Vài Nhận Xét Của Dịch giả

21 Tháng Năm 201410:48 CH(Xem: 7733)
1- Con người tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhờ tam giác : Căn, Trần, Thức. Nhưng tác giả đã cho những thí dụ rất sống động và thực tế.
  • Thí dụ 1 : Nghe chó sủa, tru, chim hót ta chỉ niệm “nghe”, ta không cần tra xét tiếng động do đâu, ở đâu . . .
  • Thí dụ 2 : Khi ngửi mùi thơm hay thối, ta chỉ niệm “ngửi” mà không phê phán : thơm, thối, thoang thoảng, ngào ngạt.
  • Nói tóm lại là tác giả nói cách thức của Thiền Minh Sát là xả Thức, dụng Căn.
  • Khi Căn gặp Trần sẽ sinh ra Thức. Nhưng ở đây đã bỏ Thức chỉ còn Căn và Trần. Như vậy ta chỉ dùng Dụng của Căn không cần tra xét Trần.

2- Khi ta niệm thì đối tượng sẽ biến mất theo thời gian. Đối tượng biến mất theo tiến trình : thành, trụ, hoại, diệt dù ta có niệm hay không. Nhưng ta niệm để chứng tỏ là ta đang tỉnh thức.

3- Nghiệp là kết quả của luật nhân quả. Nghiệp chỉ có khi ta hành động có ý thức. Thí dụ một bác sĩ dùng dao mổ làm chết bệnh nhân do bất cẩn và một kẻ sát nhân dùng dao giết nạn nhân để cướp đoạt tài sản. Cùng dùng dao nhưng mỗi người phạm tội một cách khác : Ông bác sĩ phạm tội ngộ sát, còn kẻ sát nhân phạm tội cố sát.

4- Thiền Minh Sát còn gọi là thiền Tứ Niệm Xứ. Nhưng không phải là chia ra 4 chỗ tập. Tập hết thân rồi thọ và tâm pháp. Cả bốn xứ đều có một điểm chung là cảm giác : không có thân thì không có cảm giác, thọ thì thọ cảm giác chứ không thọ tư tưởng, tâm thì có chân và vọng, chân thì biết đâu mà tìm. Nhưng vọng thì ta thấy ở vui, buồn . . . Và cảm giác mà ta có thể gọi được thì đó là một pháp. Như vậy “ma” không có thân, không có cảm giác sao tập được Thiền Minh Sát như tác giả nói trong chương 20 ?

5- Theo tác giả thì khi quán, chúng ta phải tập trung tư tưởng. Như thế khác với những gì chúng ta hiểu, quán như tấm gương soi. Người soi gương giơ tay lên hay hạ tay xuống thì bóng trong gương cũng giơ lên, hạ xuống. Người soi gương có cử động gì thì gương cũng phản ánh lại hết, không thêm, không bớt, không làm một cố gắng nào. Nếu quán mà phải cố gắng là sai.

6- Quán thân trong thân, quán thọ trong thọ . . . chỉ có ý khách quan, có nghĩa là khi quán thân thì chỉ quán thân mà thôi, không thêm, không bớt.

7- Sáu giai đoạn của Thiền hành :
  • Giai đoạn 1 : Tỉnh thức chân phải bước, chân trái bước.
  • Giai đoạn 2 : Tỉnh thức nhấc chân phải lên, hạ chân xuống . Làm y vậy với chân trái.
  • Giai đoạn 3 : Tỉnh thức nhấc chân lên, đưa chân tới trước, hạ chân xuống.
  • Giai đoạn 4 : Tỉnh thức nhón gót chân lên, nhấc chân lên, đưa chân tới trước, hạ chân xuống.
  • Giai đoạn 5 : Tỉnh thức nhón gót chân lên, nhấc chân lên, đưa chân tới trước, đặ gót chân chạm đất, đặt cả bàn chân xuống.
  • Giai đoạn 6 : Cũng như trên nhưng để ý tới chuyển chân.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn