Chương XII

21 Tháng Năm 201410:40 CH(Xem: 7870)
Sau khi xong bữa sáng, Pháp Hư lên gác để viết sách. Ông bảo Xóm Chài, ông sẽ dùng 2 giờ để viết. Nếu có ai đến thăm trong thời gian đó thì họ phải đợi.
Sau khi vị trụ trì rời khỏi phòng, một chàng trẻ xin phép gặp mặt. Chàng ta tới với một thiếu nữ đẹp, có vẻ là vị hôn thê. Khi nghe lời trụ trì đã dặn thị giả, chàng ta nói là mình không muốn đợi và đi thẳng lên gác. Không may cửa bị đóng, do đó chàng ta kêu lên :
-Chú ơi ! Con đến thăm chú này. Làm ơn mở cửa mau.
Không có tiếng trả lời, thị giả biết là vị trụ trì đã làm việc, ông không để ý đến chuyện gì khác, dù ai đến thăm ông cũng mặc kệ. Nghĩ rằng ông chú không nghe được, chàng trai trẻ kêu lớn hơn :
-Chú ơi ! Cháu là Côi, đến thăm chú đây.
Lại không có tiếng trả lời. Côi cảm thấy bị mất mặt với thị giả và vị hôn thê, mà chàng ta muốn giới thiệu với ông.
-Thôi, vậy hãy đi coi sông Chao Phây ở sau chùa vậy, em còn nhớ không ?
Họ có 2 giờ trước khi trụ trì xuống.
Khi trụ trì xuống, ông thấy một người đàn ông và một người đàn bà chờ ông. Trong khi làm việc tâm ông không để ý đến ngoại vật, do đó ông không biết cháu ông đến thăm.
-Là Côi đấy hả ? Cháu có khỏe không ?
Trụ trì chào cháu trưởng con bà chị, chàng ta 10 năm trước đã bỏ chùa ra đi trước khi trở thành một ông sư. Ông không nhận biết cô gái, nhưng thấy quen quen.
-Chú thế nào ?
-Vậy vậy, cháu bỏ đi cũng đã lâu rồi.
-Xin lỗi chú, cháu làm trong xưởng dệt của cha cháu ở tỉnh Tha Ta, rất xa đây, không dễ gì đi thăm.
-Còn cha cháu thế nào ?
-Ông mạnh, thưa chú, bây giờ ông tục huyền và có 3 con (mẹ Côi qua đời khi chàng còn là tăng).
-Vậy sao ? Ông đã gần 60, làm sao trông coi trẻ nít được ?
-Vợ ông chịu trách nhiệm, thưa chú.
-Sao cháu không gọi bà là mẹ ?
-Bà là bạn con. Bà là bạn cùng lớp hồi nhỏ, do đó con không thể gọi là mẹ. Bà xấu số làm vợ ổng, vì ông nhậu mỗi ngày. Con bảo ông đến đây xuống tóc nhưng ông không chịu.
-Sao ông từ chối khi con ông đã làm ?
-Chú ạ chuyện đã lâu rồi, xin đừng nhắc lại.
-Được rồi, tôi sẽ không nhắc lại. Cháu đến đây hôm nay có cần chú giúp gì không ?
-Vâng ! Xin giới thiệu với chú vị hôn thê của con. Chúng con có thể mời chú đến dự đám cưới không ?
-Đây là vị hôn thê của con hả, từ đâu tới ?
-Chú không nhớ sao, cô ta là cô Cúc.
-Cô Cúc là ai ?
Pháp Hư không nhớ ra.
-Một cô gái dâng đồ ăn mỗi sáng khi chúng ta đi khất thực bằng thuyền.
Tuy nhiên trụ trì không nhớ cô. Do đó ông dùng “cảm thọ” để giúp ông.
-Thấy rồi ! Thấy rồi ! Thì ra là cô gái đó. Ồ cô đã trở thành một người đẹp, đẹp đến nỗi tôi không nhận ra.
Trụ trì không nghĩ là mình sẽ gặp lại cô gái đó. Cô Cúc bối rối vì những lời khen ngợi đó, cô cứ nhìn xuống sàn.
Trong tâm ông, Pháp Hư nhớ lại chuyện 10 năm trước, lúc đó ông chưa học Thiền Minh Sát và rất thích thần thông, vì nó có lợi cho đời. Ông có một cái gương mà ông thường soi để biết tương lai. Nhưng sau khi gặp ông tăng trong rừng và học Thiền Minh Sát, ông bỏ thần thông. Những ngày đó ông đi khất thực bằng thuyền. Hàng ngày ông và Côi chèo thuyền trên sông Chao Phẩy. Sống ở bờ sông là một cô gái gầy chừng 11 tuổi, người ta gọi cô là cô Cúc. Cô để một chỏm tóc trên đầu, cô luôn chảy mũi thò lò. Thường là nước mũi rỏ vào bát mà cô không biết. Sau khi chèo qua nhà cô, Côi thường đổ bát xuống sông. Pháp Hư cũng làm như cháu.
-Chú ơi bao giờ cô gái này chết ?
-Chửi mắng cô, chỉ làm hại mình thôi.
-Con tức lắm.
-Tức giận là điên. Nếu con muốn điên thì cứ việc.
-Chú ơi, sao chúng ta không đến nhà cô ta ?
-Không được, không thể phân biệt được.
-Vậy chúng ta có thể bảo thẳng cô ta không dâng đồ cúng và thay vào đó là cha mẹ cô.
-Con có thể nói với cô.
-Không, con là trẻ con, chú nói thì tốt hơn.
-Không, tôi không muốn.
Và do đó họ tiếp tục khất thực bằng thuyền cho đến khi con đường bộ đến tu viện được làm. Côi sung sướng không phải ném đồ ăn xuống sông. Một tối, Côi xin chú chỉ cho biết vợ trong gương thần. Pháp Hư bảo chàng phải thề sẽ chấp nhận người trong gương, dù là người thế nào. Rồi ông trao gương thần cho chàng. Chàng trẻ tuổi nổi sùng khi thấy hình cô gái với mũi thò lò trong gương.
-Cô gái kinh khủng, cháu không muốn cô này, cháu trả lại cho chú.
16 năm trôi qua, lời tiên đoán đã trở thành sự thực.
-Sao cháu lại cưới cổ ? Cháu luôn bảo là cô làm cháu bệnh ?
-Con không biết cô là cô gái đó, sau khi rời tu viện con không gặp cô. Lúc con biết thì con đã yêu cô rồi. Nếu con biết trước thì con sẽ không yêu.
-Côi ! Thật khủng khiếp, tôi có thể bỏ lời hứa hôn ngay, cả trăm người muốn cưới tôi.
-Sao cô phải nổi giận, chúng ta sẽ là họ hàng sớm, tôi không pha trò được sao ?
-Con không giận thầy, chỉ giận Côi thôi.
-Được rồi, bao giờ cưới thì cho tôi biết, nếu có hẹn tôi sẽ bỏ.
-Ngày 9 tháng 12 có tốt không ? Nếu không, lựa cho chúng con ngày khác.
-Ngày tốt không quan hệ với tâm ta. Nếu tâm ta tốt thì việc sẽ tốt. Là Phật tử không tin vào ngày tốt. Nhớ kỹ lời này, nếu tin vào tôi.
-Nếu không tin chú thì tin vào ai ? Mẹ con chết rồi, và cha con thì uống tượu tối ngày.
-Con nghĩ vậy là tốt. Nói thật chú muốn cháu là tăng, vì làm tăng thì bớt tái sinh.
-Con muốn lắm, nhưng con phải nghĩ tới Cúc, nếu con làm tăng thì ai sẽ lo lắng cho Cúc. Cha mẹ cô đều mất cả rồi.
-Không thành vấn đề. Cô Cúc có thể trở thành ni cô. 2 người có thể tập Thiền Minh Sát ở đây
-Được thế thì tốt. Nhưng con sợ bị đuổi khỏi đây nếu không giữ được tâm. Hơn nữa áo cà sa hình như ghét con.
