- Lời Mở Đầu
- Nguyên Do Nào Khiến Tôi Niệm Phật
- Ý Nghĩa Tu Hành
- Ý Nghĩa Bí Mật Của Câu A Di Đà
- Muốn Được Nhất Tâm Không Tu Xen Tạp
- Niệm Phật Cách Nào Để Được Nhất Tâm
- Phát Tâm Bồ Đề
- Những Dấu Hiệu Trước Khi Được Nhất Tâm
- Những Dấu Hiệu Khi Được Nhất Tâm
- Biến Chuyển Sau Khi Được Nhất Tâm
- Giải Tỏa Ba Nghi Vấn
- Cảnh Giới Nội Tâm
- Đánh Đuổi Tâm Ma
- Không Niệm
- Ý Nghĩa Diệu Âm
- Ý Nghĩa Câu “Nhất Tâm Bất Loạn”
- Tại Sao Người Tu Lưu Lại Xá Lợi
- Niệm Phật Đại Thừa
- Đại Nguyện Thứ Mười Tám
- Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo
- Hiểu Lầm Cúng Dường Và Lễ Bái
- Hiểu Lầm Hai Chữ Buông Xả
- Hiểu Lầm Hai Chữ Thanh Tịnh
- Ý Nghĩa Thời Gian
- Niệm Phật Không Làm Mất Thời Gian Sinh Hoạt
- Nuối Tiếc
- Cách Niệm Phật Chung Với Con
- Niệm Phật thế
- Tự Quy Y Với Phật
- Bố Thí Là Niềm Hạnh Phúc Vô Biên
- Hiểu Lầm Trí Tuệ Của Phật
- Hiểu Lầm Lòng Từ Bi Của Phật
- An Phận Là Tự Tại
- Cứu Thần Thức
- Cảnh Giác
- Tại Sao Niệm Phật Mà Vẫn Còn Khổ?
- Tại Sao Không Di Cư Về Cõi Phật?
- Hãnh Diện Cho Phụ Nữ, Thương Cho Nam Giới
- Buồn Cho Những Chuyện Bất Công
- Ý Nghĩa Ngày Giỗ
- Thương Cho Người Đời Mâu Thuẫn
- Muốn Cứu Con Phải Dùng Tình Thương Cứng Rắn
- Xóa Tan Mặc Cảm
- Hy Sinh Không Đúng Chỗ
- Chuyển Đau Khổ Thành Bình An
- Chuyển Tuyệt Vọng Thành Hy Vọng
- Giấc Mơ Như Thật
- Chuột Biết Trả Thù
- Ba Kiếp Trong Một Đời
- Người Bị Chết
- Người Chết Thành Rắn
- Rắn Thành Người
- Tiên Bị Đọa
- Phần Kết Luận
- Chư Phật Gia Hộ
- Lá Thư Tâm Sự
- Lời Thỉnh Cầu
- Phần Nhắc Nhở Tổng Kết
- Tin Giờ Chót
- Đúng Hay Sai ?
- Nam Mô A Mi Đà Phật
- Lời chân thật
Lúc đó, tôi không hiểu nên hỏi mẹ tôi về vấn đề này. Mẹ tôi nói rằng: các thầy tới tụng kinh là để cầu siêu cho vong hồn người chết mau được siêu thoát. Lúc đó, tôi không hiểu cầu siêu, siêu thoát là gì? Tôi hỏi thêm thì mẹ nói rằng: cầu siêu là để giúp cho vong hồn của mình được đi lên trời, hay đi đầu thai được suông sẻ, không còn bị ở lại đây làm ma lạnh lẽo, đói khát.
