Chương XI

21 Tháng Năm 201410:39 CH(Xem: 8064)
Ông tăng mới nhìn theo xe xanh từ từ rời khỏi bãi đậu rồi vào đường xa lộ Á Châu.
-Ông không rời mắt khỏi họ, có phải không ?
-Bởi vì con thương họ.
-Vì ông nhìn họ với vẻ thương sót nên tôi biết lòng từ của ông.
-Vâng thưa thầy, con không bao giờ nghĩ rằng những người đẹp lại có học như thế mà lại có nghiệp xấu vậy.
-Vậy ông chỉ thương họ vì họ đẹp sao ?
-Không cứ, vậy thầy không thương họ sao ?
-Sao lại không ? Ông không thấy tôi cố gắng ngày đêm sao ? Đó chẳng phài là từ tâm sao ? Bảo Hy, ông nên nhớ là những người sinh ra trong thế giới này đều đáng thương. Nếu họ gặp khó khăn và chúng ta có thể thì chúng ta phải giúp họ, dù xấu hay đẹp, ông có hiểu không ?
-Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tốt với mọi người có phải không ?
-Phải, nếu ông làm được như thế mới xứng gọi là Phật tử vì Đức Phật thương tất cả chúng sinh.
-Thưa thầy con có cảm tình với những đau khổ của những người đẹp đó, không có nghĩa là con phân biệt mà vì họ rất may mắn sao họ có thể có nghiệp xấu vậy ?
-Đấy là ông không hiểu nghĩa thật của nghiệp. Nghe cho kỹ : nghiệp là hành động, không hành vi nào được coi là hành động khi không có ý chí. Vì lẽ đó nghiệp có thể tốt hay xấu tùy thuộc vào ý chí muốn tốt hay xấu. Phật dạy rằng chúng sinh tùy thuộc vào nghiệp của mình, làm tốt sẽ được tốt, làm xấu sẽ chịu xấu như rỉ sinh ra từ sắt. Như 2 cô gái này nếu không làm gì thì họ không phải đương đầu với hậu quả.
-Thầy nói như chúng ta có thể tạo nghiệp ?
-Dĩ nhiên chúng ta có thể làm được. Đúng là chúng ta không chọn được nghiệp quá khứ và bổn phận của chúng ta là phải xóa bỏ nó đi. Nhưng chúng ta có thể chọn nghiệp hiện tại. Nhiều người không hiểu điều này; do đó họ chỉ đơn giản chấp nhận số phận của họ hơn là cố gắng làm tốt hơn. Thí dụ : một người nghiện rượu tiếp tục uống vì ông ta cho rằng số phận mình là thế. Đó chỉ là cái cớ. Nếu ông muốn cai thì ai cấm ông. Thí dụ một người nghèo, vì kiếp trước ông bần tiện, không cho người khác một thứ gì. Ông nghĩ là do nghiệp xấu của ông. Và ông lười biếng không tranh đấu để được cuộc sống tốt hơn, thì ông sẽ nghèo mãi.
-Điều này có nghĩa là nếu ông ta chống lại số phận, nếu ông ta thu thập nghiệp tốt thì khi nghiệp xấu hết, ông ta có thể giầu.
-Đúng thế, nhưng khi ông ta giầu có ông ta vẫn bần tiện và không cho ai cả thì ông ta lại nghèo trong tương lai.
Hai ông tăng im lặng hồi lâu, sau đó ông tăng trẻ hỏi :
-Thưa thầy, trong trường hợp của 2 cô gái này có cách nào xóa nghiệp xấu không ?
-Có chứ ! Với điều kiện là họ kiên nhẫn tập Thiền Minh Sát. Nhưng họ chẳng làm điều này đâu vì họ không biết khổ là gì. Trong 8 năm nữa, Vị Lai sẽ lấy chồng và cô ta sẽ hiểu khổ là gì; hiểu lời tôi nói, và cần sự giúp đỡ của tôi và chị em cô sẽ đến đây.
-Nhưng cô ấy nói sẽ đến đây vào ngày nghỉ mà.
-Cô ấy có nói thế, nhưng không đến vì không phải lúc, 8 năm nữa cô ta sẽ tới.
-Cô ta làm gì mà phải trả quả như thế ?
-Điều đó khó giải thích. Đó đều là do nghiệp kiếp trước và nghiệp kiếp này. Nghiệp do nhiều kiếp trước không thể tránh khỏi. Cô Vị Lai và chồng cô đã tạo nghiệp xấu trong quá khứ và trong kiếp này họ hành động cùng nhau kết thành vợ chồng. Trong kiếp này cô rất ghen nên rất đau khổ.
-Trừ ra những gì thầy vừa kể, cô ấy có nghiệp nào khác không ?
-Chúng ta tạo nghiệp mọi lúc. Tôi đã không kể đến nghiệp bất định, nhẹ và khó hiểu. Nếu nghiệp mạnh nó sẽ kết quả trong hiện đời. Đối với Vị Lai, cô càng ghen thì càng đau khổ. Nghiệp này cô có thể tránh được nhưng cô không tránh. Đó không phải là lỗi của riêng cô, vì người đàn ông cho cô cớ để cô ghen. Ông ta rất thích thú thấy cô ghen. Có thể nói hạnh phúc của người chồng tùy thuộc vào sự đau khổ của người vợ.
-Điều đó có nghĩa là nếu cô ta không ghen thì cô ta không đau khổ ?
-Đúng.
-Nếu con là cô ta thì con sẽ không ghen, con không làm mình tự đau khổ.
-Vì ông không là cô ta. Nếu ông là cô ta thì ông cũng làm thế thôi, ông có tin tôi không ?
-Vâng.
-Nếu ông không tin cũng chẳng sao.
-Nhưng tốt nhất là tin thầy. Con là đệ tử của thầy, chẳng tin thầy thì tin ai ? Con không muốn được gọi là người vô ơn.
-Ông nghĩ vậy là tốt.
-Cám ơn thầy.
-Cám ơn vì cái gì ?
-Vì thầy khen con.
-Tôi khen ông khi nào ?
-Vừa rồi thôi, thầy chẳng nói : Ông nghĩ vậy là tốt là gì.
Pháp Hư im lặng.
-Thưa thầy, nói về người khác không phải là chúng ta đi ra ngoài Thiền Minh Sát sao ?
-Cuộc đàm thoại của chúng ta có thể coi là sự tỉnh thức về tư tưởng, ông có tỉnh thức mọi lúc không ?
-Không, thưa thầy, chỉ đôi lúc.
-Điều đó có nghĩa là tâm ông không chú ý hoàn toàn, ông phải cố gắng hơn nữa. Những gì chúng ta bàn cãi không phải là vô ích, vì tôi sẽ bảo cho ông biết cô Vị Lai sẽ trợ giúp tôi hoằng hóa Phật pháp. Cô ta và tôi đã giúp nhau trong quá khứ, và tiếp tục trong hiện tại.
Ông tăng mới mở to mắt :
-Ý thầy là cô ấy . . .
-Không, không đừng nghĩ thế, nếu ông muốn biết tôi sẽ bảo ông nhưng ông phải hứa là sẽ không bảo ai vì điều đó làm hại cho họ. Ông có hứa không ?
-Vâng, con xin hứa.
Do đó trụ trì nhắm mắt lại để nhớ lại kiếp trước và ông nói :
-Kiếp trước tôi là chỉ huy trưởng và cô Vị Lai là sĩ quan phụ tá.
-Và tên của thầy là gì ?
-Tôi không nói cho ông biết được vì có ghi trong lịch sử Thái.
-Xin thầy tiếp tục.
-Tôi và cô Vị Lai đánh trận cùng nhau nhiều lần. Lần cuối tôi bảo cô ấy hãy trốn đi, cô không nghe. Nhưng tôi bảo cô ấy nếu ở lại sẽ chết vô ích, cô hãy sống sót để tìm cơ hội chiến đấu với kẻ thù. Do đó cô tới Savan và chết ở đó. Lúc hấp hối cô cảm thấy làm đàn ông phải chịu nhiều đau khổ nên cô quyết làm đàn bà trong kiếp tới.
-Còn thầy thì sao ?
-Là chỉ huy trưởng, tôi chiến đấu cho đến chết. Nhưng tôi tỉnh thức cho đến phút cuối. Tôi tha thứ cho kẻ giết mình cũng như xin lỗi những người tôi đã giết. Chúng tôi không ghét nhau chỉ làm công việc của người yêu nước. Suy nghĩ cách này sẽ làm tôi ít tội lỗi. Tôi trải qua 168 năm để xóa nghiệp và tôi lại được làm người. Đừng hỏi tôi ở đâu và làm thế nào để xóa nghiệp, thật khó mà giải thích và cũng chẳng có ích gì cho ông.
-Cô Vị Lai, có biết đã làm việc với thầy trong kiếp trước ?
-Không, đừng bảo cho cô biết.
-Không ạ, còn chồng cô ?
-Là vợ người phụ tá. Bà bị đánh luôn, và bà thề sẽ trả thù, kiếp này bà làm chồng. Chuyện như tiểu thuyết ông thấy không ?
-Vâng, tiểu thuyết thường dựa vào đời thực.
-Ông thấy đấy chúng ta phải tái sinh nhiều lần. Tôi chán lắm rồi không muốn tái sinh nữa dù chỉ một lần.
-Lý do Như Lai trở thành một nhà tu khổ hạnh có phải là người chán ghét tái sinh có phải không ?
-Đúng vậy, khi người giác ngộ và chứng túc mạng minh . . . .nhưng túc mạng minh là gì ?
-Là đạt được Tevijja.
-Ông hãy nói nghĩa của nó.
-Con không thể.
-Tại sao ?
-Vì thầy chưa dạy.
-Sao ông không hỏi, tôi tưởng là ông đã biết chứ .
-Đôi khi con không biết, nhưng con không hỏi.
-Cũng vậy, tôi không bảo, ông tự học lấy.
-Xin thầy dạy con, con lạy thầy đấy.
-Không, nếu tôi bảo ông, ông sẽ nói : Thầy nói không bảo con, cuối cùng thầy cũng bảo. Có phải không ? Bây giờ trở lại chủ đề cũ. Sau khi đạt được Túc mạng minh, Như Lai nhận ra rằng xoay vần trong vòng sinh tử thì rất khổ. Khi Người dạy đệ tử Người thường cho những tỷ dụ so sánh. Trên mặt đất này, nếu ông đánh tôi với một cái kim, thì đó là mồ tôi. Nếu thâu tóm các xương của tôi trong các kiếp thì sẽ cao hơn đỉnh núi Tu Di. Và nước mắt khóc khi khi lìa đời trong các kiếp tụ lại còn nhiều hơn nước của các đại dương. Do đó Như Lai chán tái sinh. Phật nhắc lại nhiều lần cho các chúng sinh sự bất lợi phải ở trong vòng sinh tử. Ngay thế, có nhiều người không tin Phật tiếp tục tử và sinh.
-Còn thầy, thầy có tái sinh không ?
-Đó còn tùy luật nhân quả.
-Cái tạo nên nhân quả ?
-Có 3 yếu tố :
  1. -Nghiệp như cánh đồng.
  2. -Thức như hạt lúa.
  3. -Tham ái : như nước tưới cây, khiến cây mọc.
Nếu 3 yếu tố này hợp tác thì có sinh.
-Thầy đã xóa những yếu tố này chưa ?
-Chuyện này rất quan trọng, không thể nói chơi, do đó tôi không bảo ông. Nếu ông muốn biết thì phải chăm tập, vì kiến thức này phải tự mình thể nghiệm.
-Vậy thầy cho con hỏi một điều nữa thôi, việc này chắc thầy làm được.
-Không cần phải hỏi, tôi trả lời được.
Ông cảm thấy mắc cỡ bởi vì ông biết Bảo Hy định hỏi gì và ông chỉ thổ lộ cho Bảo Hy.
-Vợ tôi kiếp trước đã đến đây làm công quả. Bà sẽ xây một tháp chuông cho chùa này. Bà lấy một ông bác sĩ, đẹp và khả ái hơn kiếp trước nhiều.
-Bà ấy có đẹp như hoa hậu Thái Lan không ?
-Rất quyến rũ và có lòng nhân ái.
-Thầy có nhớ bà không ?
-Sao tôi phải nhớ chứ ? Đây là một kiếp khác. Nếu tôi nhớ tôi sẽ không là tăng. Thôi không nói nữa, chúng ta đã nói nhiều rồi. Hãy về phòng ông mà tập Thiền Minh Sát. Nếu có gì cần hỏi, ông có thể hỏi tôi bất cứ lúc nào. Nhớ kỹ người thực tốt, ăn ít, ngủ ít nói ít nhưng tập nhiều. Nếu ông làm được như thế thì ông sẽ không tái sinh.
Bảo Hy quỳ lạy trụ trì 3 lần và bỏ đi. Cảm giác của ông lúc đó không thể nào giải thích được. Ông thấy lòng chùng lại, cô đơn, ông chưa bao giờ thấy vậy. Ông cố ý tập trung mỗi bước chân, nhưng ông không loại bỏ được những cảm giác này. Không hoàn toàn là vì ông thương hại 2 cô con gái này. Số phận họ tùy thuộc vào nghiệp của họ. Ông phải kiểm tra tại sao những cảm giác này lại nổi lên.
Khi về phòng, ông tăng mới đi tắm và cảm thấy mát mẻ hơn. Nhưng những cảm giác này vẫn làm ông bối rối. Ông bắt đầu tập giai đoạn 1, và giai đoạn 6, 2 giờ sau đó. Và ông tập ngồi thiền. Khi ông tập trung, ông xét những cảm giác bất thường ấy. Ông thấy rằng vì lời của vị trụ trì nói rằng ông không có vợ, người thường đều muốn có một gia đình hạnh phúc, và con cháu để nối giõi. Khi ông biết là ông không có vợ, không sống như một người thường, một nỗi buồn dâng lên, và tồn tại trong vô thức của ông. Mặc dầu ông đã xuống tóc, nhưng những cảm giác này vẫn làm ông bối rối. Và còn đàn bà nữa, những sinh vật mảnh mai này nếu họ biết không có chồng và phải sống cô đơn thì không biết họ khổ chừng nào.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn