưởng Dịch không phải chỉ nhận xét rằng ở đời không có sự gì giữ y nguyên như thế mãi, nóng mãi rồi cũng phải lạnh, thịnh mãi rồi cũng phải suy, trị mãi rồi cũng phải có lúc loạn, v . v . Nó cao hơn sự hiểu biết thông thường đó về hai điểm:
1. Nó quả quyết rằng Dịch là nguyên lý của Vũ trụ, là nguyên nhân sinh tạo ra Vũ trụ, là sức mạnh giữ cho Vũ trụ được tiếp tục sinh tồn. Không có Dịch thì không có Vũ trụ, không có Dịch thì bộ máy Vũ trụ sẽ không chạy được nữa và sẽ tan vào hư vô. Nói cho rõ hơn, nguyên lý Dịch tức là ý niệm Thượng Đế trong Thiên Chúa giáo, hoặc ý niệm Chơn Như, Phật tính trong Phật giáo.
2. Và như vậy, hữu ý hay vô tình, nguyên lý Dịch chi phối cả thế giới cực đại và thế giới cực tiểu, bao hàm cả những khám phá của Thiên văn học và Nguyên tử học. Dịch thể hiện trong sự chuyển vận của các tinh tú trong bầu trời bao la. Dịch cũng thể hiện trong sự chuyển vận của các hạt điện tử chung quanh các hạt dương tử trong nguyên tử li ti.
Như vậy, ta thấy rằng trên căn bản, Dịch lý rất khoa học, chứ không huyền hoặc chút nào. Tuy nó không dựa vào sự thí nghiệm (experimentation) như khoa học vật lý hóa, nhưng nó dựa vào sự quan sát (observation) rất thực tế và sâu sắc các hiện tượng thiên nhiên và nhân sự như Thiên Văn học và Xã hội học, và một lý luận vững chắc không kém gì lý luận toán pháp, miễn là ta có đủ khả năng nhìn thấy những liên hệ tế nhị giữa các sức mạnh âm dương hoạt động trong vũ trụ, từ những thiên hà đến một hạt bụi, từ những hiện tượng vật lý đến những hiện tượng tâm lý, xã hội. Những liên hệ đó không rõ ràng bằng sự liên hệ giữa ẩn số và biến số trong một phương trình toán pháp, và nhất là chúng động (dynamique) chứ không tĩnh (statique), ta không thể gò ép chúng vào một phương trình tĩnh, mà có lẽ phải diễn tả chúng bằng những matrices.
Quan sát thiên văn, địa lý và nhân loại, thánh hiền nhận thấy rằng tất cả mọi sự, mọi vật trong vũ trụ đều tuân theo một định luật chung là Dịch, biến chuyển không ngừng. Đây không phải chỉ là một nhận xét phiếm diện về hiện tượng bên ngoài, mà còn là một tin tưởng sâu sắc về bản thể nội tại. Nói một cách khác, tư tưởng Dịch không phải chỉ nhận xét rằng ở đời không có sự gì giữ y nguyên như thế mãi, nóng mãi rồi cũng phải lạnh, thịnh mãi rồi cũng phải suy, trị mãi rồi cũng phải có lúc loạn, v . v . Nó cao hơn sự hiểu biết thông thường đó về hai điểm:
1. Nó quả quyết rằng Dịch là nguyên lý của Vũ trụ, là nguyên nhân sinh tạo ra Vũ trụ, là sức mạnh giữ cho Vũ trụ được tiếp tục sinh tồn. Không có Dịch thì không có Vũ trụ, không có Dịch thì bộ máy Vũ trụ sẽ không chạy được nữa và sẽ tan vào hư vô. Nói cho rõ hơn, nguyên lý Dịch tức là ý niệm Thượng Đế trong Thiên Chúa giáo, hoặc ý niệm Chơn Như, Phật tính trong Phật giáo.
2. Và như vậy, hữu ý hay vô tình, nguyên lý Dịch chi phối cả thế giới cực đại và thế giới cực tiểu, bao hàm cả những khám phá của Thiên văn học và Nguyên tử học. Dịch thể hiện trong sự chuyển vận của các tinh tú trong bầu trời bao la. Dịch cũng thể hiện trong sự chuyển vận của các hạt điện tử chung quanh các hạt dương tử trong nguyên tử li ti.
Như vậy, ta thấy rằng trên căn bản, Dịch lý rất khoa học, chứ không huyền hoặc chút nào. Tuy nó không dựa vào sự thí nghiệm (experimentation) như khoa học vật lý hóa, nhưng nó dựa vào sự quan sát (observation) rất thực tế và sâu sắc các hiện tượng thiên nhiên và nhân sự như Thiên Văn học và Xã hội học, và một lý luận vững chắc không kém gì lý luận toán pháp, miễn là ta có đủ khả năng nhìn thấy những liên hệ tế nhị giữa các sức mạnh âm dương hoạt động trong vũ trụ, từ những thiên hà đến một hạt bụi, từ những hiện tượng vật lý đến những hiện tượng tâm lý, xã hội. Những liên hệ đó không rõ ràng bằng sự liên hệ giữa ẩn số và biến số trong một phương trình toán pháp, và nhất là chúng động (dynamique) chứ không tĩnh (statique), ta không thể gò ép chúng vào một phương trình tĩnh, mà có lẽ phải diễn tả chúng bằng những matrices.
Gửi ý kiến của bạn