I. Hai Mẹ Con Linh Chiếu

21 Tháng Năm 20144:35 SA(Xem: 9696)
A/Tiểu sử : Chúng ta chỉ biết tiểu sử của họ qua tiểu sử của Bàng Uẩn. Bàng phu nhân tên họ là gì, quê quán ở đâu cũng không ai biết. Gia đình họ có bốn người : hai vợ chồng, một con gái là Linh Chiếu, một con trai, tên là gì cũng không ai hay. Bàng cư sĩ sau khi tham Thạch Đầu và Mã Tổ triệt ngộ rồi về dạy lại cho vợ con. Đời Đường Đức Tông, năm Trinh Nguyên (785-804) đem tất cả tài sản vứt xuống sông Tương Giang, có sách lại nói là Động Đình Hồ. Tại đời Ninh Tông (806-820) di chuyển gia đình tới Tương Hán, làm ruộng ở chân núi Lộc Môn Sơn. Sau lại về Quách Tây tiểu xá, Linh Chiếu làm nghề đan tre, bện rổ để sinh sống.

B/Công án.
1-Một hôm, bạn thiền của Bàng Uẩn là Đơn Hà Thiên Nhiên, cơ phong sắc bén ít người địch được đến thăm, vậy mà Linh Chiếu dám vuốt râu hùm.

Thiên Nhiên thấy Linh Chiếu đang ngồi nhặt rau bèn hỏi :
-Cư sĩ có nhà không ?

Linh Chiếu bỏ rổ rau xuống đứng dậy. Thiên Nhiên lại hỏi :
-Cư sĩ có nhà không ?

Linh Chiếu nhấc rổ rau lên, bỏ đi.
(Thiền cơ)

Câu hỏi ‘Cư sĩ có nhà không ?’ lần thứ nhất hàm ý cư sĩ có thể ở nhà, có thể không ở nhà. Lần thứ hai có nghĩa là cư sĩ (chỉ tự tánh) không chỗ nào là không ở. Linh Chiếu bỏ rổ rau xuống, đứng lên biểu thị đây là hư không vô tướng, lão bá có thấy không ?

Đơn Hà không biết được gì, đành lập lại câu hỏi :
-Cư sĩ có nhà không ?

Linh Chiếu nhấc rổ rau lên rồi đi, ý nói :
-Cái này (tự tánh) vốn không trú, còn hỏi nữa làm gì ?

Đơn Hà chỉ đành đi về.
Linh Chiếu đem chuyện này kể cho Bàng cư sĩ nghe. Cư sĩ hỏi :
-Đơn Hà có đây không ? (Há chẳng phải vô tướng sao ?)
-Đi rồi ! (Chim bay trên trời đâu để lại vết tích gì ?)

Cư sĩ phê bình :
-Lấy sữa bò đổ trên đất nung. (Nay còn hình bóng không?)

Về sau Cao đài chủ có bài thi nói về chuyện này :
Khi Đơn Hà hỏi, Cô gái khoanh tay.
Đang khi do dự, thỏ chạy chim bay
Ai kẻ chứng minh ? Trong am ông lão
Đổ sữa đất nung, chẳng muốn thày lay.
(Hồng Khải Tung)

Đơn Hà Thiên Nhiên đâu dễ dàng bỏ qua. Một hôm ông lại ghé thăm Bàng cư sĩ. Hai người gập nhau ở cửa. Đơn Hà lại hỏi :
-Cư sĩ có nhà không ?

Rõ ràng là biết rồi còn hỏi, thật là coi lão Bàng chẳng ra gì !
-Đói chẳng lựa thức ăn.

Bàng cư sĩ cũng chẳng chịu kém, là con gái tôi làm phiền ông, đâu phải tôi.
Đơn Hà đành phải đổi giọng :
-Lão Bàng có nhà không ?

Chẳng ngờ Bàng cư sĩ nói :
-Trời xanh ! Trời xanh !

Rồi bỏ vào trong nhà, mặc kệ Đơn Hà.
Đơn Hà cũng kêu lên :
-Trời xanh ! Trời xanh !

Rồi tự mình về nhà.

2-Một hôm Bàng cư sĩ và Linh Chiếu đi bán rổ, khi xuống cầu vì sức yếu hay vì vô ý ngã lăn trên đất. Linh Chiếu đứng một bên thấy bố ngã, bèn chạy đến nằm xuống bên cạnh. Bàng lão nghĩ con mình thật kỳ lạ, bố ngã không lại nâng dậy mà lại đến nằm một bên, bèn hỏi :
-Con làm gì vậy ?
-Thấy bố ngã nên đến nâng dậy.

Bàng cư sĩ ngồi dậy rồi liền khảo nghiệm con gái :
-Cổ nhân nói : ‘Sáng sáng trăm đầu cỏ, sáng sáng ý tổ sư’, con giải thích thế nào ?
-Chẳng kể nói thế nào, nhưng bố đã già rồi còn nói như vậy !
-Con cứ nói coi !

Linh Chiếu nghiêm mặt nói :
-Sáng sáng trăm đầu cỏ, sáng sáng ý tổ sư !

Bàng cư sĩ liền cười.
(Thiền Nam, Thiền Bắc)

Thiền không phải là huyền bí. Xanh xanh tạp trúc đều là pháp thân, xum xuê hoa vàng thẩy đều bát nhã, đều rõ ràng biểu thị yếu chỉ của Thiền. Về sau Hoặc Am làm bài kệ khen ngợi:
Ngàn dậm không mây, ngân hà lớn
Huyền lộ rộng rãi từ từ qua
Trí lượng ông bố đã hiếm có
Trên đầu con gái toả quang hoa.

