Chương VIII

21 Tháng Năm 201410:38 CH(Xem: 8456)
Khi ông bộ trưởng và đoàn tùy tùng rời tu viện, Bảo Hy vẫn ngồi yên bình, ông hỏi :
-Sao bà bộ trưởng không biết quỳ lạy năm vóc sát đất mà vẫn là một vị mệnh phụ ?
-Ông luôn hỏi những câu thật lạ ?
-Vì con muốn biết.
-Sao ông muốn biết ?
-Để rộng kiến thức.
-Tôi biết, trong trường hợp này tôi sẽ được phúc.
-Vâng ! Con biết thầy có nhiều phúc.
-A ! Tôi quên mất ông hỏi gì ?
-Trí nhớ thầy đã giảm, điều đó chứng tỏ thầy đã già rồi. Thầy chưa trả lời câu hỏi : một người không biết quỳ lạy năm vóc sát đất, sao thành mệnh phụ được ?
-Vậy sao một người biết quỳ lạy lại không trở thành mệnh phụ ? Để trở thành mệnh phụ là do đức vua ban cho.
Ông tăng mới không hiểu luật lệ này do đó ông chuyển đề tài :
-Con thấy bà ta bắt nạt chồng, lại còn đứng ngoài cửa nghe lóm, khi thị giả bảo bà ta đi xuống nhà, bà cũng chẳng nghe. Nếu bà là vợ con, con sẽ đánh bà. Ông bộ trưởng hình như đã mất vẻ đàn ông.
-Ai sợ ai là chuyện của họ, ông không phải lo.
-Con không lo, nhưng đó là không phải. Ông bộ trưởng tướng mạo hùng dũng lại đi sợ một người bé bỏng.
-Này Bảo Hy, một người tu hành Thiền Minh Sát không để ý đến chuyện người khác. Trong pháp thiền Tứ Niệm Xứ không dạy chúng ta làm việc đó. Vì thân, thọ, tâm và pháp đều ở trong chúng ta. Bây giờ tôi sẽ giảng sự tỉnh thức trong tư tưởng là phần thứ 3 của Tứ Niệm Xứ. Phần thứ nhất và thứ hai là gì ?
-Tỉnh thức trong thân và tỉnh thức trong cảm giác.
-Ông có hiểu những điều này không ?
-Dạ có, thưa thầy.
-Được rồi, lần này ông phải xét đoán phần thứ ba. Những gì ông nghĩ tới, nói tới lúc này không liên quan đến tư tưởng tỉnh thức vì tâm ông để ý đến ngoại vật. Ý tôi là ông không kiểm soát được tâm ông, ông để nó lang thang vô ích. Một người thực hành tốt không để tâm đến bên ngoài, không chỉ trích người khác. Bổn phận của ông là tỉnh thức mọi lúc, nhận biết những gì đã xẩy ra trong cơ thể mình : cảm giác, tư tưởng. Hãy nghe cho kỹ : tỉnh thức trong tư tưởng là biết tư tưởng đó tham hay không, sân hay không, si hay không, tư tưởng đó chăm chú hay lơ đãng, siêu việt hay không, tỉnh thức hay không, tự do hay không. Khi ông đi hay ngồi thiền mà tâm ông không chú ý ông phải biết là ông không tỉnh thức. Nói một cách khác đơn giản là ông phải tỉnh thức trong mọi lúc. Đức Phật dạy 8 vạn 4 ngàn pháp môn, có thể tóm tắt trong chữ tỉnh thức. Câu dạy cuối cùng của Phật cho ANAN và 500 tỳ khưu cũng liên quan tới sự tỉnh thức, ông có nhớ không ?
-Không ! Thầy đừng chọc quê con.
-Tôi cho ông cơ hội, nếu không tôi độc diễn.
-Con muốn nghe, xin thầy cứ độc diễn.
-Được rồi ! Này các tỳ khưu, Như Lai nhắc các ông muốn lợi mình, lợi người thì phải cố gắng hết sức. Như ông thấy đó, 45 năm dạy dỗ của Phật chỉ là dạy tỉnh thức.
-Trong câu nói của Phật chẳng có chữ tỉnh thức gì cả ?
-Cố hết sức chẳng là tỉnh thức là gì ? Đó chẳng phải là bổn phận của tăng không ? Ông có thể kể tôi nghe những bổn phận đó là gì không ?
-Đó là :
  1. -Dự hội Upasatha.
  2. -Đi khất thực.
  3. -Đọc kinh.
  4. -Quét sân chùa.
  5. -Giữ 3 áo của tỳ khưu.
  6. -Cắt tóc.
  7. -Học luật.
  8. -Dạy luật.
  9. -Dự những buổi thực tập (probation).
  10. -Và suy ngẫm về Tứ Niệm Xứ.

-Những gì ông kể ra đó chỉ là chi tiết. Nhưng bổn phận chính của tăng nhân là học, hành và giảng dạy.
-Như thầy đã làm hiện nay, có phải không ?
-Phải, vì tôi là Phật tử, ông cũng thế. Tôi áp dụng những gì Phật dạy. ANAN kể rằng Phật dạy Tứ Niệm Xứ cho các người Kurus tập Thiền Minh Sát. Thay vì chào buổi sáng, họ hỏi nhau : Ông đã tập Thiền Minh Sát chưa ? Và nếu trả lời rồi, họ sẽ nói : Tốt lắm, chúc mừng ông. Nếu trả lời chưa, họ sẽ nói : Ồ không, hãy đi chỗ khác ! Và càng nhiều người tập, thị xã nhỏ đã trở nên sầm uất. Đó chính là New Delhi ngày nay. Ông có biết tập Thiền Minh Sát đã đem lại nhiều lợi ích không ?
-Vâng ! Con sẽ làm hết sức.
-Bây giờ hãy về phòng ông và tập thiền hành và ngồi thiền. Và khi ông nằm đừng quên niệm phồng-xẹp, và chú ý xem ông rơi vào giấc ngủ ở phồng hay xẹp, ông đã thấy chưa ?
-Thưa thầy chưa.
-Không hề gì, khi nào ông thấy thì báo cho tôi biết. Ông hiểu không ?
-Con có phải gập thầy lúc 8 giờ không ? Bây giờ gần 8 giờ rồi.
-Không, ông có thể tập đến khi ngủ. Ngày mai ông phải dậy lúc 4 giờ và thực tập. Ông có thể cảm thấy mệt mỏi nhưng ông vẫn phải tập. Sự tập luyện sẽ đưa tới thành công. Tối nay tôi phải dạy cho 3 ông thầy giáo giai đoạn 4 của thiền hành. Ngày mai đã là ngày cuối cùng của họ rồi.
-Thầy sẽ dạy họ giai đoạn 5 và 6 của thiền hành chứ ?
-Tôi nghĩ thế, nhưng phải xem họ có nắm được không đã. Ông hiệu trưởng thì có khả năng, nhưng 2 ông kia thì không chắc. Với ông thì một ngày một giai đoạn là được, vì ông ở đây lâu.
-Con đi đây, con sẽ tắm gội trước khi đọc kinh và thực tập.
-Đi đi, đừng quên phải tập để thoát khổ.
Pháp Hư bước lên lầu, ông đi tắm và viết sách. Cuốn sách này ông bắt đầu viết từ năm ngoái, cần phải 2, 3 năm nữa mới xong. Ông không có thì giờ ăn và ngủ. Do đó sức khỏe ông không khá. Tuy tâm ông không bị chi phối bởi ăn hay ngủ, nhưng cơ thể ông vẫn không tránh được những luật của thiên nhiên. Ba thầy giáo đến đúng 8 giờ. Pháp Hư hỏi từng người về sự tu tập của họ. Sau đó ông dạy họ giai đoạn 4 của sự thiền hành. Gồm 4 động tác :
  1. -Nhón gót chân lên,
  2. -Nhấc chân lên,
  3. -Đưa chân tới phía trước,
  4. -Để chân xuống.

Khi các thầy giáo đã làm đúng rồi ông bảo họ về thực tập ở giảng đường. Pháp Hư định lên gác để viết tiếp thì thị giả Xóm Chài vào thưa có 2 vị khách xin gặp mặt. Một cặp vợ chồng tiến vào, người vợ có bưng một khay hoa, hương.
-Chào ông bà, sao đến khuya vậy ?
-Con lái xe tới, vợ con xin được tập Thiền Minh Sát.
-Vậy sao ! Bà ấy có thể ở lại bao lâu ?
-Không thưa thầy ! Nhà con muốn tập ở nhà. Con đã chỉ cho bả thiền hành và ngồi thiền, nếu có vấn đề gì thì con sẽ hỏi thầy.
Pháp Hư nhận ra người chồng năm ngoái đã đến đây học Thiền rồi.
-Muốn sao cũng được, nhưng tập ở đây vẫn hơn vì tập ở nhà lúc đầu sẽ dễ bị sao lãng.
-Dạ ! Con cũng mong thế ! Con phải đợi cho con con lớn hơn chút nữa. Cháu mới được 3 tuổi, 5 tháng.
-Có người tới đây mà con cái còn nhỏ hơn thế nữa. Chẳng hạn tôi có một đệ tử là một giảng sư ở Băng-Cốc, bà ấy đến đến đây một tuần, con bà mới có 4 tháng. Bà ta bảo : Thưa thầy, con không để cho con con làm trở ngại việc tu tập mà người khác làm được. Bây giờ bả hay đến đây.
-Bà ta có phải là người nhỏ nhắn không ? Con đã gặp bà ta nhiều lần, bà ta khoảng chừng 20 ngoài, không ngờ bà ta đã có con, bà ta trông trẻ lắm.
-Bà ta hơn 30, nhìn trẻ hơn tuổi, đừng khen người đàn bà khác trước mặt vợ, ông sẽ bị véo đau khi tôi quay lưng.
-Con quen rồi thưa thầy : Ổng chỉ khen vợ con người khác còn vợ con mình thì chê.
Thấy tình hình không tốt, trụ trì bảo :
-Đàn ông đều vậy, đừng quan trọng hóa. Tôi chấp nhận bà tập ở nhà.
Sau khi làm lễ, cặp vợ chồng chào định đi.
-Đừng đi vội, tôi muốn quý vị chứng kiến việc này.
Vị trụ trì chỉ một đám người đàn ông và đàn bà tiến tới. Người đi đầu bưng một khay đẹp. Không để ý đến cặp vợ chồng. Các bà tháo đồ trang sức ra đặt trên khay.
Pháp Hư nhắm mắt và ban phước lành : ông đọc thần chú 3 lần, mở mắt ra ông nói xong rồi ! Khi ông nói xong, họ nhặt đồ trang sức lên nói lời từ biệt không quên mang theo cái khay rỗng đi sang tu viện khác.
Khi họ đi khỏi, Pháp Hư lắc đầu :
-Những người này tôi bảo họ học Thiền Minh Sát, nhưng họ từ chối, họ chỉ muốn có sự bảo hộ.
-Sao thầy không giảng cho họ ?
-Họ không hiểu, trình độ của họ chỉ đến thế. Nếu mọi ngưởi biết như nhau thì thế giới đã không chia cách.
-Thưa thầy, một vật được ban phép lành có giá trị gì không ?
-Sao thế được. Đó là một tư tưởng sai lầm.
-Những người này có phải là những cánh sen trong bùn không thưa thầy ?
-Phải ! Và họ sẽ làm đồ ăn cho cá, rùa. Nhớ kỹ đừng bao giờ làm như họ.
-Vâng, nói thật, lúc trước con cũng như họ. Từ khi làm đệ tử thầy con không làm thế nữa vì đức hạnh của thầy.
-Không phải đâu. Đó là do đức hạnh của ông, không phải là của tôi. Đó là tùy nghiệp của mỗi người.
-Vâng ! Chúng con xin cáo lui để thầy an nghỉ.
-Bây giờ tôi chúc ông bà hạnh phúc. Tiếp tục tập luyện, ông bà chẳng có chỗ nương tựa nào ngoài chính mình. Nếu có thì giờ thì hãy đến đây một tuần.
Câu cuối ông nói với bà vợ.
-Dạ ! Thưa thầy.
Cặp vợ chồng ấy ra về lúc nửa đêm.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn