-Tôi chỉ đùa ông thôi, nếu ông muốn ta sẽ cho phép. Ông nói ông đã học xong lớp 4, vậy thì ông đã biết đọc, biết viết phải không ?
-Dạ, con biết.
-Ông phải thuộc lòng vài chữ Pali, nếu ông làm được, tôi sẽ cho ông làm tăng.
-Thưa thầy phải mất bao lâu ?
-Tùy theo trí nhớ của ông. Có thể từ 5 đến 7 ngày. Nếu không có thể cả tháng. Bây giờ tôi sẽ tìm một người giúp ông vì tôi không có thì giờ. Tôi phải dạy Thiền Minh Sát, tiếp khách đến thăm tu viện hàng ngày. Đôi khi tôi phải ra ngoài dạy pháp nếu có người mời, nếu tôi không đi họ sẽ kết tội tôi là lơ là bổn phận.
-Người thầy nói ở đâu ?
-Ở trong tu viện này, thị giả đi xem Pháp Bổn có ở trong phòng ổng không.
Thị giả đi ra, một lúc sau trở lại với một ông tăng chừng 40 tuổi.
Ông tăng quỳ lạy năm vóc gieo sát đất, hỏi :
-Sư phụ gọi con có việc gì ?
-Hãy dạy người này, ông ta muốn trở thành tăng. Ông dạy ông ta vài chữ Pali. Bảo Hy ! Đây là Pháp Bổn, hãy chào hỏi đi.
Bảo Hy chắp tay lại, mỉm cười với ông tăng.
-Ông phải dạy hắn quỳ ra sao.
-Xin thầy đừng lo, con sẽ cố gắng làm tốt. Nhưng để ông ta ở đâu ?
-Ở buồng ông đi, sau kỳ hạ sẽ có chỗ trống. Ngày kia kỳ hạ đã hết rồi.
Quay lại Bảo Hy, Pháp Hư nói :
-Ông sẽ không được thoải mái mấy trong 2 tuần tới.
-Không sao thưa thầy. Con rất cám ơn thầy và thầy Pháp Bổn đã giúp con.
-Vậy là xong, đưa ổng về phòng ông, nếu có chuyện gì thì cho tôi biết. Bảo Hy hãy nghe lệnh của ông tăng này.
Pháp Bổn quỳ lạy Pháp Hư ba lần và bảo Bảo Hy cũng làm vậy. Bảo Hy lễ rất vụng về vì ông chưa bao giờ làm vậy.
Từ ngày đó ai đi qua phòng của Pháp Bổn đều nghe tóc, lông, móng, răng, da, bằng tiếng Pali. Pháp Bổn nhận xét về Bảo Hy tuy vụng về, nhưng biết vâng lời, trí nhớ tốt nên chỉ sau 4 ngày đã thuộc lòng những chữ Pali cần thiết. Vị trụ trì Am Bá Vân nghe Pháp Bổn tường trình thì rất hài lòng. 5 ngày trước khi kết hạ kết thúc, Bảo Hy được xuất gia; buổi lễ được cử hành ở Am Bá Vân. Pháp Hư chủ trì, 2 người xướng nghi thức là Pháp Bổn và Pháp Lân, có khoảng 25 ông tăng hiện diện làm chứng. Cả 25 ông tăng này đều thuộc tu viện Am Bá Vân.
Ngày hôm ấy vị trụ trì không đi khất thực. Sau khi thực hành Thiền Minh Sát ông sai người thợ hớt tóc đến cạo đầu Bảo Hy. Mới đầu ông ta cắt tóc ngắn, rồi rút ra một dao cạo. Khi dao chạm vào đầu Bảo Hy, ông rùng mình. Và nhớ đến cha mẹ, nhất là bố ông. Ông ước gì họ dự lễ này. Ông không biết cha ông ở đâu. Có lẽ ông đã sinh ở cảnh giới thấp hơn như lời vị trụ trì nói. Càng nghĩ ông càng thấy buồn. Nước mắt ông tuôn rơi. Ông khóc một lúc, người thợ hớt tóc vẫn tiếp tục. Vị trụ trì hỏi :
-Vì sao ông khóc ?
-Con nhớ tới cha mẹ.
-Tại sao ? Cha ghẻ ông là người tốt vậy, mẹ ông sẽ hạnh phúc.
-Vâng ! Nhưng con muốn mẹ con ở đây và thấy con mặc bộ áo vàng này.
