- Lời Mở Đầu
- Nguyên Do Nào Khiến Tôi Niệm Phật
- Ý Nghĩa Tu Hành
- Ý Nghĩa Bí Mật Của Câu A Di Đà
- Muốn Được Nhất Tâm Không Tu Xen Tạp
- Niệm Phật Cách Nào Để Được Nhất Tâm
- Phát Tâm Bồ Đề
- Những Dấu Hiệu Trước Khi Được Nhất Tâm
- Những Dấu Hiệu Khi Được Nhất Tâm
- Biến Chuyển Sau Khi Được Nhất Tâm
- Giải Tỏa Ba Nghi Vấn
- Cảnh Giới Nội Tâm
- Đánh Đuổi Tâm Ma
- Không Niệm
- Ý Nghĩa Diệu Âm
- Ý Nghĩa Câu “Nhất Tâm Bất Loạn”
- Tại Sao Người Tu Lưu Lại Xá Lợi
- Niệm Phật Đại Thừa
- Đại Nguyện Thứ Mười Tám
- Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo
- Hiểu Lầm Cúng Dường Và Lễ Bái
- Hiểu Lầm Hai Chữ Buông Xả
- Hiểu Lầm Hai Chữ Thanh Tịnh
- Ý Nghĩa Thời Gian
- Niệm Phật Không Làm Mất Thời Gian Sinh Hoạt
- Nuối Tiếc
- Cách Niệm Phật Chung Với Con
- Niệm Phật thế
- Tự Quy Y Với Phật
- Bố Thí Là Niềm Hạnh Phúc Vô Biên
- Hiểu Lầm Trí Tuệ Của Phật
- Hiểu Lầm Lòng Từ Bi Của Phật
- An Phận Là Tự Tại
- Cứu Thần Thức
- Cảnh Giác
- Tại Sao Niệm Phật Mà Vẫn Còn Khổ?
- Tại Sao Không Di Cư Về Cõi Phật?
- Hãnh Diện Cho Phụ Nữ, Thương Cho Nam Giới
- Buồn Cho Những Chuyện Bất Công
- Ý Nghĩa Ngày Giỗ
- Thương Cho Người Đời Mâu Thuẫn
- Muốn Cứu Con Phải Dùng Tình Thương Cứng Rắn
- Xóa Tan Mặc Cảm
- Hy Sinh Không Đúng Chỗ
- Chuyển Đau Khổ Thành Bình An
- Chuyển Tuyệt Vọng Thành Hy Vọng
- Giấc Mơ Như Thật
- Chuột Biết Trả Thù
- Ba Kiếp Trong Một Đời
- Người Bị Chết
- Người Chết Thành Rắn
- Rắn Thành Người
- Tiên Bị Đọa
- Phần Kết Luận
- Chư Phật Gia Hộ
- Lá Thư Tâm Sự
- Lời Thỉnh Cầu
- Phần Nhắc Nhở Tổng Kết
- Tin Giờ Chót
- Đúng Hay Sai ?
- Nam Mô A Mi Đà Phật
- Lời chân thật
Ở đời chúng ta thường thấy những người sống không an phận là những người đau khổ. Tại sao? Vì họ sống bon chen đua đòi vật chất, nên tự họ trở thành cái máy làm nô lệ cho đồng tiền. Khi chết họ còn bị đọa vào ba đường ác.
Cái tham vật chất ở thế gian chúng ta dễ nhận diện, nhưng cái tham của người tu thì chúng ta khó nhận diện. Đa số chúng ta thường nghĩ rằng: học hỏi nhiều kinh sách của Phật, tụng thuộc đủ các loại kinh, tu đủ môn, tông, phái, thì mới là người tài giỏi có trí tuệ và căn cơ cao. Thật ra ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm đi sai ý của Phật.
Phật dạy chúng ta: “Tâm bình thường là đạo” nghĩa là người tu hành phải biết tri túc và buông xả thì mới đạt đến cảnh giới an lạc và tự tại. Nhưng chúng ta xưa nay không chịu dùng cái tâm bình thường tu đạo, không chịu an phận trong vấn đề học hỏi đọc tụng kinh Phật, không chịu buông xả chấp trước và chướng ngại của hình thức. Chúng ta cứ ôm đồm, học đủ loại kinh sách, tụng đủ loại kinh, tu hành xen tạp. Vì quá tham nên rốt cuộc tự mình đưa mình vào bí lối, hoang mang, phân biệt, chấp trước. Cuối cùng chúng ta không tìm ra được con đường giải thoát.
