Phần Nhắc Nhở Tổng Kết

21 Tháng Năm 20145:37 SA(Xem: 8659)
1. Niệm Phật không gián đoạn nghĩa là chúng ta tự đặt ra thời khóa tu niệm mỗi ngày, ít hay nhiều tùy theo hoàn cảnh của chúng ta. Khi đặt ra rồi thì cứ theo vậy mà giữ công phu tu niệm cho tới ngày vãng sanh, như vậy gọi là không gián đoạn. Nếu chúng ta niệm một ngày rồi bỏ cả tháng thì gọi là bị gián đoạn.

2. Ý nghĩa buông xả là buông xả trên tâm không phải buông xả trách nhiệm. Nếu chúng ta buông xả trách nhiệm thì thế gian này sẽ trở thành địa ngục trần gian. Cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa buông xả, không những là buông xả hết pháp thế gian mà Phật pháp cũng phải buông xả. Buông xả pháp thế gian nghĩa là khi niệm Phật thì buông xả hết vọng tưởng tham, sân, si, mạn, nghi v.v. Buông xả Phật pháp nghĩa là khi làm công chuyện nếu cần đến suy nghĩ hay tập trung thì ta phải buông xả câu niệm Phật xuống 100/100, chỉ tập trung vào sự việc chúng ta đang làm để công việc được hoàn thành viên mãn, đây mới gọi là tu tâm thanh tịnh. Tu tâm thanh tịnh không phải chỉ niệm Phật mỗi ngày là đủ, mà mỗi hành động của

3. chúng ta đang làm hằng ngày đều là làm trong chánh niệm và buông xả.

4. Điều cấm kỵ lớn nhất của người tu hành là không nên khởi tâm mong cầu, vì còn mong cầu là còn tâm tham, còn tâm tham là còn chướng ngại. Chúng ta tu phải quyết tâm thành Phật, nhưng không nên khởi tâm mong cầu mau được nhất tâm. Vì nếu còn cầu mong thì chúng ta niệm tới chết cũng không được nhất tâm. Chúng ta cũng không nên mong cầu gặp được Phật hiện ra, nếu chúng ta khởi tâm tham hay mong cầu thì sẽ bị chúng ma mê hoặc ngay. Chúng ta hãy nhớ một điều: “Tâm ta là Phật, là pháp, là Tăng”. Tâm ta đã có đầy đủ tất cả. Chúng ta phải biết quay vào tự tánh để tìm ông Phật trong ta, phải thấy được ông Phật của chính ta, đây mới là ông Phật thật! Khi thấy được ông Phật trong ta thì ta chính là Phật, vậy cần chi mong gặp Phật ở ngoài? Mục đích tu hành niệm Phật là để thoát khỏi luân hồi vãng sanh thành Phật, không phải mong cầu sự cảm ứng.

5. Người tu hành niệm Phật thì phải niệm bằng tâm không, nghĩa là không mong cầu bất cứ điều gì cho chính mình. Trong tâm chỉ có một niệm vì tất cả chúng sanh. Niệm cho chúng sanh tức là niệm cho chính ta, vì tất cả chúng sanh và ta là một, không hai. Nếu niệm Phật được cái tâm không như vậy thì chúng ta chắc chắn nhập vào được cảnh giới tam muội (Tam muội nghĩa là được chánh định). Muốn vào được tam muội thì chúng ta phải buông xả tất cả là có tất cả (trong câu A Di Đà đã có đầy đủ mong cầu rồi).

6. Là Phật tử thì phải tin sâu lời Phật dạy là có nhân, quả, luân hồi. Nếu chúng ta không tin có nhân quả, luân hồi thì chúng ta làm sao có thể tin được niệm Phật sẽ thành Phật? Nếu không có nhân, quả, luân hồi thì làm sao có Phật, có chúng sanh? Nếu không có nhân, quả, luân hồi thì tạo hóa của vũ trụ này làm sao được tồn tại, có sanh, có diệt, có vĩnh cửu? Tại sao? Vì nhân, quả luân hồi là định luật công bằng tự nhiên của vũ trụ. Nhờ có nhân, quả, luân hồi mà chúng ta mới có cái quyền tự chủ lèo lái tâm linh và vận mạng của chính mình, mới có khả năng chuyển phàm thành thánh. Khi hiểu được đạo lý này, chúng ta sẽ cảm ơn luật nhân, quả, luân hồi, cũng như chúng ta cảm ơn một đất nước có luật pháp, công bằng và công lý.

7. Khoe Phật pháp là khoe sự lợi ích chân thật nhiệm màu từ nơi niệm Phật mà ta đã có được, chứng được trí tuệ, tâm linh, sức khỏe và cuộc sống an lạc v.v. Không phải khoe những điều mê tín dị đoan. Mong quý bạn đừng hiểu lầm ý nghĩ khoe khoang này.

8. Chúng ta đang tu pháp môn niệm A Di Đà là pháp môn cao siêu nhất của Phật. Chúng ta phải một lòng tin sâu và kiên định, dù cho Phật hay Bồ Tát có hiện ra dạy chúng ta tu hành hay khuyên dạy những điều gì khác thì chúng ta phải biết đó là chúng MA đang giở trò mê hoặc chúng ta. Tại sao? Thứ nhất, vì ba Đại Tạng Kinh của Đức Phật Thích Ca còn đang trụ tại thế. Thứ hai, là chúng ta đang tu pháp môn niệm Phật A Di Đà là đúng chánh pháp. Thứ ba, nếu là chư Phật hay chư Bồ Tát thì quý Ngài thị hiện xuống đây làm người để giáo hóa cho hết thảy chúng sanh.
Chớ không có lý do gì, quý Ngài thị hiện âm thầm dạy riêng cho một mình ta. Điều này chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác. Tóm lại, khi tu hành chúng ta không nên khởi tâm mong cầu, vi còn mong cầu là còn tâm tham, tâm tham là tự mở cửa mời chúng ma vào. Nếu tự chúng ta mời MA vào, thì chư Phật có muốn cứu cũng cứu không nổi. Điều này chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ. Vì thời nay là thời mạt pháp, chúng MA rất đông nên chúng ta phải bảo hộ tâm của mình mỗi giây mỗi phút để ông Phật trong ta được an toàn.

9. Môn tu niệm Phật là nhiếp hết tất cả môn, tông, phái, nên khi chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi hay lạy Phật đều là an trú trong chánh niệm, thiền định và tập trung. Nếu quý bạn không thể niệm thầm trong tâm thì quý bạn có thể lằn chuỗi, đếm số, đi kinh hành hay là lạy Phật thì dễ diệt được vọng tưởng hơn. Điều quan trọng không phải là niệm cách nào hoặc niệm nhiều hay ít mà điều quan trọng là niệm sâu hay cạn. Niệm sâu nghĩa là dùng chơn tâm để niệm, không phải chỉ niệm bằng miệng. Nếu muốn được nhất tâm, thì phải buông xả hết phân biệt chấp trước. Hết chấp trước thì ta là Phật, còn chấp trước thì ta là phàm phu. Tóm lại, Phật hay phàm chỉ cách nhau một niệm chấp trước mà thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000