-Chắc chắn rồi mẹ ông sẽ thấy sau khi ông rửa sạch tâm ông, ông có quyền thăm bà.
-Dạ ! Nhưng còn cha con, không biết ông sinh vào đâu ?
-Đừng lo quá. Hôm nay là ngày của ông, ông phải nghĩ cho ông trước. Nếu ông nhẩy xuống ao sâu để cứu người thì ông phải biết bơi cái đã. Trong trường hợp của cha ông, nếu ông tập Thiền Minh Sát và được hạnh phúc, ông có thể truyền hạnh phúc này cho cha ông, may ra có thể giảm sự đau khổ của ổng.
Vừa nói trụ trì vừa đưa giấy lau mắt cho ông.
-Thưa thầy có phải thế không ?
-Sao tôi phải nói dối chứ ?
Bảo Hy sợ vị trụ trì nổi giận.
-Con xin lỗi thầy, con sẽ cố gắng tập hết sức.
-Tốt ! Hãy quên đi, không gì không làm được nếu cố gắng.
Sau khi cạo đầu, trụ trì bảo ông đi tắm.
Đêm đó, Bảo Hy đi đến phòng phương trượng với khay hoa, nến, hương để học Thiền Minh Sát. Đây là một tục lệ ở tu viện Am Bá Vân khi một ông tăng mới xin học pháp. Khi Bảo Hy tuyên bố mình sẽ học pháp thì Pháp Hư sẽ đích thân truyền dạy. Ông là một người có nhiều kinh nghiệm về Thiền Minh Sát. Khi vừa mới thọ giới ông đã đắc thần thông nhờ định lực. Nhưng những quyền năng này không dẫn tới giải thoát. Khi ông 45 tuổi ông tìm kiếm một người thầy có thể chỉ dẫn cho ông, và ông đã học được Thiền Minh Sát từ vị sư trong rừng. Và ông thầy đây là pháp cao cả nhất, lúc đó ông mới hiểu lời Phật nói :
-Này các tỳ kheo, đây là con đường độc nhất làm cho các ông diệt khổ và vào được Niết bàn, đó là Tứ Niệm Xứ.
May mắn là ông gặp được bạn tốt có đủ 7 đức tính của người bạn : đáng yêu, đáng kính, có văn hóa, một người khuyên bảo, một người biết lắng nghe, có thể diễn tả những giáo lý xâu xa, không bao giờ khuyến khích không có lý do. Ông tập Thiền Minh Sát với vị ấy một năm. Và ông đã đạt được sự an bình. Lòng ông tràn đầy yêu thương và ông muốn mọi chúng sinh trôi lăn trong vòng sinh tử sẽ đạt được trạng thái hạnh phúc. Do đó ông biến đổi tu viện Am Bá Vân thành trường dạy Thiền Minh Sát. Ông dạy chư tăng và những người học cách đi, đứng, nằm, ngồi, ăn ,uống, ngủ, đi tiểu, đi đại tiện, sao cho mọi hành động đều có sự tỉnh thức. Am Bá Vân là nơi mọi người tìm thấy sự bình an cho tâm hồn.
Trước khi dạy pháp thì ông hỏi ông tăng mới :
-Pháp Bổn đã dạy ông một chút có phải không ?
-Dạ !
-Ông ta dạy ông cái gì ?
-Ông ta dạy con như thầy dạy con.
-Tôi chưa dạy ông mà.
-Có chứ thầy dạy con vâng lời ông ta, ông ta dạy con vâng lời thầy.
-Tôi muốn nói Thiền Minh Sát cơ.
-Dạ, chưa.
-Tốt, bây giờ hãy đứng dậy. Tôi sẽ dạy ông thiền hành trước. Có 6 giai đoạn trong thiền hành. Giai đoạn 1 ông niệm 1 lần, giai đoạn 2 ông niệm 2 lần v . v. . . giai đoạn 6 ông niệm 6 lần. Mỗi giai đoạn có kèm theo sati.
-Thưa thầy sati là gì ?
-Sati là sự tỉnh thức, không có sati thì mọi cố gắng cũng là không. Ông hiểu chưa ?
-Dạ, xin thầy dạy cho con 6 giai đoạn đó hôm nay, con sẽ không làm phiền thầy nữa.