-Nếu con sợ thế thì làm người thường tốt hơn. Vì làm tăng cấm trai gái, ca hát, nhẩy múa. Dù không làm tăng chú muốn 2 người đến đây tập Thiền Minh Sát một tuần, rồi sau đó tự tập.
-Bây giờ con rất bận, không có thì giờ tập, con sẽ đến khi đã già.
-Con hoãn đến đây cho tới lúc già, nhưng nếu con chết trẻ thì sao ?
-Vậy phải coi mệnh thôi.
-Nếu con theo mệnh, thì con sống không mục đích. Con có chắc là con sẽ đến đây khi già không ? Chú nghĩ là con sẽ uống rượu ngày đêm như bố con.
-Cháu đến đây đã lâu rồi, tại sao chú cứ giảng đạo cho cháu. Chúng ta hãy nói chuyện quan trọng hơn.
-Được rồi nếu con không là cháu ta, thì ta cũng chẳng nói. Và cô Cúc, nếu cô muốn một đời hạnh phúc thì những gì tôi nói đây không phải là những lời rơm rác mà rất có lợi. Nếu cô có thì giờ thì nên đến đây mà thực tập. Không phải cùng đến, có thể luân phiên mà đến. Cũng đừng viện cớ không có thì giờ điều đó chỉ chứng tỏ không rõ sự thực tập. Thực tập không phải là khi thiền hành niệm chân phải đi, chân trái đi, khi ngồi niệm phồng lên, xẹp xuống. Nếu cứ như thế thì chẳng làm được việc gì cả.
-Vâng đó là lý do con không coi trọng pháp này. Chỉ làm phí thì giờ để kiếm sống.
-Đó là sai lầm, cháu ơi, cháu phải hiểu cái cớ phải ở trong tu viện 7 ngày là để học nguyên tắc và phương pháp, do đó cháu có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày. Cháu có thể tập ngay trong khi làm việc. Bây giờ chú hỏi : trong khi làm việc cháu có thở không ?
-Có, thưa thầy.
-Vậy có niệm khi hít vào, và xẹp khi thở ra. Và khi cô gieo hạt, làm cỏ, cầy cấy cô chỉ làm với sự tỉnh thức, đó là người thực tập. Điều đó có khó không ? Đối với người thường chả cần đề cập đến đạo quả, niết bàn, chỉ cần tâm yên bình là đủ. Và khi cái chết tới không bị bối rối.
-Khác biệt giữa 2 cái chết là gì ?
-Nếu tỉnh thức sẽ sinh vào cảnh giới tốt, nếu không tỉnh thức sẽ sinh vào cảnh giới xấu.
-Con vẫn chưa hiểu, xin thầy giảng thêm.
-Nghe cho kỹ : cảnh giới xấu có 4 là : địa ngục, ngã quỷ, A-tu-la, súc sinh. Những người ác sẽ sinh vào những đường xấu ấy. Những người tốt sẽ sinh vào trong 27 cảnh giới từ kiếp người tới cảnh giới vô sắc.
-Cứ lời thầy nói, nếu không tạo nghiệp thì không tái sinh có phải không ?
-Đúng, trạng thái ấy chúng ta gọi là Niết bàn.
-Vậy nếu không tạo nghiệp thì sẽ vào Niết bàn.
-Khi mà không tạo nghiệp, cũng đừng nói vào Niết bàn vì Niết bàn không phải là chỗ mà người ta có thể đến và đi. Niết bàn là sự chấm dứt những sự xấu và khổ. Nếu chúng ta theo Bát Chánh Đạo bằng cách thực tập Thiền Minh Sát, và khi Tuệ chiếu sáng chúng ta, và Tuệ đã xóa bỏ đi những điều xấu, thì đạt được Niết bàn. Bây giờ chúng ta đừng nói nhiều về việc này.
-Thưa thầy, còn người chết mà bối rối thì sao ?
-Điều này thì chúng ta có thể biết. Vì ông Im là người sống bên cạnh tu viện. Mặc dầu tôi đề nghị nhưng chẳng bao giờ ông ta tới tập. Khi ông hấp hối, ông bảo con mời tôi tới. Tôi bảo ông niệm Phật. Một người con thấy ông không niệm được bèn nhắc : Cha mau chắp tay lại và niệm Phật. Ông ta tức giận và rủa con : “Đồ mất dạy, không phải dục ta sắp đi đây”. Con không dục bố mà. Mày chẳng nói đi, đi là gì ? Đó không phải là dục sao ? Mặc dầu con ông cố giải thích nhưng ông vẫn không hiểu. Cuối cùng ông qua đời không tỉnh thức.