3-Một hôm, Bàng cư sĩ đang ngồi một mình bỗng nói :
-Khó, khó, khó, mười tạ dầu mè trên cây vuốt.

Ý là học Phật, tu đạo rất khó tương tự như đem dầu mà vuốt lên cây cột có được không ? Cứ vuốt dầu lại chẩy xuống. Tại sao khó ? Vì người tu trải qua nhiều kiếp có tập quán chấp tướng, gập thuận cảnh thì cười ha hả, gập nghịch cảnh thì ưu sầu, khổ não. Kỳ thật các cảnh ấy đều là giả, là không cả. Người đời không biết cho đó là thật, giữ chặt không buông, do đó nói học đạo thật là khó. Thật ra có khó không ? Không khó. Tại sao ? Vì chúng ta vốn là Phật, không phải là biến phàm phu thành Phật. Chỉ cần chúng ta đừng bị mê bởi cái giả của ngoại cảnh, tâm thường giác thì là Phật vậy. Do đó Lục tổ nói :
-Niệm trước mê là phàm phu, niệm sau giác là Phật.

Bàng phu nhân nói :
-Dễ, dễ, dễ, trên đầu trăm cỏ ý tổ sư.

Ý là học Phật, tu đạo dễ, trong cả mọi sự việc, lìa cả mọi sự việc, lúc đó còn có cái gì ? Tâm không là ý tổ sư vậy. Đó cũng là ý của kinh Kim Cương :

Nếu thấy mọi tướng là không tướng thì thấy Như Lai.

Nếu lìa tất cả mọi tướng thì sự sự, vật vật đều là đại đạo còn có gì khó chứ ? Cho nên muốn học Phật, thành đạo không khó, đừng sợ vì chúng ta vốn là Phật. Chỉ cần buông bỏ tất cả xuống, cái tâm niệm thanh tịnh ấy không phải là Phật thì là cái gì ?

Nhưng Bàng cư sĩ và phu nhân một người nói khó, một người nói dễ là còn chấp, chưa phải là cứu cánh, vì chân trí thì một pháp chẳng lập. Nói khó không đúng, nói dễ cũng không đúng. Do đó con gái của hai người là Linh Chiếu nói :

-Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, đói thì ăn, mệt thì ngủ, là quét đi vết tích của khó và dễ, quét đi mọi chấp trước đói ăn, mệt ngủ tự do, tự tại, an nhiên thọ dụng. Đó mới chính là Thiên Chân Phật.
(Phật pháp tu chứng tâm yếu)

4-Một gia đình đáng yêu, sống trong bầu không khí Thiền duyệt ai nỡ buông bỏ ? Nhưng mà họ không có một ý tham luyến nào, nói đi là đi, tự do, tự tại. Trước tiên là Bàng cư sĩ muốn đi, bèn bảo con gái :
-Ta định nhập diệt vào chính ngọ.

Bèn sai cô ra coi mặt trời lên tới đâu. Cô con gái quay lại thưa :
-Đã gần tới chính ngọ rồi, nhưng có nhật thực.

Ông ra ngoài coi thì không có nhật thực gì cả. Khi trở vào phòng thì thấy con gái ngồi ở chỗ của mình mà đã đi rồi. Ông bèn cười nói :
-Con gái ta thật lanh lợi !

Qua bẩy ngày sau, Chân Mục Vu Công đến thăm bệnh, ông nằm gác đầu trên gối Vu Công mà mất. Bà vợ thấy chồng và con gái đều đi, bèn chạy ra đồng báo tin cho con trai. Con trai nghe tin bố và em đều đi, bèn đứng dựa vào cái bừa mà hoá. Bà vợ nói :
-Các ngươi đều vậy !

Rồi lo việc chôn cất.
(Minh tâm kiến tánh thoại thiền tông)

Công án này có nhiều tính cách truyền kỳ. Một vị cư sĩ có thể chứng đạo đã là khó, lại còn làm cho cả gia đình đều vượt lên sanh tử, thật không đơn giản. Hai vợ chồng già thời gian tham ngộ hẳn lâu, nhưng cô con gái đang tuổi thanh xuân mà cũng đạt được cảnh giới ấy. Câu chuyện này chứng minh hai điều :
a/Thiền là đốn chứ không tiệm.
b/Thiền không phải cứ ngồi mà tham.

5-Bàng phu nhân một hôm lên chùa thiết trai cúng dường. Duy na bảo bà hồi hướng công đức. Bà giơ chiếc lược lên, cắm vào búi tóc và bảo :
-Đã hồi hướng xong !

Bàng bà ngày đó hành động xa lìa quá khứ, tương lai đã hoàn thành công đức viên mãn, làm gì có công đức để được, để hồi hướng ? Tất cả đều là tác dụng của tánh, làm gì có công đức với chẳng công đức mà hồi hướng ?
Từ Ái Thâm thiền sư có bài kệ ca tụng :
Bàng bà cầm lược cài vào đầu
Chuyện này trên đời có nhiều đâu ?
Muôn vạn đời sau còn bàn tán
Ngưỡng mộ người xưa phải cúi đầu.

6- Sau khi chon cất mọi người trong gia đình, Bàng phu nhân có lưu lại một bài kệ. Hành trạng sau này của bà ra sao thì không ai biết.
Ngồi đứng nằm đi chẳng mấy kỳ
Đâu bằng bà Uẩn duỗi tay đi
Hai tay dang rộng không chạm đá
Tung tích tuyệt không để lại gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Bài mới nhất
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000