XIV. Vương Hi Chi Yêu Ngỗng

21 Tháng Năm 201411:13 CH(Xem: 15156)
Vương Hi Chi triều Tấn là một nhà thư pháp nổi danh, mà các nhà phê bình nghệ thuật đều đồng ý là một trong các vị xuất sắc nhất. Họ gọi ông là thánh thư.
vương  hi  chi  yêu  ngỗngThánh thư hình như có duyên đặc biệt với ngỗng.

Từ nhỏ ông đã thích xem ngỗng. Một lần ông ngắm ngỗng, đặc biệt chú ý đến chiều dài của cổ ngỗng. Từ động tác của cổ ngỗng ông lãnh ngộ cách viết chữ theo sự vận động ảo diệu ở cổ tay. Đối với thư pháp, điều này tiến một bước lớn. Ông còn sáng tạo một loại thư pháp, từ đầu đến cuối chỉ viết một hơi không những kỳ diệu mà còn đẹp nữa.
Khi Vương Hi Chi làm quan ở Chiết Giang; nghe nói có một vị đạo sĩ nuôi một bầy ngỗng rất đẹp. Ông ngồi thuyền đến thăm đạo sĩ, xin được thưởng thức bầy ngỗng. Ông ngắm bầy ngỗng say sưa vui không thể tả được. Ông xin đạo sĩ bán cho ông vài con. Đạo sĩ này cũng là một người tao nhã, sớm nghe Vương Hi Chi là một tay thư pháp cao thủ; liền lợi dụng cơ hội này để được thư họa. Do đó, ông cố ý bảo :
-Tôi nuôi bầy ngỗng này không để bán.
Vương Hi Chi nghe rồi thất vọng, than thở không thôi. Đạo sĩ vừa quan sát thần sắc của Vương Hi Chi vừa nói :
-Nếu ông chép cho tôi bộ Đạo Đức Kinh, tôi có thể tặng ông cả bầy ngỗng.
Vương Hi Chi vui mừng nhận lời. Đạo sĩ vội vàng mang bút mực đã dự bị ra mời ông viết.
Vương Hi Chi chép xong Đạo Đức Kinh liền chở cả bầy ngỗng đầy thuyền vui vẻ ra về.
Ông lại nghe một bà cụ, nuôi một con ngỗng không những đẹp mà tiếng kêu cũng thanh tú. Ông liền sai người mang tiền đi mua. Không ngờ người đó về báo bà cụ không bán. Vương Hi Chi hẹn cùng với mấy người bạn đến nhà bà cụ để thưởng thức. Bà cụ nghe Vương Hi Chi nổi danh đến thăm, dự bị chiêu đãi ông một phen bèn giết con ngỗng để làm một món nhậu chính. Vương Hi Chi nhìn thấy kinh ngạc không nói ra lời.

Chú thích của dịch giả :
Một thành ngữ của Long tộc có nhắc đến tài viết thư pháp của Vương Hi Chi. Không những ông viết chữ đẹp, mà cái lực của tay ông khi tỏa ra chữ viết nó cũng mạnh khác người thường, đến nỗi khi ông viết chữ lên tấm hoành phi để cho người ta khắc chữ, người thợ khắc chữ đã phải thốt lên rằng nét chữ của ông hằn sâu lên cả gỗ. Để khen ngợi cái vẻ đẹp của thư pháp do ông đã để lại cho đời, tác giả Kim Dung trong truyện “Tiếu ngạo giang hồ” đã phải dành cả một chương để qua nhân vật Thốc Bút Ông nói lên điều đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn