Chương XVII

21 Tháng Năm 201410:42 CH(Xem: 8235)
Sáng hôm sau khi tụng kinh ở đám cưới về, Pháp Hư lên gác và tiếp tục viết sách. Vài phút sau Xóm Chài vào báo là có khách cầu kiến.
-Gọi Pháp Bổn và Bảo Hy đến đây.
Ông quay vào viết thêm vài trang khi chờ 2 ông tăng đến. Không lâu Xóm Chài quay lại với 2 ông tăng. Pháp Hư xuống gác chào mọi người.
-Chào, ông từ đâu tới ?
Trụ trì hỏi người đàn ông ngồi phía trước.
-Con đến từ Chiêng Mai.
-Và ông ?
Người ngồi kế trả lời :
-Con từ Phù Kết.
Người thứ 3 từ Khán Chà, và người thứ tư từ Rẫy Ông.
-Thật là hiếm, 4 người từ bốn phương tới đây. Sao các ông lại đến đây, có hẹn nhau không đấy ?
-Không, thật là lạ chúng con không hẹn mà gặp. Khi xe con đến xa lộ Á Châu thì gặp 3 xe kia cùng một một màu và cùng có tài xế.
-Tôi tin là có chuyện lạ hơn nữa. Các ông có tin là bốn ông sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm không ? Hãy xem thử chuyện này có thật không ?
-Thật không ? Thưa thầy con sinh ngày 27, tháng 3, năm 1928.
Người đàn ông từ Chiêng Mai nói.
-Đó cũng là ngày sinh của tôi.
Cả 3 người kia đều kêu lên. 4 người, Pháp Bổn và Bảo Hy đều không hiểu gì về sự trùng hợp này. Nhưng Pháp Hư thì hiểu đó là do luật của nghiệp. 4 người từ 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc sẽ cùng làm nhân tốt ở Am Bá Vân.
-Bây giờ là giờ độ ngọ, chúng ta hãy dùng bữa rồi sẽ nói chuyện.
Rồi Pháp Hư bảo Xóm Chài dẫn đường cho mọi người tới phòng ăn, còn ông thì tiếp tục viết cho tới khi họ trở lại. Ở phòng ăn chỉ có một bàn dọn sẵn. Và đây là ngày lễ nên mọi người đều nhịn ăn. Chỉ có một số cư sĩ hiện diện.
-Chào mừng quý vị !
Bà bếp chào đón trong khi Xóm Chài rót cho họ một ly nước. Bà bếp 60 tuổi bảo họ :
-Xin quý vị cứ dùng như ý, trụ trì sẽ rất vui lòng.
4 người đàn ông cảm thấy ấm áp như đi xa về nhà.
-Tôi thấy tu viện này hơi lạ, các ông có cảm thấy không ?
Người đàn ông từ Phù Kết hỏi, ông thấy thân thiết với 3 người kia như quen nhau đã lâu rồi, mặc dầu họ mới gặp nhau sáng nay. Người đàn ông từ Chiêng Mai chia xẻ :
-Tôi thấy như nằm mơ, thật là một biến cố không thể tưởng tượng được, tôi không bao giờ đến một tu viện và không bao giờ tin tưởng vào một ông tăng nào, vì nhiều ông tăng ngày nay sống một đời sống bê bối.
Nói lời này ông hạ giọng xuống sợ bà bếp nghe được. Người từ Khán Chà nói :
-Tôi thường làm công quả, nhưng từ khi có chuyện với Chao Khư thì tôi bỏ hẳn.
-Chao Khư nào ?
-Chao Khư ở Băng-Cốc.
-Có phải vì chuyện xấu ấy mà ông không kính trọng tăng nữa ?
-Không hẳn thế. Chuyện như thế này : Ông anh tôi là một bộ trưởng và là đệ tử của Chao Khư. Ông thường mời Chao Khư trong những dịp làm công quả. Một lần để mừng sinh nhật của ông. Vợ tôi lái xe Mercedes đến phòng sửa sắc đẹp, tôi đành lái xe Toyota của con gái vậy, Các ông có tin không ? Khi tôi dẫn ông ra xe, ông hỏi tôi sao không lái Mercedes rước ông. Tôi thú thật, ông ngần ngừ không vào xe, và bảo tôi đợi. Một lúc sau một ông tăng khác đi ra và bảo ông sẽ đại diện cho Chao Khư. Và nói Chao Khư làm om xòm. Nếu không là Mercedes thì ông không đi. Các ông tăng trong tu viện đó đều biết là ông ta làm vì danh lợi, nhưng không ai dám cảnh cáo ông, vì ông là viện chủ. Ông anh tôi và tôi sau việc này không kính trọng ông nữa và ngừng cúng dường họ.
-Tôi sẽ không tin vào chuyện của ông, nếu tôi không biết ông tăng ấy. Tôi không biết tại sao tôi tới đây ?
-Tôi mong tu viện này không làm chúng ta chán ghét. Tôi có lòng tin vào vị trụ trì này. Có lẽ ông đạt thiên nhãn thông nên ông đã biết nhiều về chúng ta. Tôi muốn bố thí ở đây. Có lẽ nghiệp kiếp trước dẫn tôi đến đây, vì ở Phù Kết có nhiều tu viện.
Họ ngưng bàn luận vì đồ ăn rất ngon. Khi họ ăn xong Xóm chài dẫn họ trở lại chỗ Pháp Hư và 2 ông tăng đang chờ. Trụ trì nói :
-Chư tăng ở tu viện này khác các tăng ở chỗ khác. Nếu họ được mời và họ không bận việc khác thì họ sẽ đi dù là phương tiện nào, ngay cả đi bộ.
4 người liếc nhau, ngạc nhiên sao ông biết họ nói gì ?
-Không phải các ông tăng ở Thái Lan đều như Chao Khư, còn có nhiều vị đáng kính. Đừng lầm.
Và ông ra lệnh cho Xóm Chài :
-Đi mời các tài xế đi độ ngọ chứ !
Người từ Rẫy Ông hỏi :
-Sao thầy lại biết cả chứ ?
-Các ông phải bỏ nghi ngờ đi, Thầy biết những gì thầy muốn biết.
Pháp Bổn bảo họ, và Bảo Hy thêm :
-Thầy có thể niệm thầm “cảm thọ” và biết tất.
4 người hiểu Pháp Bổn nói gì, nhưng không hiểu Bảo Hy nói gì.
-Bây giờ các ông đều ở đây, các ông hãy nói cho tôi biết tại sao các ông lại đến đây. Và tôi chắc các ông cũng không bảo nhau.
-Con tới đây vì con mơ thấy một cô bảo con bố thí tiền để xây một đại sảnh ở Am Bá Vân, sẽ là một công đức lớn, và 3 người bạn cũ cũng cùng nhau làm việc này.
Người đàn ông từ Rẫy Ông chưa dứt lời thì người từ Khán Chà đã cắt ngang :
-Có phải một cô gái chừng 20 tuổi, tóc dài, da ngăm ngăm không ?
-Phải, và mặc váy xanh, áo khoác trắng rộng tay ?
Người từ Chiêng Mai hỏi :
-Có phải tên cô là Mã Long không ?
Tóm lại 4 người cùng một giấc mộng. Pháp Hư không ngờ Mã Long có lòng tin mãnh liệt thế. “Cảm thọ” cho ông biết 4 người sẽ tới nhưng ông không biết gì về Mã Long cả.
-Có người nào là Mã Long ở tu viện này không ?
-Có nhưng cổ không muốn gặp người, đừng làm phiền cổ. Nói chuyện đã lâu mà tôi không biết quý danh của các ông .
-Con là Buôn Chai ở Chiêng Mai.
-Con là Sắc Chai ở Khán Chà.
-Con là Vì Chai ở Rẫy Ông.
-Còn con là Chai.
Pháp Bổn hỏi :
-Cả tên cơ.
-Chỉ Chai thôi.
Pháp Hư bảo :
-Tôi biết tên của đại sảnh đường rồi, tôi chắc là các ông sẽ đồng ý.
-Là gì vậy ?
-Bốn Chai.
-Còn tên thầy là gì ?
-Mã Long không bảo các ông sao ?
-Không, cô chì nói địa chỉ của Am Bá Vân.
Pháp Bổn bảo họ :
-Tên của thầy là Dạ Ân.
-Vậy tôi đề nghị tên của đại sảnh sẽ là Đã ăn chay. Tên thầy đi trước, theo sau là tên chúng con.
Mọi người đều đồng ý, do đó tên của trụ trì đề nghị sẽ bị bác bỏ.
Ông Sắc Chai hỏi :
-Bây giờ tên đã có rồi, còn họa đồ thì sao ? Thầy lo việc ấy hay chúng con ?
-Việc ấy để tôi lo. Sau khi xong, tôi sẽ cho các ông coi, nếu muốn sửa đổi thì cứ việc, tôi không phải là kẻ độc tài.
