-Em đợi có lâu không ?
-Em đến trước anh vài phút.
Ông tăng mới nhìn cô, thấy môi cô hồng chứ không đỏ như 2 chị em Vị Lai. Ông nghĩ rằng gái quê và gái tỉnh khác nhau ở mầu môi. Cô cũng không đẹp bằng 2 cô kia. Côi đùa :
-Đừng nhìn vị hôn thê của tôi như thế. Tôi ghen đó nha.
-Cô ấy là vị hôn thê của ông sao ? Ông không bảo tôi.
-Ai biết là ông chẳng biết. Ông giỏi lắm mà, sao ông lại chẳng biết cổ là vị hôn thê của tôi.
Cô Cúc không thích 2 người đàn ông cãi nhau, do đó cô giới thiệu ni cô với Côi :
-Côi, đây là sư cô em ở với, cô là ni trưởng của ni viện.
Côi chắp 2 tay trước ngực :
-Xin nhờ cô.
-Đừng lo, Xóm Chài có bảo tôi cô ấy là vị hôn thê của cháu trụ trì.
-Cô ở đây bao lâu rồi ?
-6 năm. Tôi từ tu viện phía Nam tới.
-Sao cô lại di chuyển ?
-Vì không chịu được. Các ông tăng ở đó vô kỷ luật, các sư cô thường cãi lộn. Do đó bạn tôi bảo tôi đến đây. Và trụ trì từ ái nên xây nữ tu viện cho chúng tôi. Bây giờ có chừng 30 cô.
-Và các ông tăng ở tu viện này, họ có tốt không ?
-Tôi có thể bảo đảm với ông là trụ trì rất tốt, còn các ông tăng khác thì tôi không biết.
-Đạo hữu, từ khi tôi tới đây tôi không làm gì lỗi cả.
-Vậy là tốt, vì ông có thể ở đây lâu.
Pháp Hư đến lúc 6 giờ. Mọi người chào ông. Khi ông vừa vào thì có 3 người khách tới thăm. 2 người đàn bà và một ông cụ. Người đàn bà mập quỳ lạy Pháp Hư 3 lần rồi bảo 2 người kia :
-Bố, mẹ đây là Pháp Hư, hãy chào đi.
2 vợ chồng làm như con gái nói.
-Thầy còn nhớ con không ?
-Có chứ bà Đặng. Ông tỉnh trưởng có đến với bà không ?
-Không ạ, con từ Tha Pha tới. Con mang bố, mẹ tới tập Thiền Minh Sát. Bố con tên Sanh, mẹ con tên Kim.
-Rất vui là bà mang bố, mẹ tới.
Và nói với ông cụ :
-Con gái cụ rất tốt.
Và hỏi bà Đặng :
-Họ ở bao lâu ?
-7 ngày, thưa thầy.
Và bà hỏi :
-Bố, mẹ nghĩ thế nào ?
-Tùy con, chúng ta làm tất cả những gì con muốn.
Họ chỉ có mình bà, ông bà không nề hà những gì bà muốn, từ khi bà sinh ra cho tới khi bà đậu cử nhân. Nhưng sự chiều chuộng này không làm hư bà. Nay bà đã kết hôn và có 4 con trai. Chồng bà là một tỉnh trưởng. Con lớn bà sẽ trở thành bác sĩ nay mai.
-Hãy thử 7 ngày trước, nếu muốn bố, mẹ có thể ở thêm.
-Còn bà ? Lúc nào thì bà đến tập ?
Trụ trì hỏi bà Đặng. Vì bà thường đến tu viện nghe pháp và làm công quả nhưng chưa tập Thiền Minh Sát lần nào.
-Con bận quá thưa thầy. Con chờ đến khi ông chồng con về hưu, rồi chúng con sẽ tới.
-Tôi không nghĩ thế. Tới lúc đó, bà lại nói phải trông cháu. Có nhiều người như thế và khi cháu họ lớn lên và có con, thì ông bà không có công quả gì cả. Tôi sợ bà cũng như thế.
-Không thưa thầy, chúng con đã thề là không trông cháu, để bố mẹ chúng coi.
-Điều đó có nghĩa là bà lo cho các con ?
Lần này bà Đặng mắc cỡ :
-Bố, mẹ con rất hãnh diện về các cháu.
-Tôi chỉ có một con gái, tôi thấy thương còn chưa đủ, nên tôi thương cả các cháu. Nhưng nay thì tôi chán rồi.
-Nhưng khi các cháu bà có con, bà lại săn sóc chúng ?
-Không, thưa thầy. Con đã hứa với chồng, con sẽ tập thiền ở nhà. Chúng con không làm việc nữa. Chúng con đã làm việc cực nhọc cả đời. Chúng con đã kiếm đủ tiền để hồi hưu. Đây chính là lúc chúng con làm công quả cho tương lai. Chúng con hạnh phúc trong đời này vì công đức của chúng con, chúng con phải cố gắng để được hạnh phúc trong kiếp sau.
-Được lắm, nghĩ như thế là đúng. Khó có người nghĩ như vậy. Nhiều người sống buông thả vì họ không tin vào nghiệp. Hôm qua có một vị tướng hồi hưu đến đây nói rằng vợ ông đã bỏ đi theo tình nhân, lấy hết tiền của ông. Tại sao bà ấy làm vậy ? Ông đã 70 tuổi trong khi vợ ông mới có 28. Tôi đã cảnh cáo ông đừng cưới, nhưng ông không nghe. Vị tướng này đến thăm tôi 12 năm trước, ông hỏi tôi có cơ hội tái hôn không . Tôi hỏi ông bao nhiêu tuổi, ông trả lời 58. Và tôi hỏi vị hôn thê của ông bao nhiêu tuổi ? 16. Cô ta ưng thuận lấy tôi. Cô rất duyên dáng là con một trung sĩ. Tôi niệm “cảm thọ “ 3 lần và tôi thấy toàn cảnh. Và ông biết tôi thấy gì, Bảo Hy ?
-Nghiệp quả, thưa thầy.
-Đúng rồi ! Ông tướng đã phạm giới dâm trong kiếp trước cho nên kiếp này ông phải trả. Thí dụ kiếp trước giết người thì kiếp này phải chết sớm, kiếp trước ăn cắp thì kiếp này bị trộm, kiếp trước nói láo thì kiếp này nói chẳng ai tin. Đó là nghiệp không tránh được.
-Xin lỗi thầy, nhưng con vẫn không hiểu tại sao con cháu phải chịu nghiệp của cha mẹ ?
-Đó là cộng nghiệp, con cái và cha mẹ cùng phạm tội trong kiếp trước. Vì vậy họ phải chịu hậu quả. Ông có hiểu không ?
-Xin thầy tiếp tục.
-Tôi thấy vị tướng này phạm giới dâm ở kiếp trước, tôi hỏi ông tại sao cưới một cô gái chỉ bằng tuổi con gái mình, và ông có xin phép vợ ông không ?
-Ông nói dối tôi, ông đã chia tay với vợ lâu rồi. Nhưng tôi biết ông không làm điều đó. Ông có 4 vợ, 3 người đã bỏ theo tình nhân chỉ một người là còn ở với ông. Khi tôi nói với ông, ông nhận nhưng ngờ là là người ta bảo tôi. Tôi bảo ông là không nên cưới cô gái đó, vì cô sẽ hành động như các bà vợ khác của ông mà thôi. Ông xin tôi giúp, nhưng tôi bảo ông tôi không thể nghịch lại nghiệp được. Ông từ chối, ông cưới cô và 2 năm sau ông về hưu. Sau khi ông về hưu, cô gái có người yêu, ông tướng biết nhưng không giận dữ vì ông biết đó là nghiệp của ông. Cô gái định ở với ông cho tới khi ông chết để thừa hưởng gia tài. Nhưng cô thấy ông sống lâu nên cô lấy tiền của ông và đi theo tình nhân.
-Còn bà Đặng, bà sẽ ở đây tối nay hay sẽ về nhà ?
-Con sẽ về nhà, tài xế đang đợi con. Con sẽ bảo ông ta mang quần áo đến cho cha mẹ con.
-Mẹ bà sẽ ở viện sư nữ, còn cụ ông sẽ ở với Bảo Hy.
Bà Đặng đưa ra một phong bì cho Pháp Hư :
-Con cúng dường tiền để mua thực phẩm cho người tập thiền.
Trụ trì nhận và cám ơn bà. Rồi bà lạy 3 lần trụ trì và sửa soạn đi. Bà nói với bố mẹ :
-Bố, mẹ con đi đây. Hãy tập kỹ đừng làm biếng, đừng quên truyền phúc cho con.
Nghe vậy, Bảo Hy không biết ai là con, ai là bố mẹ.
-Trước khi tập các người phải đọc kinh để hiểu thế nào là tâm, căn, trần, 12 xứ và tỉnh thức. Bảo Hy thế nào là tâm ?
-Tâm là trạng thái của tỉnh thức.
-Thế nào là trần ?
-Là tâm dính vào.
-Đúng rồi. Ông Sanh và bà Kim có hiểu không ?
-Dạ không.
-Không hề gì, quý vị sẽ hiểu khi thực tập.
-Sau tâm là sự tỉnh thức. Đó là sự chú ý vào một vật gì ở mọi lúc. Ông bà có hiểu không ?
Cặp vợ chồng già nói :
-Dạ hiểu.
-Còn các người thì sao ?
Côi và Cúc trả lời :
-Một chút thôi.
Sau đó cô Cúc và bà Kim tới nữ tu viện để tập. Bảo Hy dạy ông cụ Sanh và Côi thiền hành ở phòng phương trượng vì nó rộng hơn phòng ông. Ông cụ Sanh tập rất cẩn thận, còn Côi thì lơ đãng.
-Trụ trì dạy rằng muốn tốt thì phải tu tốt.
Côi cảm thấy mắc cỡ và bắt đầu để ý hơn đến những gì mình làm.
Gửi ý kiến của bạn