-Chúng ta không làm thế được, mỗi giai đoạn phải học trong 1 ngày. Đừng vội khi học Thiền Minh Sát tâm ta phải yên tĩnh. Bây giờ tôi sẽ biểu diễn giai đoạn 1 của Thiền hành. Ông phải đứng thẳng, để 2 tay ra sau lưng, ngang với eo, tay trái trong tay phải.
Ông tăng mới làm như lời chỉ, nhưng tay mặt nằm trong tay trái.
-Không đúng.
Pháp Hư đặt tay trái trong tay phải, và nói :
-Bây giờ niệm 5 lần “Đứng”, mỗi lần thở thật sâu, và tỉnh thức từ đầu đến chân, và từ chân lên đến đầu. Hãy làm thử đi !
Bảo Hy vâng lời, vị trụ trì rất bằng lòng.
-Tại sao lại niệm 5 lần “đứng” ?
-Vì trong sách nói : tóc, lông, móng, răng, da.
Tốt lắm ta niệm 5 lần và quan sát những thành phần này. Có trường dạy khác, nhưng mục đích cũng là để giải thoát. Chúng ta bắt đầu đi, bây giờ sự tỉnh thức của ông để ở đâu ?
-Ở gót chân.
-Được rồi, ở giai đoạn 1, ông bước chân phải ra trước và niệm. Chân phải bước như thế, rồi ông để sự tỉnh thức vào chân trái và niệm chân trái bước như thế.
Pháp Hư bước 4, 5 bước làm mẫu rồi bảo Bảo Hy bước theo.
-Đừng ! Đừng, đừng bước nhanh quá, phải bước chậm rãi như tôi chỉ cho ông.
-Sao lại bước chậm thưa thầy, như vậy không tự nhiên.
-Bước chậm để tìm sự thực. Nếu ông bước nhanh, sự thực sẽ bị che dấu bởi động tác, ông có hiểu không ?
-Thế nào là sự thực ?
-Nếu ông muốn biết ông phải thực hành : thiền hành và thiền tọa hết sức. Ông phải tỉnh thức trong mọi tư thế. Khi sự tỉnh thức của ông khá rồi thì ông sẽ hiểu sự thật là thế nào.
-Điều đó có phải là sự tỉnh thức của con không tốt chăng ? Tinh thần con tốt lắm mà, không có vấn đề gì hết.
-Tôi không nói là ông có vấn đề về tinh thần, nhưng là thầy thì gặp người điên thì không dạy, tôi đã gặp trường hợp như vậy. Tháng trước có một bà giáo là trợ giảng tới đây học Thiền Minh Sát với Pháp Bổn, sau 3 ngày bà ta múa hát cả ngày. Thân nhân bà hoảng sợ muốn bà ngừng lại, nhưng bà không ngừng được.
-Thân nhân bà phải làm sao thưa thầy ?
-Họ muốn tôi chữa cho bà, nhưng tôi không phải là một nhà tâm lý, tôi đề nghị họ đưa vào nhà thương điên.
-Bà có chịu đi không.
-Họ nói với bà là họ đưa bà tới một tu viện khác tha hồ ca múa.
-Sao người điên không học được Thiền Minh Sát ?
-Tôi không trả lời ông, ông tự tìm biết sau khi tập Thiền Minh Sát. Tôi báo cho ông biết là sự nghi ngờ là một trở ngại cho sự thực tập. Do đó, ông chỉ tập trung trên sự thiền định. Nếu ông làm được, thì sự nghi ngờ sẽ biến mất.
-Vâng, con sẽ tập và sẽ tiến bộ mau.
-Ông đi độ 3 thước thì ngừng lại và niệm “Đứng” năm lần và rồi quay lại và niệm 4 lần.
Bảo Hy làm theo và không gập khó khăn gì.
-Ngày mai tôi sẽ dạy ông ngồi thiền và giai đoạn 2 của thiền hành. Bây giờ ông hãy trở về phòng và tập đi trong một giờ. Khi nằm ngủ ông nằm nghiêng về bên phải, để tay lên bụng và để ý đến sự phồng lên và xẹp xuống, niệm “phồng” và “xẹp” cho đến khi ngủ. Bây giờ ông có thể đi.
-Xin cám ơn thầy đã dạy con với lòng từ bi, bác ái.
Nói xong rồi ông tăng mới, quỳ lạy 3 lần. Ông niệm trái, phải khi đi về phòng của Pháp Bổn. Trong tai ông còn văng vẳng tiếng vậy, rồi của Pháp Hư.
Gửi ý kiến của bạn