Nghe lời này 4 người cảm thấy sung sướng, lòng tin vào Pháp Hư càng tăng thêm.
-Không có sự bất đồng nào, tôi rất sung sướng là lời đề nghị của tôi được chấp nhận.
Ông Buôn Chai kết luận :
-Mọi phí tổn đều do 4 chúng con đảm trách.
-Tôi đề nghị một buổi lễ sẽ được cử hành để mọi người cùng làm công quả. Đây là một tục lệ mở ra cho mọi người nhất là người nghèo, 25 xu hay 50 xu cũng được.
-Vâng, tùy thầy ấn định ngày. Con không đến đây luôn được. Con sẽ để tiền lại đây nếu thiếu thầy có thể gọi con.
Ông ký ngân phiếu 30 vạn bat và đưa cho trụ trì cùng với danh thiếp. Các ông kia cũng làm như thế.
Pháp Hư nhận và nói đùa :
-Đây là một món tiền lớn, nếu tôi lãnh chi phiếu rồi trốn đi lấy vợ thì sao ?
-Tùy thầy.
-Có lẽ chúng ta mở một tài khoản đứng tên 5 người.
-Đấy là một ý tốt, nhưng sẽ khó khăn khi rút tiền ra.
-Tôi sẽ chỉ định một ủy ban lo việc này. Tôi biết có nhiều cư sĩ và tăng sĩ mắc tiếng xấu vì tiền. Một vị trụ trì đã bỏ trốn để đi lấy vợ.
-Hành vi ấy có phải sa địa ngục không ?
-Không phải bàn. Cúng dường để làm công quả chứ không phải để trụ trì cưới vợ.
Trụ trì kết luận :
-Hãy làm như thế này : tôi sẽ để mấy tháng lo bản vẽ, sau đó tôi tìm nhà thầu. Việc này mất cả tháng. Các ông hãy giữ tiền lúc này, lúc nào cần đến tôi sẽ liên lạc với các ông. Tôi không muốn giữ nhiều tiền. Xin các ông hiểu cho.
Cuối cùng, 4 người nhà giàu lấy lại chi phiếu nhưng hứa sẽ góp phần trong việc xây tòa đại sảnh. Sau đó 4 người từ biệt đi.
-Chúc các ông luôn hạnh phúc, thịnh vượng. Quan trọng nhất là sống chân thực. Nếu các ông không trung thực thì các ông sẽ gặp sự không may mắn ngay như các ông làm giàu vậy. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói.
Sau khi 4 người đó bỏ đi, Bảo Hy nói :
-Sao thầy trả lại chi phiếu ? Gần 1 triệu bat lận.
-Vì tôi thấy họ còn nghi ngờ, họ phải thanh thản khi làm công quả. Đừng lo, họ sẽ trở lại.
-Con yên lòng khi biết vậy. Vừa rồi thầy có nói đến vị trụ trì đó là ai vậy ? Và là tu viện nào ? Bây giờ ông ta ra sao ?
-Tại sao ông muốn biết ? Dù tôi có nói, ông cũng chẳng biết.
-Biết được sẽ có lợi cho con. Tốt thì con bắt chước, còn xấu thì con không theo.
-Ông có lý do, nhưng tôi không bảo ông. Đó là đời của ổng dù tốt hay xấu.
-Vậy thầy tùy theo luật của nghiệp.
-Ông hãy chờ xem. Vài người sẽ cởi áo, vài người vào tù, vài người tự tử. Nếu ta không gọi đó là nghiệp thì gọi là gì ?
-Chúng ta phải gọi đó là nghiệp, thưa thầy.
-Theo dữ kiện, tôi không muốn bàn cãi về chuyện này nữa. Tôi thấy xốc, vì không giải quyết được việc này vì nó ngoài bổn phận của tôi. Tôi quyết định không làm như những ông tăng ấy, và tôi dạy đồ đệ tôi không được làm điều xấu. Nếu đại sảnh này được xây sẽ giúp cho nhiều người. Tôi muốn không xây đại sảnh, nhưng muốn xây người. Tôi sẽ khuyến khích người ta làm tốt hơn là làm xấu. Trong tương lai ông sẽ là thầy dạy Thiền Minh Sát, hãy nghĩ đến điều này.
-Vâng, con sẽ theo gương thầy.
Pháp Bổn không có gì để hỏi, nói :
-Con về phòng để tập.
Ông chào trụ trì rồi bỏ đi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Bài mới nhất
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000