Sau khi nghe xong thì tôi cảm thấy có điều gì kỳ lạ, rồi tôi tự hỏi: tại sao ngộ vậy? Cha mẹ của mình chết thì mình mời các thầy tới tụng kinh để cầu siêu, mong cho cha mẹ của mình đi được dễ dàng, sợ cha mẹ ở lại đây sẽ bị làm ma lạnh lẽo, đói khát. Vậy tại sao ba mình lại dạy mình là cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho mình vậy đâu có đúng? Đáng lẽ ba phải kêu mình cầu xin Trời Phật phù hộ cho ông bà đi được càng sớm càng tốt mới đúng chứ. Tại sao kỳ vậy? Rồi tôi lại suy nghĩ: “Tại sao một mặt thì mời quý thầy tới cầu siêu cho họ được siêu thoát, còn mặt khác thì lại cầu xin họ ở lại bên cạnh để phù hộ cho mình, như vậy thật là vô lý quá? Mà cho dù họ có ở lại đây thì họ là ma làm sao phù hộ được cho mình?” Vì mẹ mình thường nói: “Nếu họ đi không được thì họ sẽ bị làm ma lạnh lẽo, đói khát.” Vậy chính họ lo cho họ còn chưa xong thì làm sao phù hộ được cho mình? Vả lại, mỗi khi ba mình cúng thường hay đốt giấy vàng mã và nói rằng đốt là để cho ông bà có tiền xài, còn cúng là để cho ông bà có ăn. Như vậy ai phù hộ ai? Còn ai giúp ai? Thật là khó hiểu quá!
Sau này lớn lên tìm hiểu rõ ràng, tôi mới thấy chúng ta thật là mâu thuẫn tức cười. Đi tới đâu, tôi cũng đều nghe người đời cầu xin ông bà hay cha mẹ phù hộ cho con thế này hay thế khác. Tôi không nghe thấy người đời cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay là những vong hồn khuất mặt được mau siêu thoát. Thậm chí, có một số người thì cha mẹ chưa kịp nhắm mắt thì đã vội dặn dò: nhớ phù hộ cho con nghe, đừng bỏ con. Hỏi người đời như vậy có đáng thương không?
Không hiểu họ vô tình không biết hay là họ ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân, không nghĩ cho thân nhân của họ? Hay là họ thấy ông bà tổ tiên làm rồi làm theo? Họ không chịu dùng lý trí, lương tâm để tìm hiểu thế nào là đúng, thế nào là sai. Hay họ biết đó là sai, nhưng lại không đủ can đảm để phá đi cái phong tục tội lỗi đó? Hay họ muốn dùng mấy chữ phong tục tổ tiên để che đi tội lỗi lương tâm của họ?
Tại sao lúc nào họ cũng nghĩ rằng những người chết có một mãnh lực thần thông gì đó, vượt hơn cả người sống nên những người còn sống cứ mong mỏi những thân nhân đã chết phù hộ cho mình. Tại sao chúng ta không nghĩ người sống phải có trách nhiệm niệm Phật để cầu siêu cho các vong hồn đã chết, mong cho họ mau được siêu thoát? Chết là gì? Chết là không thể thay đổi được bất cứ một điều gì.
Cũng như một vật đã chết thì làm sao có thể thay đổi được vật còn sống? Người sống có thể niệm Phật để cầu siêu cho người chết, còn người chết bản thân của họ lo còn chưa xong thì làm sao phù hộ được cho người sống? Huống chi mỗi một người khi chết đi tùy theo nghiệp của mình mà đầu thai chuyển thế hay bị đọa vào ba đường ác. Cũng có những vong hồn vì quá thương người thân hay bị chết oan ức nên họ ở lại để phù hộ cho người thân hoặc để báo thù kẻ đã hại họ. Họ phải sống chui sống nhủi, lạnh lẽo cô đơn cũng như những người sống ở ngoài vòng pháp luật, vĩnh viễn không có ánh sáng. Vậy lòng dạ nào mà chúng ta xin họ phù hộ cho mình? Vậy có khác gì chúng ta là người vô dụng? Tới người chết mà chúng ta vẫn còn muốn lợi dụng, vậy thử hỏi lương tâm của mình để đâu? Có phải là mình quá ích kỷ không?
Cho nên người chết cần chúng ta giúp đỡ còn nhiều hơn là giúp đỡ cho người sống. Còn những vong hồn nghĩ là: họ ở lại để phù hộ cho người thân hay để báo thù. Họ si mê nên nghĩ vậy thôi, chớ thật sự họ cũng chẳng làm được gì cho người sống cả. Trách nhiệm của chúng ta là phải niệm Phật ngày đêm để cầu siêu cho họ. Vì trong những vong hồn không được siêu thoát đó, có biết bao nhiêu là thân bằng quyến thuộc của chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn