- I. Quản Trọng Và Bão Thúc Nha
- II. Tây Môn Báo Trừ Bỏ Mê Tín
- III. Ngũ Viên Báo Thù
- IV. Phùng Huyên Mua Nhân Nghĩa
- V. Biển Thước Coi Bệnh
- VI. Mạnh Mẫu Ba Lần Dọn Nhà
- VII. Lạn Tương Như Và Liêm Pha
- VIII. Kỳ Ngộ Của Trương Lương
- IX. Hàn Tín
- X. Tô Vũ Chăn Dê
- XI. Đề Doanh Cứu Cha
- XII. Tư Mã Thiên Và Bộ Sử Ký
- XIII. Khổng Dung Và Lý Nguyên Lễ
- XIV. Vương Hi Chi Yêu Ngỗng
- XV. Trình Di
- XVI. Lòng Khoan Hồng Đại Lượng Của Trầm Chu
- XVII. Mưu Giỏi Của Thích Kế Quang Làm Lui Giặc Nhật
- XVIII. Nữ Hiệp Cách Mạng Thu Cận
- XIX. Khôi Hài Của Kỷ Hiểu Phong
- XX. Những Ngày Thơ Ấu Của Tôn Trung Sơn

Không lâu bà quyết định ly hôn, sang Nhật du học.
Ngay chính lúc đó, Tôn Trung Sơn đang thành lập Đồng Minh Hội ở Nhật, Thu Cận cũng được mời tham dự. Từ đó bà hướng thân vì cách mạng. Tôn Trung Sơn thấy bà có óc tổ chức bèn phái bà về nước, làm hội trưởng Đồng Minh Hội tỉnh Chiết Giang, vận động cách mạng ở Giang Tô và Chiết Giang.
Thu Cận biên tập “Trung Hoa Nữ Báo”, bà chủ trương nam nữ bình đẳng và thường chỉ trích chính phủ. Lúc đó tại Thiệu Hưng có một vị đảng viên cách mạng tên là Dư Tích Lân là hiệu trưởng của Đại Thông Học đường chuyên đào tạo nhân tài cho cách mạng, và lấy trường học này làm cơ quan của cách mạng. Ông viết thư mời bà tham gia công tác giảng dạy. Thu Cận nhanh chóng nhận lời.
Đại Thông học hiệu do Thu Cận phụ trách, Dư Tích Lân có nhiều thì giờ để hoạt động tích cực cho cách mạng. Một ngày, tin tức truyền đến Dư tại An Khánh khởi nghĩa thất bại. Tuần vũ Ân Minh bị Dư Tích Lân giết chết và ông cũng tuẫn nạn. Thu Cận nghe tin không chịu được bèn triệu tập hội nghị bàn kế để báo thù cho Dư. Quân Thanh được tin vây kín Đại Thông Học đường. Thu Cận đã không làm thì thôi, mà làm thì làm cho tới chót, thống lãnh các đồng chí mở con đường máu. Nhưng vì ít người, hỏa lực yếu Thu Cận bị Thanh binh bắt. Tri phủ Thiệu Hưng là Quý Phúc hạ lệnh tra khảo bà, muốn bà khai danh tánh các đồng chí. Thu Cận không những không khai tên người nào còn khuyên các quan lại nhà Thanh theo cách mạng. Quý Phúc giận dữ, ra lệnh dùng trọng hình. Kềm Thu Cận vài lần để tra khảo bà bị ngất đi nhưng không khai một tên, sau cùng tri phủ sai mang giấy bút mời bà viết. Bà viết một câu :
“Thu phong, thu vũ sầu sát nhân”
(Gió thu, mưa thu làm buồn chết người ).
Rồi không chịu viết thêm nữa.
Một sớm , Thu Cận bị chém ở Cổ Cán Đình. Một đời nữ kiệt hy sinh như vậy, nhưng trên lịch sử tên tuổi của bà không bao giờ mất.
Gửi ý kiến của bạn