Phật dạy chúng ta nhiều kinh sách và môn tu tông, phái khác nhau. Môn nào Phật cũng nói là cao siêu đệ nhất. Lời Phật dạy không sai, vì mỗi một môn tu của Ngài dạy cho chúng sanh đều cao siêu bất khả tư nghị. Nhưng ngoài lý thuyết và thực hành ra, chúng ta còn phải biết tùy căn cơ và áp dụng đúng thời thì mới đạt đến cao siêu đệ nhất. Còn nếu chúng ta vẫn cố chấp không chịu uyển chuyển theo căn cơ và thời thế của mình thì dù Phật pháp có cao siêu cũng không thể giúp chúng ta tu giải thoát.
Phật nhìn thấy căn cơ chúng sanh không đồng, biết chúng sanh phải trải qua nhiều thời cuộc biến hóa đổi thay nên Ngài mới dạy cho chúng ta đủ loại kinh sách, môn tu khác nhau. Mục đích của Ngài là giúp cho chúng ta tùy theo căn cơ và thời thế mà tự chọn cho mình một môn tu thích hợp. Nhưng chúng ta không hiểu ý của Phật, ngược lại cứ ôm đồm cố chấp, không chịu buông xả những môn tu không còn hạp căn cơ và thời thế vì vậy mà chúng ta mới khổ.
Thời nay là thời mạt pháp không phải là thời chánh pháp hay tượng pháp, chúng ta phải biết thay đổi môn tu cho thích hợp thời cơ. Nếu chúng ta không mau buông xả sự cố chấp, kẻ bị thiệt thòi là chính bản thân của chúng ta. Cũng như thời nay là phản lực bay mà chúng ta còn cố chấp muốn tự mình đi bộ không chịu đi máy bay, vậy đến bao giờ chúng ta mới tới được mục đích? Huống chi, trên đường đi chúng ma đầy dẫy, sợ chúng ta chưa kịp cất bước thì đã bị chúng ma hãm hại.
Ngài pháp sư Tịnh Không thuyết trong bộ kinh Vô Lượng Thọ là: “Môn tu niệm Phật là môn tu cao siêu vượt cả không gian và thời gian, cấp tốc, trực chỉ, thẳng tắt. Một niệm A Di Đà có thể vượt qua ba đại A Tăng Kỳ Kiếp. Người tu niệm Phật không cần phải trải qua từng giai đoạn, từng bước như các môn tu khác.” Ngài đưa ra một ví dụ: “Có một nhà lầu năm tầng. Các môn tu khác thì phải dùng sức đi bộ, leo từng nấc thang để lên đến lầu năm. Còn người tu môn niệm Phật không cần phải dùng sức để leo khổ cực mà chúng ta chỉ cần đi vào cầu thang máy nhấn một nút thì trong nháy mắt là chúng ta sẽ tới được lầu năm. Vì vậy mà chúng ta có thể vãng sanh ngay trong một đời (vãng sanh đồng nghĩa với thành Phật)”.
Ngài pháp sư Tịnh Không là người có trí tuệ rất cao, Ngài nổi tiếng cả thế giới. Mỗi lần Ngài giảng kinh có cả hàng ngàn Phật tử đến nghe, không phải chỉ một ngày mà kéo dài cả tháng, nhưng số người đến nghe không bị giảm. Ai nấy cũng ngồi im lặng từ đầu cho đến cuối. Thật là hy hữu! Ngài biết tu lúc Ngài 26 tuổi, nay Ngài đã gần 80, dung mạo trẻ trung, đạo mạo uy nghi. Ngài thuyết pháp đã mấy chục năm. Trước kia Ngài thường hay thuyết bộ kinh Hoa Nghiêm, nhưng nhiều năm sau này thì Ngài chỉ giảng một bộ kinh Vô Lượng Thọ vì bộ kinh Vô Lượng Thọ là cốt tủy của bộ kinh Hoa Nghiêm và Ngũ Đại Kinh. Ngài chuyên dẫn dắt chúng sanh tu niệm Phật. Đệ tử của Ngài vãng sanh rất đông.
Ngài là bằng chứng để cho chúng ta tin. Dù chúng ta không tin trí tuệ của Ngài thì cũng phải tin lời đại nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà và tin ông Phật trong tâm của ta. Chỉ cần chúng ta phát tâm niệm Phật thì trong một thời gian ngắn ta sẽ có câu trả lời thỏa đáng.
Kính thưa quý bạn! Người thế gian vì không an phận nên thân tâm của họ mới bị khổ. Còn người tu hành như chúng ta nếu không an phận trong vấn đề tu học kinh sách thì sẽ bị cái tham và phân biệt chấp trước làm chướng ngại, rốt cuộc tu cả đời chỉ uổng công.
Gửi ý kiến của bạn