- Lời Mở Đầu
- Nguyên Do Nào Khiến Tôi Niệm Phật
- Ý Nghĩa Tu Hành
- Ý Nghĩa Bí Mật Của Câu A Di Đà
- Muốn Được Nhất Tâm Không Tu Xen Tạp
- Niệm Phật Cách Nào Để Được Nhất Tâm
- Phát Tâm Bồ Đề
- Những Dấu Hiệu Trước Khi Được Nhất Tâm
- Những Dấu Hiệu Khi Được Nhất Tâm
- Biến Chuyển Sau Khi Được Nhất Tâm
- Giải Tỏa Ba Nghi Vấn
- Cảnh Giới Nội Tâm
- Đánh Đuổi Tâm Ma
- Không Niệm
- Ý Nghĩa Diệu Âm
- Ý Nghĩa Câu “Nhất Tâm Bất Loạn”
- Tại Sao Người Tu Lưu Lại Xá Lợi
- Niệm Phật Đại Thừa
- Đại Nguyện Thứ Mười Tám
- Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo
- Hiểu Lầm Cúng Dường Và Lễ Bái
- Hiểu Lầm Hai Chữ Buông Xả
- Hiểu Lầm Hai Chữ Thanh Tịnh
- Ý Nghĩa Thời Gian
- Niệm Phật Không Làm Mất Thời Gian Sinh Hoạt
- Nuối Tiếc
- Cách Niệm Phật Chung Với Con
- Niệm Phật thế
- Tự Quy Y Với Phật
- Bố Thí Là Niềm Hạnh Phúc Vô Biên
- Hiểu Lầm Trí Tuệ Của Phật
- Hiểu Lầm Lòng Từ Bi Của Phật
- An Phận Là Tự Tại
- Cứu Thần Thức
- Cảnh Giác
- Tại Sao Niệm Phật Mà Vẫn Còn Khổ?
- Tại Sao Không Di Cư Về Cõi Phật?
- Hãnh Diện Cho Phụ Nữ, Thương Cho Nam Giới
- Buồn Cho Những Chuyện Bất Công
- Ý Nghĩa Ngày Giỗ
- Thương Cho Người Đời Mâu Thuẫn
- Muốn Cứu Con Phải Dùng Tình Thương Cứng Rắn
- Xóa Tan Mặc Cảm
- Hy Sinh Không Đúng Chỗ
- Chuyển Đau Khổ Thành Bình An
- Chuyển Tuyệt Vọng Thành Hy Vọng
- Giấc Mơ Như Thật
- Chuột Biết Trả Thù
- Ba Kiếp Trong Một Đời
- Người Bị Chết
- Người Chết Thành Rắn
- Rắn Thành Người
- Tiên Bị Đọa
- Phần Kết Luận
- Chư Phật Gia Hộ
- Lá Thư Tâm Sự
- Lời Thỉnh Cầu
- Phần Nhắc Nhở Tổng Kết
- Tin Giờ Chót
- Đúng Hay Sai ?
- Nam Mô A Mi Đà Phật
- Lời chân thật
Lời nói của ông bà xưa nay rất đúng, nhưng chỉ đúng trên cái đối đãi của thế gian. Còn trên Phật pháp, tu hành độ chúng thì chúng ta phải đi ngược với sự đối đãi của thế gian. Chúng ta xưa nay chỉ đưa ra kinh sách
và thực hành cao siêu của Phật pháp mà không dám đưa ra bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp. Bằng chứng là quan trọng nhất vì bằng chứng là niềm tin, là hy vọng mà tất cả chúng ta ai cũng đều muốn thấy.
Quý thầy trong chùa xưa nay không phát huy, lưu truyền mạnh mẽ những bằng chứng nhiệm màu của Phật pháp ra ngoài đại chúng là vì quý thầy có nỗi khổ tâm của quý thầy. Tại sao? Vì quý thầy Tăng Ni ở chùa có trách nhiệm phải dẫn dắt cả đại chúng. Chùa thì nhiều phái tông khác nhau, đại chúng Phật tử thì đông. Mỗi chùa, mỗi thầy đều có cái nhìn kinh nghiệm tu tập khác nhau. Nếu như quý thầy đưa ra sự tu hành chứng đắc của quý thầy thì sẽ khiến cho đại chúng bị rối loạn, phân tranh, ganh tị. Vô tình sẽ làm tổn hại đến Phật pháp, chùa và tăng. Vì vậy mà xưa nay, bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp không được lưu rộng khắp nhân gian mà chỉ phát huy nhỏ hẹp trong phạm vi của chùa.
Còn chúng ta tu tại gia thì khác, vì chúng ta không bị ràng buộc bởi một nhóm hay là đại chúng. Vả lại, lời nói bằng chứng của chúng ta sẽ có hiệu quả ảnh hưởng lòng tin của đại chúng nhiều hơn. Tại sao? Vì quý thầy tu ở chùa là những bậc có thượng căn, chuyện chứng đắc của quý thầy là chuyện đương nhiên, không có gì là lạ đối với đại chúng tại gia. Còn chúng ta tu tại gia mà được chứng đắc, điều này khiến cho tất cả đại chúng tại gia có đủ niềm tin, hy vọng để mà tu giải thoát. Đây là một cách độ người có hiệu quả nhất.
Chỉ cần độ được chúng sanh, chúng ta ngại gì bị người ta chửi. Chúng ta khoe Phật pháp nhiệm mầu nào có khoe bản thân mà chúng ta phải sợ. Miệng của ta khoe, tâm của ta không động là đủ rồi.
Ngoài việc chúng ta đi khuyên người niệm Phật, chúng ta phải mạnh dạn khoe sự an lạc nhiệm mầu mà bản thân ta đã có được từ nơi Phật pháp. Chúng ta phải cho tất cả đại chúng biết rằng: “Phật pháp là vạn lần chân thật”. Còn nếu chúng ta khuyên người niệm Phật mà không dám đưa ra bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp, vậy chúng ta làm sao xứng đáng với hai chữ đại thừa? Ý nghĩa của hai chữ đại thừa là đem giáo học và bằng chứng nhiệm mầu của Phật pháp lưu truyền khắp nhân gian.
Kính thưa quý bạn! Trong tâm tôi có một thỉnh cầu và ước mong: trong chúng ta nếu có ai biết trước được ngày giờ ra đi vãng sanh thì nên mời đài truyền hình hay báo chí tới nhà quay từ đầu cho tới cuối. Còn nếu chúng ta không biết rõ ngày giờ thì nên nhờ người quen tới quay rồi đưa ra đại chúng. Cũng như câu chuyện niệm Phật vãng sanh của cụ bà Triệu Vinh Phương 94 tuổi ở Trung Hoa Lục Địa vãng sanh năm 1999. Cụ đã để lại cuộn phim thâu tất cả bằng chứng khi cụ vãng sanh ra đi tự tại. Để lại nhiều xá lợi, có xá lợi: mình là mẹ Quán Âm, đầu là Phật A Di Đà và một đài sen. Đây là bằng chứng hùng hồn, nhiệm mầu của Phật pháp. Cụ bà tuy đã vãng sanh nhưng cuộn phim của cụ bà đã độ không biết bao nhiêu là chúng sanh.
Chỉ có cách này là độ người nhanh nhất, chỉ có cách này mới xứng đáng với hai chữ đại thừa và là chứng minh hùng hồn cho cả thế giới biết Phật pháp là vạn lần chân thật! Nếu chúng ta ai cũng đều làm như vậy thì tương lai địa ngục và ngạ quỷ sẽ không còn tiếng than khóc đau khổ của chúng sanh.
Kính thưa quý bạn! Tôi là người không có học vấn cao. Về Phật pháp thì bản thân chỉ hiểu được chút ít, nhưng vì muốn giải tỏa tâm sự nên tôi đã cố gắng viết một chút kinh nghiệm hiểu biết nông cạn của mình hầu mong góp một chút sức mọn, để cùng nhau đẩy mạnh bánh xe Phật pháp ngày càng vững mạnh hơn.
Tôi biết quý bạn có rất nhiều người học cao, hiểu thông Phật pháp và niệm Phật đã được nhất tâm tam muội. Nếu chúng ta cùng nhau hợp sức mỗi người một ít thì bánh xe Phật pháp sẽ được vĩnh viễn trường tồn.
Xin kính chào quý bạn
Diệu Âm (Diệu Ngộ)
Gửi ý kiến của bạn