-Và ông chết, khi tức giận con.
-Phải ! Khi không tỉnh thức thì dễ tái sinh vào cảnh giới xấu. Một thí dụ khác là bà Ơn. Bà sống nhờ mò cua, bắt ốc. Hàng ngày bà mang chúng ra chợ bán. Khi bà hấp hối, bà thấy hàng vạn con ốc trước mặt. Con gái bà bảo bà niệm Phật bà niệm ốc.
Cô Cúc hỏi :
-Có ai chết tỉnh thức không ?
-Có, có bà Cần 75 tuổi mới tập Thiền Minh sát.
-Có quá già không ?
-Họ bảo tôi là bà rất hay quên. Khi bà 60 tuổi bà đã lơ đãng.
-Người lơ đãng có tập Thiền Minh Sát được không ?
-Được, vì lơ đãng khác điên. Nếu điên thì không được. Các cháu bà bảo bà rất lơ đãng. Một lần bà ra đống củi để lấy một thanh củi để đốt lửa. Bà không để ý có một con chó nằm ngủ ở đó. Thay vì nhặt thanh củi bà nhặt lên một cẳng chó. Con chó hoảng sợ và cắn bà. Bà tự rủa mình : Thật hồ đồ ! Đáng nhẽ nhặt lên cẳng chó lại nhặt lên cẳng củi.
Cả Côi và vị hôn thê đều cười. Pháp Hư kể tiếp :
-Bà ấy không ở chùa, tôi dạy cho bà và bà tự tập ở nhà.
3 ngày sau bà quay lại chùa và nói :
-Thưa thầy, con không tập được, con phải trông cháu.
Tôi bảo bà làm gì cũng được chỉ cần làm với sự tỉnh thức là được. Thí dụ nhặt củi bà niệm “nhặt củi”, do đó bà không nhặt cẳng con chó. Tôi dạy cho đến khi bà hiểu mới thôi. Sau đó bà về nhà. Bà thực tập ở nhà trong nhiều tháng và trở thành một người có tỉnh thức.
-Bà ta còn sống không thầy.
-Bà ta chết ở tuổi 80. Cháu bà bảo sau khi tập Thiền Minh Sát bà trở thành lanh lợi hơn, làm mọi việc cẩn thận hơn. Vài người già làm biếng ăn và không để ý đến việc làm vệ sinh khiến họ hàng chán ghét. Những người tập Thiền Minh Sát không làm phiền họ hàng và gia đình. Đó là ích lợi chính của sự thực tập.
Cô Cúc hỏi vị hôn phu :
-Nếu là thế, em có thể ở lại đây một tuần không ?
-Được chứ, nếu em muốn, nhưng em không có áo trắng.
-Không thành vấn đề, tu viện có đủ cả. Nếu định ở đây thì không phải lo gì cả. Còn cháu thì sao ?
Côi trả lời :
-Vâng, đã đến đây, tốt nhất là ở lại.
Pháp Hư khuyến khích họ :
-Thật là tốt cho cả hai. Đó là đường tốt nhất để trừ khổ.
Nếu tập cả đời sẽ đạt được mục đích tối hậu, nếu không trong đời này thì cũng sẽ đạt được trong đời kế tiếp.
Côi bảo :
-Đừng quên ngày hôn lễ của chúng con.
-Chắc chắn là không. Tôi sẽ sắp đặt mọi sự. Tôi sẽ bảo Xóm Chài dẫn cô Cúc tới chỗ ở của các ni cô. Cháu sẽ ở với Bảo Hy.
Xóm Chài sau khi dẫn cô Cúc tới chỗ các ni cô, sẽ dẫn cháu tới phòng Bảo Hy. Cháu hãy đợi ở đây.
Nói xong Pháp Hư lên gác để viết sách.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000