XXIX. Bát thuần khảm

20 Tháng Năm 201411:29 CH(Xem: 11586)
XXIX - BÁT THUẦN KHẢM
Bát thuần khảm

A - Giải Thích Cổ Điển.

1) Toàn quẻ :

- Vật lý không thể quá mãi được, hễ quá rồi tất nhiên sụp vào hiểm. Do đó sau quẻ Đại Quá tiếp đến quẻ Khảm.

- Tượng hình bằng trên dưới đều Khảm, là hiểm nguy, vì mỗi quái hào dương bị hai hào âm vây. Tuy nhiên, dương ở chính giữa,là sẵn có lòng tín thực, tuy ở giữa hiểm mà vẫn giữ bền tín thực thì sẽ thoát khỏi hiểm.

2) Từng hào :

Sơ Lục : âm nhu lại ở dưới cùng, ví như người sụp hầm, càng vùng vẫy càng nguy. (Ví dụ Louis XVI đã bị cách mạng vây hãm, không biết phận còn mưu đồ tái lập quân quyền).

Cửu Nhị : dương cương đắc trung, ở thời Khảm cũng khó lòng tránh được nạn. Duy chỉ có cách tích luỹ thiện hạnh, tuy chưa ra khỏi được hiểm nhưng cũng không rơi xuống thêm sâu. (ví dụ thời Lê mạt kiêu binh làm loạn, tham tụng Bùi huy Bích không đủ tài trị loạn nhưng là người đôn hậu, ai cũng nể vì, nên qua cơn loạn mà thân danh đều toàn).

Lục Tam : bất trung bất chính, lại ở thế trên hiểm dưới hiểm, tất nguy. (Ví dụ Nguyễn hữu Chỉnh bị kẹt giữa Tây Sơn và sĩ phu Bắc hà, không biết tội cõng rắn cắn gà nhà, còn làm oai làm phước).

Lục Tứ : đắc chính lại gần Cửu Ngũ, tượng như bậc đại thần gần vua. Trong thời Khảm, không đủ sức dẹp loạn, nhưng vẫn giữ lòng thành thực và biết dùng quyền biến khéo léo, có thể có kết quả tốt. (Ví dụ Địch Nhân Kiệt khi Võ Hậu tiếm ngôi, vẫn ở tại chức, khéo vận động, nên sau khôi phục được nhà Đường).

Cửu Ngũ : ở vị chí tôn và dương cương, lại ở thời Khảm đã quá nửa. Có thể thoát khỏi hiểm và lập lại trật tự. (Ví dụ Trịnh Tùng, thừa hưởng cơ nghiệp của Trịnh Kiểm, đánh bại nhà Mạc)

Thượng Lục : ngu tối, lại ở lúc hiểm cực, tất nguy. (Ví dụ Mạc mậu Hợp khí thế nhà Mạc đã hết, còn say mê tửu sắc, nên bị Trịnh Tùng bắt giết).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Khảm :

Lời giải thích cổ điển rất rõ ràng, không có gì phải bàn thêm. Điều xấu, báo hiệu nguy hiểm trùng trùng, vừa ở ngoài vừa ở trong, như tình trạng nước Pháp năm 1793, nội loạn ở Vendée và ngoại xâm biên giới.

2) Bài học :

Tuy nhiên, thánh nhân cũng dậy cho ta biết cách thoát hiểm. Hai hào đắc trung là Nhị và Ngũ đều có tính cách dương cường, quang minh chính đại có khả năng thoát hiểm. Bằng cách nào? bằng sức mạnh của dòng nước chẩy siết không ngừng (khảm) tượng trưng cho lòng kiên trì giữ vững chính đạo, không ngại gian lao.

- Áp dụng vào việc dụng binh, ngay trong lúc bại trận, vẫn không nao núng vững tin ở thắng lợi cuối cùng. Đó là thái độ của Trấn thủ Độ với câu nói bất hủ: “Đầu tôi còn thì xã tắc còn, bệ hạ không lo”. Đó là thái độ của Dalton với câu trấn an Quốc Hội và nhân dân:”De l’audace, encore de l’audace, toujours de l’audace, et la France est sauvée “.

- Áp dụng vào địa hạt kinh tế, là trong lúc nền kinh tế suy sụp, các xí nghiệp lần lượt bị phá sản, vẫn không rối trí, tìm biện pháp thích nghi để cứu vãn tình thế, như tổng thống Roosevelt đã làm với chính sách New Deal sau cuộc đại khủng hoảng năm 1930.

- Áp dụng vào tình trạng người Việt lưu vong, sau khi bị tủi nhục về biến cố 1975 còn phải đối phó với bao nhiêu trở ngại ở nơi đất khách quê người: ngôn ngữ và phong tục bất đồng, kỳ thị chủng tộc, con cháu càng ngày càng quên gốc,v.v. ở trong cảnh đó nếu ta bói được quẻ Khảm cũng chẳng có chi làm lạ và đáng lo sợ. Trái lại, ta phải phấn chấn chiến đấu để một mặt thích ứng với cuộc sống mới, một mặt khác luôn luôn nhớ về nước cũ, và tích cực trong mọi hoạt động để cho công cuộc phục quốc được chóng thành công.

Đó là bài học quẻ Khảm, một bài học vô cùng phấn khởi khi người bói lâm vào một tình trạng nguy khốn, tưởng như vô phương cứu chữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2024(Xem: 155)
Sự đóng góp của giới nho sĩ trải qua các biến cố lịch sử.
15 Tháng Bảy 2024(Xem: 461)
Những định luật lịch sử
15 Tháng Hai 2024(Xem: 1476)
02 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2575)
27 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2573)
Hội nhập | Ghi Danh
KHÁCH VIẾNG THĂM
1,000,000